Chi tiết các bước mở cửa hàng sửa chữa xe máy

Khác với những loại hình kinh doanh khác, những người có ý định mở cửa hàng sửa chữa xe máy thường đã có một kiến thức nhất định về việc sửa chữa phụ tùng xe máy và mở cửa hàng khi họ đã vững tay nghề.

Tuy nhiên, để mở một cửa hàng của riêng mình cần khá nhiều yếu tố ngoài kỹ năng chuyên môn. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách mở cửa hàng sửa chữa xe máy đúng quy trình và đảm bảo hiệu quả vận hành tốt nhất. 

1. Chuyên môn và sự uy tín cần đặt lên hàng đầu

Rõ ràng, cách duy nhất để bạn có khả năng và cơ sở để cạnh tranh với các cửa hàng khác chính là sự “lành nghề”. Không một khách hàng nào lại có thể yên tâm giao xe cho bạn hay quay trở lại một cửa hàng mà không thể giải quyết được các vấn đề của mình. 

cửa hàng sửa chữa xe máy

Có kiến thức vững vàng về nghề sửa xe máy sẽ giúp bạn có thể xử lý các lỗi từ cơ bản đến chuyên sâu. Đồng thời có thể biết cách chọn thiết thị, hiểu rõ về máy móc cũng như các loại đồ nghề sửa xe cần thiết.

Nếu bạn có nhân viên, hãy chắc là nhân viên của bạn cũng là những người có tay nghề và thường xuyên đào tạo họ để nâng cao thêm kỹ năng cho bản thân và nhân viên. 

2. Lựa chọn mặt bằng

Đối với một cửa hàng sửa chữa xe máy, mặt bằng không cần quá lớn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo là bạn có đủ không gian để chứa ít nhất là 2-3 chiếc xe và những dụng cụ cần thiết trong quá trình sửa chữa. 

Nếu cửa hàng của bạn kết hợp rửa xe thì mặt bằng sẽ cần rộng hơn một chút. Nếu có thể, hãy lựa chọn một địa điểm có lượng người qua lại lớn và dễ dàng để các khách hàng có thể biết đến bạn như khu dân cư, trường học, đường lớn,...Tùy vào từng khu vực mà giá thuê sẽ khác nhau, bạn có thể dựa vào nguồn tài chính để cân đối và lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp nhất. 

3. Vốn mở cửa hàng sửa xe máy

Nền tảng của việc duy trì hoạt động ở một cửa hàng sửa chữa xe máy chính là nằm ở các thiết bị, phụ tùng để sửa chữa. Do đó, chi phí bạn nên đầu tư nhiều vào các loại máy móc này. Trên thực tế, chi phí cho bộ đồ nghề sửa xe máy cũng không quá cao. Bạn có thể tham khảo khoảng giá sau: 

mở cửa hàng sửa chữa xe máy

Tổng chi có thể dao động trong khoảng từ 30 - 100 triệu đồng, tùy theo quy mô cũng như định hướng của bạn. Ngoài ra, một số chi phí cần thiết cũng cần lưu ý là chi phí dầu nhớt. Thông thường, bạn có thể làm đại lý hoặc nhà bán lẻ cho một hãng dầu nhớt để tối ưu chi phí cũng như đảm bảo về nguồn hàng, chất lượng sản phẩm. 

Đồng thời, có những chi phí cố định mà chủ cửa hàng sửa chữa xe máy cần nắm được như:

  • Chi phí mặt bằng (nếu có): Đối với những cửa hàng phải đi thuê, chi phí mặt bằng hàng tháng sẽ giao động trong khoảng 5-20 triệu tùy vào địa điểm mà bạn chọn thuê.
  • Chi phí điện nước hàng tháng: Với đặc thù cần sử dụng nhiều máy móc, điện, nước (nếu kết hợp rửa xe) một cửa hàng sửa chữa xe máy sẽ tốn khoảng 2-3 triệu/ tháng.
  • Lương nhân viên: Đối với những cửa hàng có quy mô tầm trung và tương đối lớn, nếu bạn có nhân viên hoặc những người đang học nghề, bạn sẽ tốn thêm một khoản chi phí là lương của nhân viên. Tùy theo trình độ mà mức lương có thể giao động khoảng 5 - 15 triệu/ người.
  • Giải pháp quản lý: Đối với một cửa hàng sửa chữa xe máy, ngoài sửa xe, chủ kinh doanh còn cần đảm bảo được việc quản lý đầu vào, đầu ra của từng sản phẩm như dầu nhớt, phụ tùng, ốc vít,...của từng mẫu mã, từng chủng loại. Ở thời điểm đầu bạn có thể quản lý bằng các giải pháp như sổ sách hay excel, tuy nhiên khi đã có một lượng khách hàng nhất định, chi phí cho một phần mềm quản lý là điều cần thiết chỉ với khoảng 5,000đ/ ngày.

Xem thêm: Địa chỉ nhập phụ tùng xe máy giá sỉ có thể bạn chưa biết

4. Định giá dịch vụ

Giá cả luôn là vấn đề mà khách hàng vô cùng quan tâm mỗi khi quyết định sửa chữa ở một cửa hàng. Do đó, hãy cố gắng tham khảo các cửa hàng trong khu vực bạn định kinh doanh và lựa chọn một mức giá hợp lý. Bởi trên thực tế, bạn không thể chịu thiệt để hạ giá mà cũng không thể để giá quá cao khiến khách hàng từ chối dịch vụ của bạn phải không nào?

Tất nhiên, ở thời điểm đầu bạn có thể hạ giá của mình xuống trong 1 khoảng thời gian, đi kèm cùng các ưu đãi như thay dầu nhớt giá tốt, miễn phí rửa xe,...để thu hút khách hàng và để khách hàng có thể trải nghiệm thử dịch vụ của bạn. 

cửa hàng sửa chữa xe máy

5. Thủ tục mở tiệm sửa chữa xe máy

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Hồ sơ sẽ bao gồm:

- Hợp đồng thuê cửa hàng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao.

- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.

- Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký mở cửa hàng. Nội dung trình bày rõ những thông tin liên quan như:

  • Thông tin chủ cửa hàng: Chuẩn bị đủ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, ngày cấp của chủ cửa hàng để ghi vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • Tên cửa hàng: Tên cửa hàng phải không trùng lặp hay giống với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh tối thiểu trong phạm vi cấp huyện/ quận. Có thể đặt tên tiếng anh hoặc tên viết tắt, tuy nhiên không được sử dụng các từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa và trái tuần phong mỹ tục để làm tên. Khi tên cửa hàng đúng yêu cầu bạn mới được cấp giấy phép kinh doanh. 
  • Ngành nghề kinh doanh: Đăng ký ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực kinh doanh sửa chữa máy móc. Nếu không tuân thủ bạn sẽ không được cấp giấy pháp đăng ký kinh doanh. 
  • Thông tin về số vốn và địa chỉ cửa hàng: Chuẩn bị thông tin về địa chỉ cửa hàng cũng như số vốn kinh doanh. Cần ghi rõ địa chỉ, địa chỉ phải xác định, chính xác, không sử dụng địa chỉ giả.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên UBND và lấy giấy phép

Nộp hồ sơ lên Phòng kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận, nơi đặt địa chỉ cửa hàng.

Nếu hồ sơ xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cửa sửa chữa xe máy đầy đủ, hợp lệ, cửa hàng của bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hay không hợp lệ, bạn cũng sẽ nhận được thông báo từ UBND trong vòng 5 ngày làm việc.

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà bạn cần nắm vững khi bắt đầu mở cửa hàng sửa xe máy. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh hiểu rõ và vận hành một cách hiệu quả nhất trong việc kinh doanh của mình.

Xem thêm:

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM