Tránh xa những từ bị cấm trên TikTok này nếu không muốn bay kênh

TikTok ngày càng siết chặt việc kiểm duyệt nội dung, đặc biệt là với các video chứa từ ngữ vi phạm chính sách cộng đồng. Chỉ cần bạn vô tình sử dụng một vài từ bị cấm trong caption, hashtag hay lời thoại, video TikTok có thể bị giảm tương tác đáng kể. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, video của bạn có thể bị ẩn hoặc mất kênh TikTok. 

Cùng Sapo tổng hợp những từ bị cấm trên TikTokcách tránh các nội dung không phù hợp trong video TikTok tại bài viết dưới đây nhé!

những từ bị cấm trên tiktok
Tổng hợp các từ bị cấm trên TikTok

1. Tại sao một số từ ngữ bị cấm trên TikTok?

TikTok không đơn thuần là một nền tảng giải trí, mà TikTok còn là một cộng đồng mở, nơi người dùng ở mọi lứa tuổi, quốc gia và văn hóa cùng tạo ra và tiếp nhận nội dung. Chính vì vậy, TikTok buộc phải thiết lập các quy tắc kiểm soát từ ngữ một cách nghiêm ngặt:

  • Đảm bảo an toàn cho người dùng, đặc biệt là trẻ vị thành niên: TikTok có một lượng lớn người dùng trẻ, bao gồm cả học sinh, sinh viên. Nếu không kiểm soát ngôn từ, các nội dung phản cảm, bạo lực hoặc tiêu cực có thể vô tình tác động xấu đến tâm lý và hành vi của thế hệ trẻ. Việc giới hạn từ ngữ chính là bước đầu tiên trong việc xây dựng một môi trường mạng lành mạnh, không độc hại.
  • Ngăn chặn hành vi lan truyền thông tin độc hại dưới dạng ẩn dụ, lách luật: Nhiều cá nhân, tổ chức tìm cách lách các chính sách bằng cách dùng từ lóng, từ viết tắt hay ẩn dụ. Việc siết chặt từ ngữ giúp TikTok giảm thiểu nguy cơ những nội dung sai lệch, kích động, lừa đảo hay vi phạm đạo đức xã hội lan truyền mà nền tảng không kiểm soát kịp.
  • Tuân thủ luật pháp và chính sách kiểm duyệt của từng quốc gia: Mỗi thị trường TikTok hoạt động đều có luật riêng về những gì được phép đăng tải, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm như chính trị, tôn giáo, an ninh… Nếu không kiểm soát kỹ, TikTok có thể bị xử phạt, gỡ bỏ ứng dụng hoặc mất quyền hoạt động tại một số quốc gia.
  • Bảo vệ uy tín và tính thương mại của nền tảng: TikTok không chỉ phục vụ người dùng mà còn là nền tảng quảng cáo lớn cho nhiều thương hiệu toàn cầu. Để giữ hình ảnh chuyên nghiệp và an toàn trong mắt các đối tác, TikTok cần kiểm soát chặt chẽ nội dung. Một nền tảng sạch, an toàn là điều kiện tiên quyết để thu hút quảng cáo và duy trì phát triển bền vững.

2. Hậu quả khi sử dụng những từ bị cấm trên TikTok

hậu quả khi dùng từ bị cấm trên tiktok
Nếu dùng từ bị cấm trên TikTok sẽ bị làm sao?

Việc sử dụng những từ ngữ bị cấm trên TikTok không chỉ khiến video của bạn mất tương tác mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng khác. Dưới đây là những hậu quả phổ biến khi bạn vô ý sử dụng những từ cấm trên TikTok:

  • Giảm lượt hiển thị và đề xuất video: Dù nội dung của bạn có hay đến đâu, chỉ cần nó chứa từ bị cấm, ở caption, hashtag hay lời thoại, TikTok sẽ hạn chế phân phối video ấy. Điều này khiến video không lên xu hướng, không hiện trên trang “For You” và mất đi cơ hội tiếp cận người xem.
  • Video bị gỡ/ ẩn: Hệ thống kiểm duyệt tự động của TikTok có thể gỡ video của bạn ngay lập tức nếu phát hiện nội dung vi phạm. Trong nhiều trường hợp, người dùng không được thông báo cụ thể nguyên nhân, gây khó khăn trong việc kháng nghị hoặc xử lý.
  • Tài khoản bị giới hạn tính năng hoặc "ăn gậy": Nếu bạn sử dụng nhiều lần các từ ngữ vi phạm, tài khoản của bạn có thể bị hạn chế chức năng như: không đăng được video mới, không livestream được, không thể comment, thậm chí bị cấm đăng bài trong nhiều ngày.
  • Mất uy tín, ảnh hưởng đến việc xây kênh lâu dài: Một tài khoản từng vi phạm sẽ bị TikTok đánh dấu trong hệ thống. Điều này khiến các video sau đó dễ bị xét duyệt gắt hơn, kênh khó phát triển bền vững. Nếu bạn đang xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc bán hàng trên TikTok, có thể nói, đây là một rủi ro nghiêm trọng.

3. Danh sách những từ bị cấm trên TikTok

Cùng điểm qua từng nhóm từ để hiểu rõ lý do vì sao bạn nên tránh sử dụng chúng trong nội dung TikTok của mình nhé:

3.1 Từ liên quan đến thông tin liên hệ & nhắc đến mạng xã hội khác

TikTok hạn chế việc người dùng dẫn link hoặc nhắc đến số điện thoại, email, tên các nền tảng khác để tránh chuyển hướng người dùng ra khỏi nền tảng, đồng thời ngăn ngừa lừa đảo.

Một số từ bị cấm trên TikTok liên quan đến thông tin liên hệ và MXH:

  • zalo
  • fb
  • facebook
  • insta
  • instagram
  • telegram
  • sdt
  • call me
  • inbox
  • liên hệ

3.2 Tên hoặc logo thương hiệu

các từ bị cấm trên tiktok
Những từ bị cấm trên TikTok gồm tên hoặc logo thương hiệu

Việc nhắc đến hoặc gắn logo của thương hiệu khác (đặc biệt là đối thủ cạnh tranh) có thể vi phạm chính sách bản quyền. Vì vậy, nó thuộc vào danh sách những từ bị cấm trên TikTok.

Một số từ bị cấm liên quan đến tên logo, thương hiệu:

  • YouTube
  • Shopee
  • Facebook
  • Zalo OA
  • Telegram
  • Instagram
  • Google
  • Apple
  • Netflix
  • Amazon

3.3 Từ ngữ mang tính xúc phạm, phân biệt

Từ ngữ mang tính xúc phạm, phân biệt bao gồm các từ ngữ miệt thị ngoại hình, giai cấp, chủng tộc, giới tính… có thể gây tranh cãi, ảnh hưởng đến cộng đồng và làm xấu hình ảnh nền tảng.

Một số từ ví dụ

  • nghèo rớt
  • nhà quê
  • thất học
  • đen như than
  • não cá vàng
  • gay lọ
  • đồ điên
  • xấu hoắc
  • đồ đàn bà
  • đồ mọi rợ

3.4 Từ ngữ mang tính tiêu cực

Tại sao từ ngữ mang tính tiêu cực lại được cho là từ bị cấm trên TikTok? Bởi, những từ mang nội dung bạo lực, kích động, đe dọa hoặc khiến người xem cảm thấy hoảng loạn. Khi sủ dụng các từ này trong bài đăng, bạn rất dễ bị hệ thống TikTok gắn cờ và hạn chế hiển thị:

  • đánh
  • giết
  • tự tử
  • máu me
  • đâm chém
  • trầm cảm
  • tuyệt vọng
  • chết đi
  • hủy hoại
  • bạo lực

3.5 Từ ngữ sai sự thật, lừa đảo

từ bị cấm trên tiktok
Từ mang nghĩa sai sự thật được bị cấm trên TikTok

Các nội dung hứa hẹn “làm giàu nhanh”, “100% hiệu quả”… nhưng không có bằng chứng rõ ràng có thể bị đánh giá là lừa dối người dùng, vì vậy, nó bị cấm trên TikTok:

  • kiếm tiền siêu tốc
  • lợi nhuận 100%
  • không cần vốn
  • bảo hành trọn đời
  • miễn phí hoàn toàn
  • ăn chắc
  • đầu tư cam kết
  • auto lên xu hướng
  • hack like
  • view thật 100%

3.6 Thông tin chưa được kiểm chứng

Những tuyên bố cá nhân, tin đồn chưa có nguồn xác thực dễ gây hiểu lầm hoặc hoang mang, nhất là với nội dung liên quan đến sức khỏe, pháp luật, chính trị, sẽ bị TikTok cấm.

  • 100% đúng
  • ai cũng biết mà
  • có người bảo
  • nghe nói
  • kiểu gì cũng trúng
  • theo mình thấy
  • tin tao đi
  • đừng ai cãi
  • điều này là thật

3.7 Từ ngữ gây hiểu lầm hoặc xuyên tạc

Nội dung khiến người xem hiểu sai bản chất, đặc biệt là khi cắt ghép, giật title, chơi chữ dễ bị đánh giá là gây nhiễu thông tin. TikTok sẽ cấm những từ ngữ mang tính chất như vậy.

  • chữa khỏi ung thư
  • không cần tiêm
  • uống cái này là hết
  • ăn thế này là giảm 10kg
  • clip này bị ẩn
  • TikTok xóa rồi
  • xem xong không ngủ được
  • sự thật gây sốc
  • bí mật bị che giấu
  • dám chắc bạn chưa biết

3.8 Từ ngữ để lộ thông tin cá nhân

để lộ thông tin cá nhân là bị cấm trên tiktok
Không được dùng từ ám chỉ thông tin cá nhân trên TikTok

Nền tảng TikTok cấm việc công khai các thông tin riêng tư như số CMND/CCCD, địa chỉ nhà hay tài khoản ngân hàng… để bảo vệ người dùng và tránh rủi ro pháp lý. Nếu bạn đăng tải video có chứa nội dung và từ ngữ liên quan, TikTok sẽ xóa video của bạn.

  • 0912xxxxxx
  • [email protected]
  • số căn cước
  • mã OTP
  • tên ngân hàng + STK
  • địa chỉ nhà riêng
  • biển số xe
  • tên trường học
  • hình ảnh giấy tờ
  • số tài khoản

4. Cách tránh những từ bị cấm trên TikTok?

  • Hạn chế dùng từ có nguy cơ bị cấm trong caption, hashtag, lời thoại: Bạn hãy tránh dùng những từ liên quan đến các nhóm từ đã được liệt kê phía trên của bài viết.  Nếu bắt buộc phải nói, hãy thay bằng ký hiệu, viết cách điệu hoặc dùng emoji thay thế một phần từ.
    Ví dụ: thay vì “Facebook”, bạn hãy viết thành “F.b”, “F@cebook” hoặc dùng biểu tượng. Tuy nhiên, tránh lách quá đà vì TikTok vẫn có thể quét được.
  • Kiểm tra video trước khi đăng tải: Bạn cần cẩn thận xem lại nội dung, đặc biệt là caption và hashtag. Hãy đảm bảo bạn đã tránh nhắc tên các nền tảng khác, không để lộ thông tin cá nhân, không dùng từ kích động hay tiêu cực…
  • Theo dõi các cập nhật chính sách mới từ TikTok: Thuật toán TikTok thường xuyên thay đổi. Bạn hãy theo dõi mục Trung tâm Trợ giúp hoặc các Creator Hub để cập nhật sớm những nội dung đang bị siết chặt kiểm duyệt nhé.

Việc lách luật bằng ký hiệu, viết tắt hay chơi chữ chỉ nên áp dụng tạm thời và ở mức vừa phải. TikTok ngày càng thông minh trong việc quét nội dung, kể cả với giọng nói, hình ảnh hay văn bản. Vì vậy, thay vì tìm cách lách từ cấm, bạn nên đầu tư vào việc xây dựng nội dung sáng tạo, an toàn và có giá trị thật sự. Đây mới là cách giúp kênh phát triển bền vững và được TikTok ưu tiên phân phối lâu dài.

5. Những câu hỏi thường gặp về những từ bị cấm trên TikTok

Câu 1: Các từ bị cấm trên TikTok có thay đổi theo thời điểm không?

