SWOT là gì? Áp dụng mô hình SWOT trong kinh doanh như thế nào?

SWOT là mô hình vô cùng quen thuộc và được áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có kinh doanh. Vậy SWOT là gì, phân tích SWOT trong kinh doanh ra sao?  Bài viết này của Sapo sẽ cung cấp đến cho bạn các thông tin về SWOT nhé!

1. SWOT là gì?

Chắc hẳn mô hình SWOT đã không còn xa lạ với những người trong lĩnh vực kinh doanh. Mô hình này được biết đến như là một công cụ hữu ích, giúp bạn hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats), để từ đó bạn có thể xây dựng chiến lược phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu tốt hơn.

Thông qua việc phân tích SWOT, các yếu tố ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới cửa hàng của bạn sẽ dần được hé lộ. Khi phát triển kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng của mình, bạn nên phân tích mô hình SWOT, bởi đây là công cụ căn bản, mang lại hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể về những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới tình hình kinh doanh.
 

phan-tich-SWOT

SWOT là công cụ giúp bạn nhìn rõ mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu

2. Áp dụng mô hình SWOT trong kinh doanh như thế nào?

Việc phân tích SWOT mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích, trong đó có việc xác định được điểm mạnh mà cửa hàng bạn đang có cũng những điểm hạn chế cần khắc phục, từ đó, giúp bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh thông minh và hiệu quả. 

Vậy cụ thể 4 chữ cái S, W, O, T là gì và đóng vai trò như thế nào?

2.1. Strengths – Điểm mạnh

Đây chính là lợi thế mà Shop của bạn cần được phát huy triệt để. Điểm mạnh là những điểm nổi trội, độc đáo mà chỉ có riêng Shop bạn mới có. Điểm mạnh có thể nằm ở chất lượng dịch vụ, ý tưởng kinh doanh sáng tạo, mức giá cạnh tranh,.. Để xác định được điểm mạnh của Shop mình, bạn có thể trả lời một số câu hỏi như: Tại sao khách hàng lại chọn mua sản phẩm ở Shop mình? Sản phẩm bạn đang kinh doanh có ưu điểm gì nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh?

2.2. Weaknesses – Điểm yếu

Nói một cách dễ hiểu, điểm yếu chính là điều mà Shop bạn làm chưa tốt, cần được khắc phục. Việc tìm ra điểm yếu rất quan trọng, điều này giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, làm hài lòng khách hàng. Đối với điểm yếu, bạn nên có cái nhìn tổng quan ở cả hai khía cạnh chủ quan và khách quan. Bạn nên tham khảo từ nhiều người hoặc khảo sát khách hàng, để tìm ra những điểm yếu đang tồn tại mà bạn không biết.

2.3. Opportunities – Cơ hội

Để việc kinh doanh gặt hái được nhiều thành công hơn, thì việc nắm bắt cơ hội là vô cùng quan trọng. Cơ hội thường chỉ đến khi bạn thực sự sẵn sàng và chuẩn bị tốt. Bạn nên tìm hiểu xem có kênh khai thác khách nào mà mình chưa triển khai không? Hay đổi thủ của mình đang tận dụng kênh bán hàng nào để đem lại hiệu quả?

phan-tich-mo-hinh-SWOT

SWOT sẽ giúp bạn có một kế hoạch hành động thông minh

2.4. Threats- Nguy cơ

Nguy cơ chính là những điều bạn luôn cần lưu tâm, bởi những yếu tố này nếu không được giải quyết triệt để thì thường mang lại những ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh của Shop. Những nguy cơ rủi ro có thể đến từ biến động tình hình kinh tế - xã hội, dịch bệnh, thay đổi về chính sách bán hàng,..

3. Tổng kết

Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện tại, tình hình kinh doanh của nhiều Shop sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Các chủ Shop có thể áp dụng mô hình SWOT để phân tình những điểm mạng, điểm yếu, khó khăn và cơ hội trong thời gian sắp tới, để từ đó tối ưu lại cách quản lý bán hàng.  

Nắm bắt được khó khăn này, hiện nay có nhiều phần mềm quản lý bán hàng đáp ứng được nhu cầu của các chủ Shop như: Quản lý kho hàng, quản lý khách hàng, theo dõi tình hình kinh doanh,..Sapo hy vọng rằng, với những thông tin trên, bạn sẽ tìm ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho cửa hàng của mình trong mùa dịch này.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM