Facebook không chỉ là mạng xã hội giải trí mà còn là kênh bán hàng, quảng cáo cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân và shop kinh doanh online vẫn thường xuyên mắc lỗi sử dụng các từ vi phạm chính sách Facebook, dẫn đến việc quảng cáo không được duyệt, thậm chí tài khoản bị khóa. Nếu bạn đang kinh doanh online hoặc chạy quảng cáo trên Facebook, việc nắm rõ danh sách những từ ngữ "nhạy cảm" này là điều cần thiết.
Trong bài viết dưới đây, Sapo sẽ tổng hợp các từ vi phạm chính sách Facebook và cách tránh lỗi vi phạm để việc chạy quảng cáo luôn đạt hiệu quả cao.

1. Danh sách các từ vi phạm chính sách facebook cần tránh
1.1. Các từ liên quan đến lĩnh vực y tế, sức khỏe
Facebook quản lý nghiêm ngặt các nội dung trong lĩnh vực y tế để tránh lan truyền thông tin sai lệch hoặc gây lo ngại cho người dùng. Do đó, có nhiều nhóm từ khóa thuộc lĩnh vực này nằm trong danh sách cấm, bao gồm:
- Từ mô tả tình trạng sức khỏe: mụn, sẹo, yếu sinh lý, giảm cân, tăng cân, béo phì
- Từ nhắc đến bộ phận cơ thể: gan, tim, xương khớp, máu
- Tên các loại bệnh: Viêm xoang, bệnh tim, bệnh phổi, trầm cảm
- Từ liên quan đến người bệnh hoặc người điều trị: bệnh nhân, bệnh nhi, Bác sĩ chữa bệnh, bác sĩ điều trị.
- Từ liên quan đến dịch vụ y tế: phòng khám bệnh, thực phẩm chức năng
- Từ ngữ mang tính tiêu cực, gây hoang mang: đau đớn, tuyệt vọng, chết chóc, tự tử, tử nạn.
- Một số từ cấm khác: Nôn mửa, kinh nguyệt, tiểu tiện, đại tiện, khuyết tật, khiếm khuyết, bệnh dịch, căn bệnh.

1.2. Các từ ngữ bị cấm liên quan đến tài chính và tiền tệ
Tài chính là lĩnh vực nhạy cảm và thường bị các đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo. Vì thế, để bảo vệ người dùng, Facebook cấm các quảng cáo có sử dụng những cụm từ như:
- Vay vốn, vay tiền, vay tín chấp, vay tín dụng
- Tiền tệ, tài chính, tài khoản ngân hàng
- Lãi suất, phí, chi phí vay
- Chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư
- Thuế, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng
- Cho vay vốn, hỗ trợ tài chính
- Giải ngân, thanh toán trả góp

1.3. Các từ ngữ có chữ thành phần hóa học và hóa chất
Các shop kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hoặc sản phẩm y tế khi chạy quảng cáo Facebook cần đặc biệt cẩn trọng với những từ ngữ đề cập đến hoạt chất hoặc thành phần hóa học, bao gồm:
- Chất gây nghiện, ma túy
- Vitamin
- Omega, axit amin, glucose,…
- parabens, silicon
- Chất xơ, thành phần dược liệu…
Việc sử dụng các thuật ngữ về thành phần này trong quảng cáo có thể tạo cảm giác sản phẩm có hiệu quả khoa học vượt trội mà chưa được kiểm chứng, gây hiểu nhầm về công dụng sản phẩm cho khách hàng. Chính vì thế, chúng được đưa vào danh sách từ cấm của Facebook.

1.4. Các từ mang tính phân biệt đối xử
Facebook đề cao sự tôn trọng và công bằng giữa tất cả mọi người và cộng đồng người dùng Facebook. Bất kỳ từ ngữ nào thể hiện sự phân biệt dựa trên giới tính, chủng tộc, tuổi tác hay hoàn cảnh xã hội đều sẽ bị cấm sử dụng, chẳng hạn như:
- Chủng tộc, người dân tộc, người da đen, người da trắng, người da vàng
- Dành cho người đồng tính, lesbian, gay, bisexual
- Dành riêng cho nam/nữ
- Người già, dưới x tuổi, trên x tuổi…
- Người nghèo, người giàu, nợ nần
- Vô gia cư, mồ côi
Những từ ngữ này khi sử dụng trong quảng cáo sẽ mang tính xúc phạm và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Do đó, để tránh vi phạm, hãy thay thế bằng những cụm từ trung lập như “khách hàng” hay “người dùng” để đảm bảo quảng cáo thân thiện và an toàn với khách hàng.

1.5. Các từ ngữ mục đích đào tạo nghề nghiệp, việc làm, cho thuê
Nếu quảng cáo thuộc lĩnh vực tuyển dụng, giáo dục hoặc nhà đất, bạn cần tránh sử dụng những cụm từ dễ gây hiểu nhầm hoặc mang tính giật gân như:
- Bảo đảm việc làm, lương cao, thăng tiến nhanh,...
- Tốt nhất, uy tín nhất,...
- Chỉ còn X suất, duy nhất trong ngày hôm nay,...
- Đăng ký ngay, học ngay, có việc làm ngay,...
- Miễn phí hoàn toàn, học phí 0 đồng,...
- Kiếm tiền nhanh chóng, thu nhập cao, lợi nhuận khủng,...
- Cho thuê văn phòng, nhà ở giá rẻ, sổ đỏ, sổ hộ khẩu…

1.6. Các từ liên quan đến camera theo dõi, an ninh
Facebook không cho phép quảng cáo các sản phẩm liên quan đến thiết bị giám sát, camera theo dõi. Vì thế, các từ ngữ liên quan đến sản phẩm này sẽ bị cấm, chẳng hạn:
- Camera theo dõi, camera giám sát
- Thiết bị nghe lén, định vị, hệ thống giám sát
- Công nghệ ngụy trang
- Công cụ nghe trộm
Nếu bạn kinh doanh các sản phẩm này, cần cân nhắc cách tiếp cận trên nền tảng khác vì Facebook sẽ từ chối và không phê duyệt nội dung hay quảng cáo liên quan đến nội dung này.

1.7. Các từ ngữ mang tính chất cam kết, phóng đại
Những từ ngữ mang hàm ý cam kết 100% hiệu quả, bảo đảm thành công hay chữa khỏi hoàn toàn đều vi phạm chính sách bởi Facebook cho rằng những nhóm từ này mang tính lừa dối và không có cơ sở căn cứ. Một số ví dụ:
- Cam kết trị dứt điểm
- Đảm bảo chữa khỏi, hết bệnh 100%
- Giảm cân thần tốc, giảm x cân trong x tháng
- Chắc chắn thành công
- Tuyệt đối hiệu quả
- Bảo hành trọn đời
- Trị mọi vấn đề
- Hiệu quả 100%

1.8. Các từ ngữ mang tính bạo lực hoặc nhạy cảm
Để bảo vệ trải nghiệm người dùng, đặc biệt là người dùng dưới 18 tuổi, Facebook cấm tất cả nội dung chứa ngôn từ kích động, bạo lực hoặc các từ liên quan đến nội dung “người lớn”. Ví dụ về các từ bị cấm:
- Máu me
- Bạo lực
- Hành hung
- Khủng bố
- Kích động
- Căm thù.
- Đánh, giết, tự tử
- Khiêu dâm
- Gợi dục, tình dục, sản phẩm hỗ trợ tình dục

2. Một số nội dung khác khiến nội dung quảng cáo bị hạn chế
Ngoài các từ ngữ vi phạm chính sách đã liệt kê ở phần trên, Facebook còn có những quy định nghiêm ngặt đối với nội dung quảng cáo. Vì thế, dù bạn đã tránh dùng các từ bị cấm, quảng cáo vẫn có thể bị từ chối, giới hạn tần suất hiển thị, thậm chí khóa tài khoản nếu vi phạm một số điều sau:
2.1. Sử dụng hình ảnh nhạy cảm để quảng cáo sản phẩm
Việc dùng hình ảnh quá gợi cảm, phô bày cơ thể, lộ da thịt hay các bộ phận nhạy cảm đều không được phép trong quảng cáo. Các ngành thường gặp lỗi này là thời trang, spa, thẩm mỹ, mỹ phẩm, nha khoa, làm đẹp,... Hệ thống của Facebook có thể gắn nhãn là “nội dung người lớn” hoặc “không phù hợp với chuẩn mực văn hóa”, dẫn đến việc quảng cáo bị từ chối phê duyệt.
2.2. Hình ảnh mang tính chất so sánh “trước - sau”
Đây là lỗi phổ biến với các spa, thẩm mỹ viện hay phòng khám răng hàm mặt khi muốn chứng minh hiệu quả dịch vụ bằng hình ảnh so sánh trước và sau sử dụng. Mặc dù có mục đích tăng độ tin tưởng cho người xem, nhưng theo chính sách của Facebook, những nội dung mang tính so sánh kết quả bao gồm cả hình ảnh, văn bản hoặc video đều bị cấm.
Facebook cho rằng việc sử dụng hình ảnh “trước – sau” dễ gây hiểu lầm cho người dùng về công dụng thật sự của sản phẩm dịch vụ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.

2.3. Tài khoản có lịch sử vi phạm chính sách hoặc bị báo cáo
Ngay cả khi bạn đã tuân thủ từ ngữ và hình ảnh, quảng cáo vẫn có thể bị hạn chế nếu tài khoản của bạn có "lịch sử xấu". Nếu tài khoản quảng cáo từng nhiều lần vi phạm chính sách hoặc bị cảnh báo, Facebook sẽ đánh giá mức độ rủi ro cao hơn và dễ áp dụng hình phạt như giới hạn hiển thị, khóa quảng cáo, hoặc yêu cầu xác minh.
Ngoài ra, khi quảng cáo của bạn bị nhiều người dùng báo cáo, thuật toán của Facebook cũng sẽ rà soát và có thể đình chỉ hoặc giới hạn quảng cáo của bạn.
3. Cách tránh lỗi sử dụng các từ vi phạm chính sách Facebook
Để nội dung quảng cáo không bị từ chối hoặc giới hạn hiển thị, việc tuân thủ các chính sách của Facebook là điều bắt buộc. Bạn cần chủ động rà soát và điều chỉnh từ ngữ phù hợp trước khi chạy chiến dịch. Dưới đây là một số cách hiệu quả giúp bạn giảm thiểu rủi ro vi phạm và giúp tài khoản quảng cáo an toàn:
Sử dụng công cụ kiểm duyệt nội dung quảng cáo: Một bước quan trọng trước khi khởi chạy chiến dịch là kiểm tra kỹ nội dung quảng cáo. Bạn có thể thực hiện điều này thủ công hoặc tải các công cụ hỗ trợ như ATP Content tại đây. Phần mềm có khả năng phát hiện nhanh các cụm từ nhạy cảm hoặc vi phạm chính sách. Công cụ này giúp bạn lọc từ khóa không phù hợp, từ đó tinh chỉnh nội dung dễ dàng và tiết kiệm thời gian.
Tham khảo chính sách quảng cáo chính thức từ Facebook: Việc cập nhật thường xuyên và hiểu rõ các quy định quảng cáo từ chính nền tảng Facebook là một phương pháp quan trọng để tránh vi phạm. Trang Chính sách quảng cáo chính thức của Facebook cung cấp danh sách chi tiết về những nội dung và từ ngữ bị hạn chế. Khi nắm rõ những nguyên tắc này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc điều chỉnh nội dung để phù hợp, đồng thời tránh bị từ chối hoặc gián đoạn chiến dịch.
Rà soát lại nội dung trước khi đăng: Trong quá trình viết quảng cáo, đôi khi bạn có thể vô tình sử dụng từ ngữ bị hạn chế mà không nhận ra. Vì vậy, hãy dành thời gian đọc lại toàn bộ nội dung, kiểm tra kỹ từng phần trước khi đăng để đảm bảo không còn sót cụm từ vi phạm.
4. Hỏi đáp về các từ vi phạm chính sách Facebook
4.1. Hậu quả khi sử dụng những từ bị cấm trong quảng cáo facebook
Việc sử dụng các từ ngữ nằm trong danh sách vi phạm chính sách có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho các shop online, cụ thể:
- Bài viết có thể bị giảm khả năng hiển thị, mất tương tác, thậm chí bị ẩn
- Tài khoản Facebook có thể bị cảnh báo, khóa tạm thời hoặc bị khóa vĩnh viễn nếu vi phạm lặp lại.
- Quảng cáo bị từ chối phê duyệt, tài khoản quảng cáo có nguy cơ bị hạn chế hoặc vô hiệu hóa.
- Làm mất uy tín đến hình ảnh thương hiệu hoặc uy tín cá nhân trên nền tảng mạng xã hội.
Xem thêm: Cách gỡ vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng Facebook nhanh gọn
4.2. Danh sách những từ vi phạm chính sách facebook có thay đổi theo thời gian không?
Có, Facebook liên tục cập nhật và điều chỉnh các thuật toán cũng như chính sách nội dung nhằm xây dựng môi trường an toàn và tích cực cho người dùng. Vì vậy, danh sách các từ bị cấm cũng có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để tránh rủi ro khi chạy quảng cáo, bạn nên thường xuyên cập nhật các quy định mới nhất từ Facebook, đặc biệt trước khi lên chiến dịch.
4.3 Có thể sử dụng các từ bị cấm dưới dạng hashtag không?
Câu trả lời là không. Dù bạn sử dụng từ ngữ vi phạm dưới hình thức hashtag, ký hiệu đặc biệt, hệ thống của Facebook vẫn có thể phát hiện và xử lý vi phạm. Do đó, bạn nên tìm cách diễn đạt khác để tránh sử dụng các từ vi phạm chính sách Facebook.
Lời khuyên khi viết nội dung quảng cáo trên Facebook
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để giúp bạn xây dựng nội dung quảng cáo Facebook đạt hiệu quả cao và tránh tình trạng bị từ chối phê duyệt từ Facebook:
- Sử dụng từ ngữ trung lập, hạn chế đề cập đến những đặc điểm cá nhân như giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, thu nhập hoặc chủng tộc.
- Tránh viết “bạn” kèm theo các yếu tố nhạy cảm (ví dụ: "Bạn đang béo phì?", "Bạn có thu nhập thấp?") vì sẽ vi phạm chính sách phân biệt đối xử.
- Tập trung nhấn mạnh giá trị thực tế của sản phẩm, tính năng nổi bật hoặc giải pháp mà sản phẩm mang lại, thay vì những lời hứa hẹn phóng đại hoặc khẳng định tuyệt đối.
- Đầu tư tạo hình ảnh quảng cáo chất lượng cao, xây dựng nội dung mang tính chân thật để tạo dựng niềm tin với khách hàng và được thuật toán Facebook ưu tiên phân phối đến người dùng tiềm năng.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm rõ danh sách các từ vi phạm chính sách Facebook và có thêm những thông tin hữu ích để định hướng nội dung quảng cáo đúng chuẩn trên nền tảng này. Đừng quên theo dõi Sapo để cập nhật những kiến thức bổ ích về kinh doanh online trên Facebook hiệu quả nhé!