Có. Danh sách những từ bị cấm trên TikTok không cố định mà thường thay đổi theo từng đợt cập nhật chính sách. TikTok thường thêm hoặc bớt từ dựa trên báo cáo vi phạm và thuật toán kiểm duyệt.

Câu 2: Những nội dung bị cấm trên TikTok?

Để đảm bảo môi trường an toàn, tích cực và đúng pháp luật, TikTok áp dụng bộ nguyên tắc cộng đồng rất nghiêm ngặt. Những nội dung bị cấm nếu vi phạm sẽ bị hạn chế hiển thị, gỡ bỏ hoặc khiến tài khoản bị xử lý.

Xem chi tiết những nội dung bị cấm trên TikTok trong phần “Nội dung không phù hợp” trong bài viết: Cách gỡ vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng TikTok thành công 100%

Câu 3: Các sản phẩm, từ bị cấm trên TikTok Shop là gì?

TikTok Shop không cho phép nhà bán hàng kinh doanh bán những loại sản phẩm sau:

  • Hàng cấm: vũ khí, chất kích thích, thuốc kê đơn, ma túy, động vật hoang dã…
  • Sản phẩm nguy hiểm như pin lithium, hóa chất..
  • Hàng giả, hàng nhập lậu
  • Một số sản phẩm cần giấy phép đặc biệt (dịch vụ y tế, thiết bị điện...)

Câu 4: Những từ bị cấm trên TikTok livestream là gì?

Các từ và cụm từ dễ bị gắn cờ khi livestream bán hàng trên TikTok bao gồm:

  • Ngôn từ tục tĩu, gây thù ghét, phân biệt.
  • Quảng cáo dẫn link, xin thông tin cá nhân, quảng bá nền tảng khác.
  • Thảo luận chính trị nhạy cảm, lan truyền thông tin giả.

Câu 5: Tài khoản TikTok bị khóa có tạo tài khoản mới được không?

Bạn có thể tạo tài khoản TikTok mới, nhưng điều đó không có nghĩa là tài khoản của bạn được an toàn. Nếu tài khoản cũ của bạn cũ bị khóa do vi phạm nghiêm trọng, TikTok có thể theo dõi thiết bị, IP hoặc thông tin đăng ký. Do đó, nếu bạn tạo tài khoản mới trên cùng điện thoại hoặc email, khả năng bị quét và xử lý tiếp là rất cao.

Tốt nhất, bạn nên xem lại lý do bị khóa tài khoản và kháng nghị trước khi lập tài khoản mới. Nếu cần lập mới, bạn hãy dùng thông tin đăng ký hoàn toàn khác và xây dựng nội dung đúng chính sách ngay từ đầu.

Câu 6: Dùng từ cấm trong caption hay hashtag có bị "ăn gậy" không?

Chắc chắn có. Dù từ ngữ bị cấm chỉ xuất hiện trong caption, hashtag, TikTok cũng có thể tự động phát hiện và áp dụng các chế tài như ẩn video, chặn đăng bài, hoặc khóa tài khoản, tùy vào mức độ vi phạm.

Tóm lại, việc nắm rõ và không sử dụng các từ bị cấm trên TikTok không chỉ giúp bạn bảo vệ tài khoản khỏi nguy cơ bị ẩn, gỡ hay khóa mà còn là bước đầu để xây dựng nội dung chất lượng, an toàn và phát triển kênh bền vững. 

Thay vì lách luật bằng mẹo, bạn hãy đầu tư vào content có giá trị, vì nội dung giá trị là yếu tố khiến người xem ở lại và thuật toán TikTok ưu tiên phân phối.

Đừng quên theo dõi Sapo để cập nhật thêm nhiều mẹo hay, chính sách mới nhất và hướng dẫn chi tiết giúp bạn kinh doanh hiệu quả trên TikTok nhé!

Chia sẻ bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5  (0 vote)
Nguyễn Thu Giang
Tác giảNguyễn Thu Giang

Biên tập viên

Dựa trên nền tảng nghiên cứu nội dung kinh doanh, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm xây dựng chiến lược và triển khai bài viết giúp nhà bán hàng nắm bắt xu hướng, tối ưu hoạt động và ra quyết định hiệu quả.
Quy trình biên tập nội dung tại Sapo