Hành vi người tiêu dùng thay đổi như thế nào trước những biến động của dịch Covid và thị trường?

Thực tế cho thấy, hành vi người tiêu dùng sẽ thay đổi bởi nhiều yếu tố và trong thời điểm hiện tại, tác động của dịch bệnh ở nhiều quốc gia trên thế giới và biến động của thị trường là 2 trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ đề cập đến các xu hướng tiêu dùng hiện nay để chủ kinh doanh có thể nắm rõ, từ đó tối ưu hoạt động kinh doanh của cửa hàng một cách hiệu quả nhất. 

1. Hành vi người tiêu dùng thay đổi như thế nào?

1.1 Mua sắm đa kênh tăng trưởng rõ rệt

Đứng trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid ở nhiều địa phương hiện nay, việc sản xuất và tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là thời điểm Chỉ thị 16 được ban hành ở nhiều tỉnh, thành, khu vực, việc hạn chế ra ngoài cũng như mua sắm theo Phiếu đi chợ cũng ảnh hưởng tới việc sinh hoạt của người dân. 

Đây là thời điểm mà người dân cần tìm đến các kênh bán hàng khác để có thể phục vụ nhu cầu cuộc sống như mạng xã hội hay sàn TMĐT. Kịp thời nắm bắt được hành vi người tiêu dùng trong thời điểm ngày, các sàn TMĐT đã chuyển hướng và đẩy mạnh các loại hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng trên các sàn của mình, đặc biệt là ngành hàng thực phẩm tươi sống. 

hành vi người tiêu dùng

Điều này được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ giúp người dân có thêm nhiều kênh mua hàng chất lượng mà còn là cơ hội giúp chủ cửa hàng dịch chuyển bán hàng dần lên các kênh online khác ngoài cửa hàng. Tìm ra lối đi cho hàng hóa và tăng trưởng tốt hơn ngay cả trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng. 

Ngoài ra, các chợ cư dân cũng trở nên “nhộn nhịp” hơn trong thời điểm này bởi khả năng đảm bảo tính tươi ngon, giao hàng tận nhà mà giá thành cũng không quá chênh lệch so với bên ngoài. 

Xem thêm: Đâu là cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả khi kinh doanh đa kênh?

1.2 Nhu cầu thiết yếu được tập trung tối đa

Theo khảo sát người tiêu dùng Việt Nam của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, những thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng phản ánh sự dịch chuyển của những ưu tiên trong thói quen trước đây sang các nhóm sản phẩm thiết yếu và giảm chi tiêu cho các nhóm sản phẩm tùy ý. 

Sự lựa chọn của người tiêu dùng vẫn được quyết định bởi đặc tính thương hiệu, chất lượng thay vì giá cả. Đây là một trong những yếu tố phù hợp trong xu hướng và hành vi tiêu dùng trong những năm gần đây, khi mức thu nhập của người dân ngày càng tăng và nhu cầu tìm kiếm sản phẩm chất lượng cao hơn cũng ngày càng phổ biến hơn. 

Một trong những lý do khiến nhu cầu này ngày càng tăng cao bởi những quy định tuân thủ giãn cách xã hội khiến mọi người ở nhà nhiều hơn và nấu ăn tại nhà nhiều hơn. Đây là thời điểm mà hành vi người tiêu dùng cũng tập trung và dành ngân sách chi tiêu hàng tháng nhiều hơn cho các loại hàng hóa thiết yếu.

hành vi người tiêu dùng

1.3 Phân bổ chi tiêu hợp lý hơn

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng như nguồn thu nhập của nhiều gia đình bị cắt giảm đáng kể ở nhiều địa phương, việc phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi. Theo đó, nhiều hoạt động như vui chơi, giải trí cũng được cắt giảm gần như triệt để và thay vào đó và ngân sách cho những hàng hóa tiêu dùng cấp thiết quan trọng hơn. 

Có thể thấy, dịch bệnh ảnh hưởng khác lớn đến thói quen và hành vi tiêu dùng của mọi người. Tuy nhiên, theo dự đoán, đây không chỉ là thay đổi trong thời điểm này mà ngay cả với những giai đoạn sau, người tiêu dùng cũng sẽ dần thay đổi và cân nhắc để phân bổ chi tiêu hợp lý hơn.

1.4 Tăng cường các sản phẩm xanh và tốt cho sức khỏe

Có thể nói, dịch bệnh tác động rất lớn đến tư duy của mọi người về tầm quan trọng của sức khỏe cũng như việc sống xanh hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe để bảo vệ bản thân tốt hơn trước những tác động tiêu cực. Lượng mua sắm các mặt hàng chăm sóc sức khỏe, thể chất cũng tăng cao hơn sau khi đại dịch Covid đi qua. 

2. Cơ hội cho chủ kinh doanh trước những thay đổi trong hành vi khách hàng

2.1 Chuyển đổi số

Chuyển đổi số chắc hẳn không còn là khái niệm quá xa lạ với chủ kinh doanh, đặc biệt là trong thời điểm hoạt động kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng do dịch bệnh. Chuyển đổi số không chỉ là yếu tố quan trọng giúp chủ cửa hàng tìm ra hướng đi mới, tối ưu hoạt động kinh doanh trước những hạn chế trong kinh doanh cửa hàng ở nhiều địa phương mà còn là nền tảng hỗ trợ người tiêu dùng đảm bảo khả năng mua sắm và sinh hoạt trong thời điểm này và cả về sau. 

hành vi tiêu dùng

Trên thực tế, với sự phát triển của công nghệ cũng như những tiện ích mà các nền tảng mua sắm mang lại, mua hàng online không còn là một xu hướng, hành vi tiêu dùng nhất thời nữa.

Mua sắm online đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của mọi người, mọi gia đình. Đặc biệt là trong thời điểm dịch diễn ra vô cùng căng thẳng, mua hàng online là giải pháp tối ưu giúp mọi người có thể hạn chế ra đường, hạn chế tiếp xúc trực tiếp và tránh sự lây lan của virus.

Chuyển đổi số thực sự là cơ hội đặc biệt dành cho các chủ cửa hàng để mở rộng tệp khách hàng cũng như tăng doanh thu hiệu quả hơn từ hoạt động bán hàng đa kênh. Bởi bán hàng trên các nền tảng như mạng xã hội hay sàn TMĐT bạn sẽ không tốn quá nhiều chi phí như khi xây dựng một cửa hàng mới và bạn hoàn toàn có thể tận dụng lượng người dùng sẵn có vô cùng lớn của các nền tảng này để khai thác và tăng doanh thu hiệu quả. 

Một số phần mềm bán hàng cho phép bạn tạo các Trang đặt hàng online với hệ thống tương tự như Now, Grab, Baemin,... để khách hàng có thể đặt hàng dễ dàng hơn và bạn cũng có thể quản lý cũng như đẩy đơn vận chuyển nhanh qua các đối tác giao hàng của hệ thống này.

Đây được xem là một trong những giải pháp vô cùng thiết thực giúp chủ cửa hàng có thể bước đầu dịch chuyển dần lên mô hình kinh doanh online mà không cần tốn thêm bất kỳ chi phí nào trong thời điểm này.

Dùng thử Sapo Omnichannel miễn phí và trải nghiệm
arrow Dùng thử miễn phí

Xem thêm: Làm thế nào để bán hàng online thu hút khách?

2.2 Tối ưu trải nghiệm của khách hàng

Bằng việc tiếp xúc với nhiều nền tảng kinh doanh, người tiêu dùng đang dần có xu hướng thay đổi nhu cầu và hành vi tiêu dùng của họ. Đặc biệt là trong việc yêu cầu cao hơn về trải nghiệm mua hàng.

Nếu ở kinh doanh cửa hàng, họ đề cao tính tiện lợi như thanh toán đa phương thức bởi ảnh hưởng từ việc hạn chế tiếp xúc trong mùa dịch hay tối ưu việc tìm kiếm hàng hóa để rút ngắn thời gian mua hàng thì ở kinh doanh online, khách hàng quan tâm nhất chính là việc giao hàng và cách chăm sóc, tư vấn phù hợp. 

hành vi mua hàng

Có thể nói, chuyển đổi số mang lại rất nhiều cơ hội cho chủ kinh doanh nhưng cũng không thiếu những thách thức. Một trong số đó có thể là tính cạnh tranh vô cùng cao. Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng cho thấy, khách hàng thường có xu hướng ưu tiên những địa chỉ được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, hình ảnh đẹp và đặc biệt là giao hàng kịp thời.

Đối với kinh doanh trên các sàn TMĐT, bạn rất khó để quyết định thời điểm lấy và giao hàng tuy nhiên nếu sử dụng các công cụ quản lý như phần mềm quản lý bán hàng đa kênh thì đó không phải là vấn đề quá lớn bởi bạn có thể quản lý được từng đơn hàng mà mình đẩy đi và thông báo cho khách hàng kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

Đây sẽ là điểm cộng không hề nhỏ giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn và ghé thăm cửa hàng của bạn vào những lần sau. Ngoài ra, một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng mà chủ kinh doanh cần lưu ý để nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng doanh thu hiệu quả hơn đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Việc chăm sóc khách hàng thường xuyên như chúc mừng sinh nhật, giới thiệu sản phẩm mới hay những mã ưu đãi tri ân khách hàng sẽ là điều mà bạn nên làm để đảm bảo lượng khách hàng thân thiết và nâng cao hiệu quả chuyển đổi cho các chiến dịch Marketing của mình. 

Xem thêm: Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng

2.3 Đánh giá lại hiệu quả kinh doanh

Không thể phủ nhận việc kinh doanh trong thời dịch khó khăn hơn rất nhiều so với thời bình, đây là thời điểm mà bạn có thể đánh giá một cách rõ ràng nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi như thế nào để đưa ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn. 

Ví dụ, đối với một cửa hàng tạp hóa ở thời điểm dịch, bạn không thể dồn quá nhiều chi phí cho việc nhập các mặt hàng bia, rượu mà bỏ qua các mặt hàng thiết yếu khác. Đó là lý do mà việc đánh giá việc kinh doanh dựa trên nhu cầu và lượng tiêu thụ thực tế là điều vô cùng quan trọng để bạn biết được đâu là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay và đâu là hàng tồn kho khó bán để đưa ra chính sách bán hàng phù hợp hơn. 

Cùng với đó, đây cũng là cơ hội để bạn có thể đánh giá lại các nhà cung cấp về khả năng hỗ trợ cũng như chất lượng dựa trên hành vi mua hàng của người tiêu dùng để có kế hoạch nhập hàng phù hợp hơn.

Trên thực tế, có nhiều cách để bạn có thể đánh giá hiệu quả bán ra của từng loại sản phẩm như sổ ghi chép, hóa đơn hay hệ thống thống kê và quản lý hàng hóa, tồn kho trên các phần mềm. 

Trên đây là những yếu tố quan trọng giúp chủ kinh doanh nắm được hành vi người tiêu dùng đã thay đổi ra sao sau đại dịch. Sapo.vn hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh tối ưu hoạt động bán hàng và tăng doanh thu hiệu quả không chỉ ở thời dịch mà còn là kế hoạch kinh doanh lâu dài về sau.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM