Webinar là gì? 3 nhà cung cấp webinar nổi tiếng

Thời đại công nghệ phát triển, người dùng ở khắp nơi trên thế giới vẫn có thể kết nối được với nhau bằng rất nhiều công cụ và hình thức hiện đại, một trong số đó là webinar. Vậy webinar là gì? Zoom webinar là gì? Cách sử dụng webinar như nào?...Tất cả đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan webinar là gì?

1.1 Webinar là gì?

Webinar là gì? Webinar được hiểu là một hội thảo trực tuyến được diễn ra trên nền tảng website. Và những thành viên trong hội thảo sẽ được kết nối với nhau thông qua internet. Với webinar, người thuyết trình có thể thực hiện những thao tác như trình chiếu slide, tương tác với những người tham gia, thậm chí có thể mời các thành viên khác vào cuộc họp.

Ngoài việc cung cấp những tính năng cơ bản của một cuộc họp thông thường, webinar còn cho phép những người tham gia có thể đặt câu hỏi cho người chủ trì hoặc người thuyết trình. Ngoài ra webinar còn có mục Q&A xuất hiện vào cuối chương trình, các thành viên sẽ được cởi gỡ tất cả những thắc mắc trong suốt quá trình tham gia hội thảo.

Webinar là gì?
Webinar là gì?

1.2 Những hình thức webinar phổ biến

Có hai hình thức webinar phổ biến nhất hiện nay đó là ghi sẵn và phát trực tiếp, cụ thể như sau:

  • Trực tiếp: Hình thức này sẽ diễn ra tại đúng thời điểm mà cuộc họp, hội nghị…được diễn ra ngoài đời thực. Với hình thức này bạn có thể trao đổi trực tiếp với các thành viên hoặc khán giả ngay tại thời điểm phát sóng chương trình. Thông thường những đơn vị truyền thông hoặc các hội nghị sẽ áp dụng hình thức webinar này để cập nhật tin tức nhanh nhất đến với mọi người.
  • Ghi sẵn: Với hình thức webinar ghi sẵn, các video về cuộc họp, tin tức sẽ thu từ trước đó và được phát lại. Điều này đồng nghĩa với việc người xem sẽ không thể tương tác, gửi câu hỏi hay thực hiện bất cứ hành động gì khác trong lúc phát chương trình. Hình thức webinar này thường được áp dụng để quay bài học, buổi chia sẻ kiến thức, bản tin... Khách hàng có thể chủ động theo dõi lại bất cứ thời điểm nào.

Xem thêm: Web portal là gì? Những tính năng nổi trội của web portal 

2. Tính năng nổi bật của webinar là gì?

Nếu bạn vẫn chưa biết tính năng của webinar là gì, sau đây là những tính năng nổi bật mà bạn có thể tham khảo

- Trình chiếu slide: Sử dụng webinar người tổ chức cuộc họp có thể thực hiện trình chiếu slideshow một cách đơn giản và thuận tiện như ngoài đời thực.

- Stream video: Người chủ trì cuộc họp có thể trình chiếu video có sẵn hoặc trong kho lưu trữ tại các kênh video nổi tiếng.

- Tương tác trực tiếp với khán giả: Mọi người trong cuộc họp có thể tương tác với nhau thông qua VolP (Công nghệ truyền tiếng nói).

- Ghi âm: Webinar cho phép người dùng ghi âm lại tất cả diễn biến của cuộc họp từ hình ảnh đến âm thanh.

- Chat: Ngoài tính năng nói chuyện, webinar còn có hộp chat dành cho mọi người nhắn gửi câu hỏi vào đó.

- Khảo sát: Một vài nhà cung cấp webinar còn tích hợp tính năng bảng khảo sát để thu thập ý kiến khán giả có trong buổi họp.

- Chỉnh sửa: Người tổ chức hoặc chủ trì buổi họp có thể dùng chuột đánh dấu trên màn hình.

Mỗi một đơn vị cung cấp dịch vụ webinar đều trang bị những tính năng riêng phù hợp với từng nhóm khách hàng mà họ hướng tới. Nhưng nhìn chung khi sử dụng webinar trước mỗi buổi họp các thành viên sẽ nhận được mail thông báo thời gian cụ thể đi kèm link dẫn.

Khi đến thời gian họp, các thành viên sẽ tiến hành “gọi’ vào cuộc họp theo đường link đã được cung cấp trước đó để tham gia. Trong một vài trường hợp các thành viên sẽ được gửi mật khẩu và cần nhập đúng mật khẩu mới được vào phòng. Điều này nhằm hạn chế tối đa sự xuất hiện của những vị khách không mời, đảm bảo tính riêng tư và bảo mật của toàn bộ cuộc họp.

Tính năng nổi bật của webinar là gì?
Webinar có thể tương tác và khảo sát khán giả

3. Những lĩnh vực nên sử dụng webinar là gì?

Với những tính năng ưu việt kể trên, webinar đang được rất nhiều công ty, doanh nghiệp ứng dụng vào quá trình kinh doanh của mình, sau đây là những ngành nghề nên ưu tiên sử dụng webinar.

3.1 Webinar dành cho giáo dục

Có lẽ ngành giáo dục là ngành rất cần sử dụng webinar để phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình. Đặc biệt là sau tình hình dịch kéo dài việc ứng dụng webinar vào giáo dục gần như là điều tất yếu để thích nghi với những sự thay đổi của xã hội. Sử dụng webinar các giáo viên và học sinh, sinh viên trên toàn cầu có thể gắn kết lại với nhau để tham dự các bài giảng, tiết kiệm được rất nhiều chi phí đi lại như cách truyền thống trước đây.

3.2 Webinar dành cho đào tạo nhân viên

Cũng giống như webinar dành cho giáo dục, webinar còn có thể ứng dụng cho những buổi đào tạo nhân viên từ xa. Điều này phù hợp với những công ty doanh nghiệp có độ phủ sóng rộng, nhiều chi nhánh. Thay vì điều động các nhân viên đến các chi nhánh, công ty có thể sử dụng webinar để đào tạo từ xa vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian và chi phí.

Những lĩnh vực nên sử dụng webinar là gì?
Webinar có thể dùng để đào tạo nhân viên

3.3 Webinar cho marketing 

Hiện nay, webinar được sử dụng rất nhiều trong marketing, không chỉ những doanh nghiệp lớn mới sử dụng webinar mà ngay cả những công ty doanh nghiệp nhỏ cũng đã bắt đầu ứng dụng webinar vào các chiến dịch marketing của mình. Với webinar doanh nghiệp có thể tổ chức những buổi hội thảo, giới thiệu những sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp…Sử dụng webinar các công ty doanh nghiệp có thể giảm thiểu được chi phí thuê mặt bằng tổ chức ngoài ra cách này cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

4. Phân biệt zoom webinar và zoom meeting 

Khá nhiều người nhầm lẫn giữa zoom webinar và zoom meeting bởi lẽ hai hình thức này có khá nhiều điểm tương đồng với nhau về mặt tính năng. Tuy nhiên đây lại là hai khái niệm khác biệt về cả mục đích lẫn chi phí, cụ thể:

 Zoom webinarZoom meeting
Mục đíchĐược sử dụng để tổ chức những hội thảo, sự kiện và chỉ có một vài người giao lưu với khán giả.Là giải pháp dịch vụ hội nghị trực tuyến thu hút nhiều người tham gia và có thể giao lưu trực tuyến với nhau.
Tính năng nổi bật

- Chỉ có người chủ trì hoặc tổ chức cuộc họp mới có quyền chia sẻ video.

- Chỉ người chủ trì hoặc tổ chức cuộc họp mới theo dõi được người tham gia.

- Bất cứ ai cũng có thể chia sẻ video.

- Bất cứ ai cũng có thể theo dõi người trong zoom meeting.

Trường hợp sử dụngSử dụng cho các sự kiện lớn, số lượng người tham dự có thể lên đến 50 người hoặc hơn.Thường để sử dụng họp nhóm, họp khối, họp cá nhân…nhìn chung là quy mô nhỏ.
Chi phíCó miễn phí và trả phí.Có miễn phí và trả phí.
Nhìn chung, zoom webinar và zoom meeting có khá nhiều khác biệt về mặt tính năng, nếu bạn muốn tìm giải pháp gắn kết cộng đồng thì zoom meeting sẽ rất phù hợp cho bạn, ngược lại nếu bạn muốn giải pháp chuyên nghiệp, riêng tư hãy chọn zoom webinar.

5. Những nhà cung cấp webinar nổi tiếng

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng webinar sau đây là 3 công ty cung cấp dịch vụ webinar uy tín chuyên nghiệp nhất hiện nay.

- GoToWebinar: Đây là một trong những công ty cung cấp nền tảng webinar được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Nền tảng này cho phép người dùng dùng thử trong 30 ngày và số lượng người tham gia cuộc họp có thể lên đến 100 người. 

Chi phí: 104$.

- AnyMeeting.com: Mặc dù không có quy mô lớn như GoToWebinar nhưng AnyMeeting.com cũng được trang bị đầy đủ những tính năng, tích hợp mạng xã hội, chia sẻ màn hình tốt cùng nhiều công cụ quản lý khác.

Chi phí: 48$/ tháng.

- Zoom.us/webinar: Nền tảng này cho phép người chủ trì cuộc họp có thể tổ chức trong 40 phút với số lượng người lên đến 400 người. Tuỳ vào những yêu cầu mà bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ phù hợp.

Chi phí: Từ 15$/ tháng.

Những nhà cung cấp webinar nổi tiếng
Zoom.us/webinar là nhà cung cấp nổi tiếng

Kết luận

Có thể thấy webinar là một trong những giải pháp công nghệ khắc phục được rất nhiều vấn đề bất cập như chi phí, đi lại và mặt bằng…Có hai hình thức webinar phổ biến là phát trực tiếp hoặc ghi lại. Tuỳ vào mục đích sử dụng của mỗi người mà có thể chọn loại hình phù hợp.

Có 3 công ty cung cấp webinar nổi tiếng nhất là: GoToWebinar, AnyMeeting.com,  Zoom.us/webinar … Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo những nền tảng webinar khác để cân bằng chi phí và chức năng.

Hy vọng tất cả những thông tin có trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn webinar là gì, sự khác biệt giữa zoom meeting và zoom webinar là gì? cùng nhiều thông tin hữu ích khác. Hẹn gặp lại các bạn tại những bài chia sẻ tiếp theo tại blog của Sapo.vn.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM