Cách lựa chọn cân điện tử cho cửa hàng bán lẻ

Cân điện tử được biết đến như một trong những thiết bị bán hàng vô cùng quan trọng, đặc biệt là với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, việc lựa chọn cân điện tử, cân tính tiền thế nào cho đúng là yếu tố mà không phải chủ kinh doanh nào cũng nắm vững. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về cách chọn mua cân điện tử phù hợp nhất. 

1. Cân điện tử tính tiền là gì?

Cân điện tử tính tiền là loại cân chuyên dụng được sử dụng trong các siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ,...Cân điện tử được sử dụng để tính giá tiền sản phẩm khi đặt lên cân trừ đi trọng lượng bao bị và cộng dồn giá tiền các sản phẩm với nhau. Điều này sẽ giúp chủ kinh doanh tối ưu thời gian, hiệu suất công việc và bán hàng nhanh chóng hơn. 

cân điện tử

Cân điện tử có nhiều loại và thường được phân loại theo các tiêu chí:

  • Theo trọng lượng: Phân loại cân điện tử theo trọng lượng sẽ bao gồm các mức: 5kg, 10kg, 15kg, 20kg, 30kg, 40kg, 50kg, 100kg, 150kg, 200kg, 300kg,...
  • Phân loại theo chức năng: cân điện tử chống nước, cân hàng khô, cân điện tử tính tiền in hóa đơn, cân điện tử in mã vạch, cân điện tử kết nối phần mềm bán hàng
  • Phân loại theo hãng sản xuất: cân điện tử tính tiền UTE - Đài Loan, cân điện tử tính tiền Jadever - Đài Loan, CAS - Hàn Quốc, ACS - Đài Loan,...

2. Những tiêu chí cần nắm vững khi lựa chọn cân điện tử cho cửa hàng

2.1 Tính ổn định

Trên thực tế, độ ổn định của cân điện tử có thể nói là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo khả năng vận hành của cân trong quá trình kinh doanh. Những yếu tố quyết định tính ổn định của cân điện tử là:

  • Kết cấu khung bàn cân điện tử phải chắc chắn, thép dày dặn, cân đối, phần lắp ráp cơ khí bàn cân cũng phải chuẩn
  • Bộ chỉ thị cần có độ phân giải đảm bảo cho phép cài đặt hiển thị cân theo chuẩn cấp chính xác cấp 3 của Đo lường Việt Nam
  • Độ nhạy của cảm biến trọng lượng cần cao để đảm bảo sự chính xác

2.2 Độ chính xác

Độ chính xác của bàn cân điện tử sẽ phụ thuộc vào độ phân giải bên trong của Bộ chỉ thị và độ nhạy của cảm biến lực.

  • Bộ chỉ thị có độ phân giải càng cao thì hiển thị kết quả cân càng chính xác
  • Cảm biến lực: độ nhạy của cảm biến lực là ±0.002mV/V sẽ cho kết quả chính xác hơn so với độ nhạy ±0.003mV/V hoặc ±0.02mV/V

Theo ĐL14-TCVN, cân bàn điện tử phục vụ cho sản xuất kinh doanh cần đạt tiêu chuẩn cấp chính xác 3 và một số ứng dụng đặc biệt thì phải sử dụng cấp chính xác 2.

  • Bộ cộng tín hiệu: Vỏ hộp inox chống ăn mòn, chịu ẩm ướt cao, đạt tiêu chuẩn cấp bảo vệ IP65.
cân điện tử

2.3 Độ bền cao

Tuổi thọ và độ bền của cân điện tử sẽ phụ thuộc vào chất lượng của cân. Do đó, với những thiết bị cân điện tử được sản xuất từ các nguyên liệu tốt và được điểm tra đúng quy trình trước khi xuất thì sẽ có chất lượng đảm bảo. 

Sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn OIML (tổ chức Đo lường Thế giới) là những sản phẩm có chất lượng cao, tuổi thọ cao và có thể sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau. Ngoài ra, để lựa chọn cân điện tử phù hợp và đảm bảo chủ kinh doanh cũng cần cân nhắc đến các yếu tố như giá cả, thương hiệu và những tính năng của sản phẩm.

Tùy vào nhu cầu mà chủ kinh doanh có thể lựa chọn cân điện tử với những tính năng thông thường hay đặc biệt như đếm số lượng, in phiếu cân, cân động vật, cân tính tiền hàng hóa, cân chống oxi hóa ăn mòn cao để sử dụng cân thủy hải sản, pha chế hóa chất,...

3. Tích hợp cân điện tử trên phần mềm Sapo POS

Đối với các cửa hàng bán lẻ sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS, chủ kinh doanh hoàn toàn có thể tích hợp cân điện tử với phần mềm để quản lý và tính tiền các mặt hàng như thực phẩm, nông sản. 

Tính năng cân điện tử trên phần mềm Sapo POS cũng hỗ trợ cân điện tử in tem mã vạch sản phẩm. Điều này sẽ giúp chủ kinh doanh có thể đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Cùng với đó, trong trường hợp cân điện tử có vấn đề trong hiển thị giá, người bán hàng cũng có thể dễ dàng theo dõi giá thành chính xác bằng cách sử dụng máy quét mã vạch để quét mã sản phẩm. 

Để tích hợp cân điện tử, chủ kinh doanh có thể thực hiện các thao tác như sau:

Bước 1: Kích hoạt tính năng Cân điện tử

Lựa chọn Cấu hình => Cấu hình chung => Thiết lập quản lý bán hàng => Chọn cho phép thiết lập cân điện tử => Lưu

Bước 2: Thiết lập cân điện tử

Chọn mục Truy cập cân điện tử trên trang Cấu hình chung

hoặc: Cấu hình => Cân điện tử => Chọn đang sử dụng => nhập Mã cân => Lưu

cân điện tử
cân điện tử

Sau khi đã thiết lập thành công, lựa chọn tạo mới sản phẩm trên phần mềm và thêm số lượng tồn thực tế.

Thực hiện cài đặt mã vạch theo mẫu bắt buộc (13 ký tự) XX AAAAA BBBBB M, trong đó:

  • XX: mã cửa hàng 2 chữ số là quy định mã cân vừa thiết lập
  • AAAAA: Mã Barcode sản phẩm
  • BBBBB: Khối lượng cân điện tử trả ra, tối đa 5 ký tự
  • M: Mã check SUM của cân gồm 1 ký tự số từ 1-9

Ví dụ: Trên phần mềm Sapo POS, dưa hấu có mã là 12345, khối lượng của dưa hấu là 1,5kg (1kg = 1000g)

Khi cài đặt mã vạch trên cân, mã vạch in ra sẽ là 2112345015006

  • Mã cửa hàng = quy định mã cân: 21
  • Mã sản phẩm: 12345
  • Khối lượng điền vào: 01500g
  • Mã check bất kỳ: 0

Bước 3: Quét mã vạch cân điện tử

Sau khi cài đặt và in mã vạch từ cân điện tử. Tạo hóa đơn trong mục bán hàng, ấn F10 hoặc kích biểu tượng quét mã vạch bên phải ô tìm kiếm để chuyển chế độ quét mã cân điện tử. Hệ thống Sapo sẽ ghi nhận mã sản phẩm và số lượng bán tương ứng. 

cân điện tử

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần nắm vững về cân điện tử trong bán hàng tại cửa hàng. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh lựa chọn được thiết bị cân điện tử phù hợp để quản lý kinh doanh một cách hiệu quả nhất. 

Xem thêm: 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM