Thương mại điện tử Việt Nam – xu hướng và giải pháp

Thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề được coi là thực trạng và cần có giải pháp để khắc phục triệt để. Vậy, xu hướng TMĐT Việt Nam hiện nay như thế nào và giải pháp điều hướng ra sao, hãy cùng blog.sapo.vn tham khảo bài viết dưới đây.

 tmdt vn

1. Bán hàng online hay là chết?

Trong những năm qua, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng rơi vào khủng hoảng và gặp nhiều khó khăn. Trong nước, lượng tiêu dùng giảm xuống rất thấp, hàng tồn kho lên cao chưa từng thấy! Ngoài kinh doanh bán lẻ, làng nghề, thủy sản, bất động sản, chứng khoán, xây dựng, ô tô… đều đang rất khó khăn.

Về phần các nhà bán lẻ, sau hơn một thập kỷ chống đối, cuối cùng các đại gia bán lẻ lớn đã bắt đầu tranh giành thị trường TMĐT trị giá 30tỉ$/năm. Và cũng chính cơn “ác mộng” kéo dài trong suốt 1 năm đã đẩy các nhà bán lẻ truyền thống chuyển xu hướng bán lẻ lên mạng internet để khám phá những nguồn thu mới. Một thực tế đang diễn ra đó là thương mại điện tử tăng trưởng nhanh hơn gấp 10 lần so với thương mại kinh doanh truyền thống.

Vì vậy, bán hàng online đã trở thành một xu hướng tất yếu và không thể đảo ngược. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã lựa chọn thay đổi hình thức kinh doanh còn hơn là ngồi chờ chết. Tuy nhiên, một khó khăn cho TMĐT khi mới bắt đầu đó là hạ tầng bán lẻ truyền thống yếu kém từ thời bao cấp, khủng hoảng kinh tế khiến rất nhiều người thiếu việc làm nên thay vì ngồi chờ việc,nhiều người đã tự tạo công việc cho bản thân mình bằng nhiều cách như tự mở cửa hàng (thông qua Website); tham gia buôn bán ở trên các chợ, các sàn giao dịch; hoặc sử dụng dịch vụ thuê ngoài hoàn toàn (BPO : dịch vụ bán hàng online).

2. Năng lực vận hành TMĐT vừa thiếu vừa yếu

Việt Nam đã gia nhập thị trường TMĐT nhưng năng lực vận hành còn rất yếu kém. Do đó, nhiều ông chủ kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ “khát” nhân lực có kỹ năng về thực tế bán hàng online, đó là các kỹ năng về trang web, SEO, quảng cáo… và theo dự doán thì nhu cầu này trong tương lai sẽ không bao giờ dừng lại. Tất yếu, giải pháp cho thực trạng này đó là các chương trình đào tạo sẽ được tận dụng triệt để để tạo nên nhân tài cho công ty. Được kéo dài từ cấp học phổ thông rồi đến đại học và có thể học cao hơn nữa, các chương trình này sẽ đào tạo và đáp ứng được nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho ngành TMĐT.

thuong mai dien tu viet nam

3. Trang bị uy tín cho Website

Để khắc phục thực trạng yếu kém trong vận hành TMĐT, nhất là trong giai đoạn hiện nay, có vô vàn những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến đang hoạt động trên mọi lĩnh vực, các website bán hàng trực tuyến cần tạo được sự uy tín trong bán hàng. Đó là chưa kể đến nhiều đơn vị, cá nhân lợi dụng điểm yếu của mô hình TMĐT để chỉ với vài mánh lừa đảo đơn giản đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, khiến khách hàng mất niềm tin vào bán hàng online.

Bài toán đặt ra cho TMĐT là làm sao để khách mua hàng nhiều hơn? Đáp án duy nhất chỉ có thể là : Lòng tin – yếu tố quyết định!

Chính việc trang bị uy tín cho Website sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh hơn khi kinh doanh trên môi trường internet. Các giải pháp đưa ra cho doanh nghiệp VN bao gồm :

- Thẩm định uy tín các website TMĐT có thu thập thông tin cá nhân tiến hành kinh doanh trực tuyến

- Thanh toán đảm bảo : thể hiện ở một nhãn hiệu uy tín, có chế độ bảo hiểm và có cơ chế hỗ trợ dòng tiền.

Khác biệt về uy tín giúp doanh nghiệp tăng 23% doanh số bán online ngay trong tháng đầu.

4. Thanh toán nhanh chóng dễ hàng hơn

Tại Việt Nam, chỉ khoảng 5% số giao dịch TMĐT được thanh toán trực tuyến. Điều này chứng tỏ bán offline vẫn rất quan trọng. Do đó, có thể áp dụng các hình thức thanh toán dễ dàng hơn cho khách hàng như : thanh toán khi nhận hàng (COD), thanh toán thông qua thẻ cào, và nhất thiết sẽ có một đơn vị trung gian hỗ trợ cho thanh toán offline như Paypal, ngân lượng…

Đồng thời, để tạo sự dễ dàng hơn trong thanh toán, có những đơn vị nhận vận chuyển hàng hóa đến tay trực tiếp khách hàng. Khác có thể lựa chọn hình thức thanh toán trước hoặc sau khi nhận hàng.

giai phap thanh toan

5. Mua hàng theo nhóm (Group-buy)

Đây là mô hình mới bùng bổ và lây lan nhanh. Doanh số của các nhóm hàng này năm 2011 xấp xỉ 700 tỉ, 100 website mua theo nhóm liên tục ra đời. Lợi thế của hình thức này là doanh nghiệp trực tiếp quảng cáo và bán hộ nhà cung cấp nên dễ thu hút khách hàng với mức giá giảm sâu, ăn phí giao dịch từ 15% - 30%. Khách hàng thì mua được với giá hời nên rủ nhau cùng mua. Còn nhà cung cấp thì tận dụng được kênh marketing để bán thanh lý, thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế thì mô hình mới này tỉ lệ 50 – 50 về độ tốt xấu. bên cạnh những ưu điểm kể trên thì đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho hàng Trung Quốc và là kẽ hở để nhiều kẻ xấu lợi dụng lừa tiền của khách hàng hoặc không đảm bảo chất lượng sản phẩm khi hàng giao đến tay khách.

Giải pháp đặt ra cho vấn đề này là tạo nên các sàn giao dịch khuyến mãi để người bán tự rao bán sản phẩm của mình, đảm bảo chất lượng sản phẩm, còn khách hàng thì đa dạng lựa chọn và đánh giá trực tiếp chất lượng của doanh nghiệp kinh doanh (Deal)

6. Nhập nguồn hàng từ nước ngoài

Nguồn hàng trên thế giới là vô tận, do đó, cũng có nhiều cơ hội nhập khẩu và kinh doanh “hời” đang chờ đón các doanh nghiệp, cá nhân đam mê TMĐT. Bạn không phải lo về quá trình giao nhận hay vận chuyển hàng hóa bởi có rất nhiều các đơn vị trung gian sẽ thực hiện việc nhận và giao trực tiếp hàng hóa về tận nơi cho bạn. Công việc của bạn chỉ là ngồi, click, nhận và đăng sản phẩm lên các sàn bán lẻ hàng hóa mà thôi.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM