Thị trường mục tiêu là gì? Làm thế nào để lựa chọn thị trường mục tiêu?

Để sản phẩm bán chạy trên thị trường và được đông đảo khách hàng đón nhận thì việc xác định thị trường mục tiêu hay target market là một trong những bước quan trọng nhất. Vậy thị trường mục tiêu là gì và lựa chọn thị trưởng mục tiêu ra sao? Hãy cùng Sapo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu (Target Market) được hiểu là một nhóm khách hàng có cùng các đặc điểm chung như độ tuổi, vị trí, thu nhập và lối sống, sở thích,.. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế bao bì, đóng gói và tiếp thị sản phẩm. 

Ngoài ra, thị trường mục tiêu còn được hiểu là một nhóm khách hàng có chung nhân khẩu học và được công ty xác định là những người có nhiều khả năng mua sản phẩm / dịch vụ của mình nhất. Xác định thị trường mục tiêu là điều quan trọng đối với bất kỳ công ty nào trong việc phát triển và thực hiện một kế hoạch tiếp thị thành công.  

Những người tiêu dùng có cùng nhân khẩu học sẽ có xu hướng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ giống nhau. Ví dụ, những người thuộc nhóm thu nhập cao sẽ mua cà phê từ Starbucks thay vì The Coffee House. 

thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu là gì?

2. Xác định thị trường mục tiêu 

Xác định thị trường mục tiêu là một phần thiết yếu của kế hoạch phát triển sản phẩm, cùng với việc lập kế hoạch sản xuất, phân phối, giá cả và xúc tiến. Thị trường mục tiêu quyết định các yếu tố quan trọng về chính sản phẩm. Công ty có thể điều chỉnh một khía cạnh nào đó của sản phẩm, chẳng hạn như lượng đường trong nước giải khát, để sản phẩm đó thu hút nhiều người tiêu dùng hơn trong nhóm khách hàng mục tiêu của mình.

Mở rộng thị trường mục tiêu là cách hữu ích để công ty bạn tăng trưởng doanh thu nhanh chóng. Bên cạnh việc mở rộng thị trường ra quốc tế, công ty có thể cân nhắc việc mở rộng thị trường mục tiêu ở trong nước nếu nhận thấy sản phẩm của mình có sức hút mạnh.

Một khi thị trường mục tiêu được xác định, nó sẽ quyết định đến thiết kế bao bì, giá cả, khuyến mãi và phân phối của sản phẩm.

Ví dụ, một sản phẩm hướng đến nam giới sẽ không được đóng gói bằng nhựa màu hồng. Mỹ phẩm xa xỉ sẽ không được bán ở hiệu thuốc. Một đôi giày đắt tiền sẽ đi kèm với một chiếc túi dây rút vải hàng hiệu cũng như một hộp đựng giày. Tất cả những yếu tố đó là tín hiệu cho khách hàng mục tiêu biết rằng họ đã tìm thấy sản phẩm phù hợp.

Một sản phẩm có thể được dành riêng cho thị trường đại chúng hoặc một thị trường ngách - Thị trường này có thể là một nhóm rất nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu khi sản phẩm mới ra thị trường.

Ví dụ, hầu hết đồ uống có ga có thể hướng đến thị trường rộng, phổ biến. Coca-Cola đã phải mở rộng ra 200 thị trường ở nước ngoài để phát triển số lượng khách hàng của mình. Sản phẩm 5 Gatorade thuộc sở hữu của Pepsi Cola, nhưng thương hiệu này được định vị là đồ uống dành cho vận động viên. 

Xem thêm: Xác định khách hàng tiềm năng trong kinh doanh bán lẻ

3. Ví dụ về thị trường mục tiêu là gì ?

Công ty của bạn đang nỗ lực phát triển thương hiệu thời trang công sở ở Đà Nẵng. Đầu tiên, bạn cần xác định nhóm khách hàng nào sẽ sử dụng sản phẩm của minh nhiều nhất. Để làm được điều này, bạn cần tiến hành một số nghiên cứu để xác định thị trường mục tiêu chính của mình, từ đó bạn sẽ biết được rằng những người có khả năng mua sản phẩm của bạn là phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 55 sống ở Đà Nẵng, sở thích là yêu thích thời trang công sở, kín đáo, màu sắc nhã nhặn, nghề nghiệp là nhân viên văn phòng, đã có gia đình và thu nhập trên 15 triệu/tháng.

vai trò của thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu có vai trò vô cùng quan trọng

4. Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu?

Có một sai lầm mà nhiều người lầm tưởng đó là nghĩ rằng sản phẩm tốt và chất lượng tốt sẽ được đón nhận nồng nhiệt từ phía khách hàng. Nhưng sự thật là dù chất lượng có tốt đến đâu, nhưng nó chỉ phục vụ cho một nhóm khách hàng nhất định.

Do vậy, để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc, bạn nên xác định rõ mình đang bán cho ai và họ có những đặc điểm gì về tuổi tác, sở thích, nơi ở,.. Dựa vào đó bạn sẽ biết được thị trường mục tiêu của mình là gì.

Không những vậy, thị trường mục tiêu cón giúp bạn xác định nhu cầu của khách hàng để cải thiện sản phẩm / dịch vụ tốt hơn. Khi đó bạn có thể nhận diện các tính năng, tiện ích mà khách hàng mục tiêu hướng đến để phát triển theo hướng đó.

Việc biết rõ khách hàng tiềm năng và tập hợp họ lại thành thị trường mục tiêu sẽ giúp bạn hiểu được hành vi khách hàng, xem họ thường xuyên tương tác trên kênh nào (Báo in, mạng xã hội hay truyền hình) để bạn xác định kênh truyền thông phù hợp.

Ngoài ra, nhờ việc xác định thị trường mục tiêu bạn sẽ xác định được nhân tố chính khiến họ đưa ra quyết định mua hàng là gì và từ đó có thể tạo ra thông điệp thích hợp và dễ nhớ với khách hàng.

Xem thêm: Chiến lược tìm kiếm khách hàng tiềm năng

5. Tổng kết

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi “Thị trường mục tiêu là gì?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp để việc kinh doanh ngày càng phát triển hơn nữa. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Sapo Hub, công cụ giúp bạn phân nhóm và quản lý khách hàng tự động theo nhân khẩu học, hành vi mua sắm. Không những vậy, phần mềm Sapo Hub còn giúp bạn xây dựng chiến dịch Marketing cho từng nhóm khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM