Văn hóa doanh nghiệp - nền tảng bền vững trong quản trị bán lẻ

Làm thế nào để những nhân viên, ngay cả đối tượng “cứng đầu nhất” cũng phải ngả mũ theo người lãnh đạo và các đồng nghiệp làm việc hết lòng, cống hiến nhiều giá trị cho công ty? Làm thế nào để phòng hành chính, phòng nhân sự không phải đau đầu để lên những quy định, quy chế, kỷ luật xử phạt… quản lý nhân viên mỗi giây mỗi phút còn giám đốc khó tính thì xét nét, thúc ép nhân viên làm việc?

Văn hóa công ty hay còn gọi là văn hóa doanh nghiệp sẽ là nền tảng bền vững trong quản trị bán lẻ và giúp các nhà quản lý không cần phải “cai trị” mà thực hiện công việc đúng nghĩa “quản trị”.

Cai trị tức là sử dụng quyền lực, mệnh lệnh, còn quản trị là dùng văn hóa, quy chế để tạo nên những giá trị cho công ty. Khiến “đám đông” trở thành một “tập thể”, “đội ngũ”; biến một “lực lượng” thành “nhân viên” và dần trở thành “người của công ty”.

Vậy, ngoài những yếu tố như triết lý quản lý, kinh doanh, quy trình quy định, gây dựng niềm tin với khách hàng… thì làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giúp mỗi cá nhân trong tập thể luôn vui vẻ, thoải mái và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp?

lam-sao-de-giu-chan-nhan-vien2

1. Tôn trọng mỗi cá nhân.

Một tập thể được tạo nên từ nhiều cá nhân, một khi cá nhân được tôn trọng, tập thể sẽ liên kết chặt chẽ. Văn hóa công ty cũng được hình thành nên từ yếu tố này. Tôn trọng mỗi cá nhân có nghĩa là chấp nhận mọi thứ vốn có ở một người kể cả mặt tốt, không tốt, mặt yếu mặt mạnh… Luôn lắng nghe, tôn trọng mọi ý kiến để mỗi một thành viên khi làm việc ở công ty, họ luôn được là chính mình.

van hoa doanh nghiep 1

Bạn không được sa thải ai chỉ vì người đó khác biệt với người khác. Cách bạn đối xử với những khác biệt của các cá nhân, cách bạn lựa chọn nhiệm vụ và lựa chọn người phù hợp để thực hiện nhiệm vụ mới là điều quan trọng. Tất cả chúng ta không ai giống ai. Nếu như thế giới này ai cũng giống như tôi thì quả là tồi tệ. Chính sự khác biệt đã làm cho nhóm hợp tác với nhau một cách hiệu quả.

Vậy ví dụ như bạn quản lý một nhóm bán hàng và hầu hết các thành viên trong nhóm đều ăn mặc đúng kiểu cách, nói năng đúng mực (như bạn) với khách hàng, tuy nhiên một thành viên trong nhóm lại thích ăn mặc khác lạ và hay tán gẫu với khách hàng thì bạn cũng đừng coi anh ta là người “không hòa hợp với nhóm”. Bạn hãy đánh giá anh ta dựa vào kết quả công việc của anh ta. Nếu như anh ta đạt được mục tiêu của mình và được khách hàng quý mến thì bạn hãy tôn trọng sự khác biệt của anh ấy.

Trích: “Những nguyên tắc trong quản lý” – nguyên tắc thứ 24 : tôn trọng sự khác biệt của từng cá nhân

2. Nhân viên được đào tạo, giao lưu học hỏi.

Không có một cá nhân nào mới bước vào công ty của bạn đã biết được hết tất cả các công việc mà mình phải làm. Anh ta luôn cần phải được đào tạo, giao lưu học hỏi để quen việc và quen với môi trường mới. Do đó, tiến hành các buổi đào tạo về văn hóa công ty không những giúp cho các thành viên cũ một lần nữa được thổi bùng ngọn lửa đam mêm cống hiến trong công việc mà còn là cơ hội để “nhân viên” dần trở thành “người của công ty” theo cách nhanh chóng nhất. Công tác đào tạo cũng là một giải pháp kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và các ngành hàng khác.

van hoa doanh nghiep 2

3. Tinh thần đoàn kết, gắn bó, đồng nhất.

Văn hóa công ty được bắt đầu và kết thúc bởi các nhà lãnh đạo, nhưng lại được thực hiện bởi tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp. Bởi vậy, với một đội ngũ nhân viên đông đảo như vậy, nếu sự đoàn kết, gắn bó, đồng nhất liên kết họ lại với nhau thì không gì có sức mạnh bằng.

Người xưa đã nói “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, điều này đúng trong mọi hoàn cảnh. Ở một doanh nghiệp cũng vậy, họ sẽ không bao giờ phát triển và đứng vững được nếu như đội ngũ nhân sự mất đoàn kết. Từ ban lãnh đạo cho đến cán bộ, công nhân viên trong cùng một hệ thống, nếu không có sự thống nhất, gắn bó với nhau nhất định sẽ để tuột mất nhiều cơ hội thành công.

Ngược lại, ở môi trường làm việc đầy ắp sự trao đổi, hợp tác giữa các thành viên sẽ thu về kết quả đáng mừng. Sở dĩ khẳng định như vậy vì đó là khi sức mạnh tinh thần đoàn kết đã được vận dụng phát huy một cách đúng đắn, hợp lý. Hơn bao giờ hết nó là tiền đề cho mọi thành công trong công việc. Đoàn kết nội bộ do vậy rất đựơc coi trọng, là điều kiện cần và đủ để phát triển thương hiệu của công ty

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM