Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cạnh tranh từ sự khác biệt

Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay được ví như chiếc bánh ngọt khổng lồ đang được các đơn vị bán lẻ trong và ngoài nước xâu xé. Nhiều tờ báo đông đoán khi các tập đoàn lớn tràn vào sẽ nuốt chưởng thị trường nước ta nhưng trên thực tế lại không phải như vậy, hiện nay các đơn vị đang ra sức thể hiện bản lĩnh, cạnh tranh khốc liệt từ sự khác biệt. Nếu như đến với Metro vì sự đa dạng và phong phú của hàng hóa cũng như kỳ vọng vào giá rẻ, thì người tiêu dùng đến với Big C bởi những chuyện rất nhỏ như “để mua bánh mì Pháp” hay đến Lotte Mart vì khu vui chơi trẻ em...

Báo Tuổi trẻ đã có bài viết về câu chuyện ổ bánh mỳ kinh doanh của siêu thị Big C khi bắt đầu đặt chân vào nước ta. Siêu thị Big C đã mang theo công nghệ bánh mì Pháp trong các siêu thị của mình. Điều mới mẻ này ngay lập tức đã tạo nên “hội chứng bánh mì”, hầu như bất kì khách hàng nào tới siêu thị cũng đều mua những ổ bánh mì baguette vàng ươm, nóng giòn trong những chiếc túi đặc trưng không lẫn vào đâu được. Quầy bánh mì ở các siêu thị Big C luôn trong tình trạng chen chúc, xô đẩy khi mẻ bánh mì mới ra lò. Ngay từ khi bước chân vào cửa đã có biển hiệu quảng cáo cho chiếc bánh mì này choáng ngợp cả một góc phải mặt tiền, không cần nói ai cũng tự biết ổ bánh mì Pháp đã trở thành hình ảnh nổi bật, thương hiệu của siêu thị này. Nhiều tiểu thương nhanh nhạy với thị trường đã nghĩ ra cách vào siêu thị gom bánh mì ra bán ngay gần cổng siêu thị hoặc đi bán dạo để kiếm lời.

 ban-le-logo

1. Sự khác biệt giữa siêu thị ngoại và siêu thị nội trong thị trường bán lẻ Việt Nam

Trung bình mỗi siêu thị nước ngoài ở VN hiện kinh doanh 40.000-50.000 mặt hàng khác nhau, trong khi tại các siêu thị trong nước con số này chỉ 25.000-30.000 mặt hàng. Sự đa dạng trong chủng hàng của các siêu thị ngoại thường nhỉnh hơn siêu thị trong nước ở ngành hàng lẫn nhãn hàng. Điển hình như mặt hàng gia vị hạt tiêu. Trên quầy gia vị của siêu thị Big C có đến gần 10 loại tiêu khác nhau như tiêu sọ, tiêu xanh, tiêu hạt mịn, tiêu cay, tiêu nhập khẩu... Ngay trong cùng một loại tiêu cũng có đến 2-3 nhà cung cấp khác nhau. Trong khi đó, tại siêu thị Co.op Mart khách hàng chỉ có hai sự lựa chọn: tiêu sọ hoặc tiêu đen đóng gói sẵn.

Các siêu thị ngoại cũng làm phong phú thêm chủng hàng hóa kinh doanh bằng nguồn hàng nhập khẩu từ công ty mẹ ở nước ngoài. Tại Lotte Mart, ngoài các mặt hàng sản xuất tại VN, siêu thị còn bán nhiều mặt hàng nhập từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật... Trong đó, có hẳn khu vực riêng bày bán hàng Hàn Quốc từ mì gói, gia vị đến đồ dùng gia đình. Trên thực tế thì các ông chủ siêu thị Hàn Quốc đề ra phương châm ưu tiên hàng hóa của doanh nghiệp Hàn Quốc dù chúng được sản xuất ở đâu.

kinh-nghiem-mo-sieu-thi-mini3

2. Cuộc chiến quầy kệ của thương hiệu ngoại với thương hiệu nội

Khuynh hướng sản xuất các sản phẩm nhãn hàng riêng cho từng siêu thị nay cũng đang phổ biến ở Metro hay Big C. Theo cách làm này, doanh nghiệp trong nước chỉ lo khâu sản xuất, còn các siêu thị sẽ đặt tên và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đó. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước đang làm gia công cho chính thị trường nội địa của mình.

Một chuyên gia nghiên cứu thị trường đánh giá: “Những sản phẩm mang nhãn hàng riêng của siêu thị hiện nay tuy chiếm tỉ lệ chưa cao trong tổng hàng hóa bán ở siêu thị, nhưng với chính sách ưu tiên đặc biệt cho những nhãn hàng này của các chủ siêu thị, tương lai không xa một vị thế của chúng sẽ khác. Chắc chắn hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ chịu thêm một sức ép cạnh tranh mới bên cạnh sức ép từ những công ty nước ngoài sản xuất tại VN và từ hàng nhập khẩu”.

Với ưu thế mặt bằng rộng, chính sách phát triển của siêu thị nước ngoài luôn đa dạng nhãn hàng trên cùng một sản phẩm, vừa tạo sự cạnh tranh vừa tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Vì vậy đối với các doanh nghiệp, con đường vào một siêu thị ngoại bao giờ cũng sáng sủa hơn siêu thị trong nước. Giám đốc một công ty bánh kẹo cho biết sản phẩm của đơn vị ông từng bị một siêu thị trong nước từ chối với lý do đã có sản phẩm tương đồng. Thế nhưng đối với Metro, Big C, chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu thủ tục về sản xuất hàng hóa, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm... hàng dĩ nhiên sẽ được vào.

ban le

Thương hiệu nước ngoài cũng không khó để xâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại và chinh phục tiếp ở những thị trường ngách mà họ muốn. Kinh phí mua không gian trưng bày quầy, kệ tại hệ thống các siêu thị không phải là vấn đề của những thương hiệu này. Các thương hiệu nước ngoài sẵn sàng bỏ chi phí ký hợp đồng một năm để giữ chỗ trên quầy kệ.

Có thể nói cuộc chiến trên quầy kệ giữa thương hiệu nước ngoài với thương hiệu trong nước vẫn diễn ra khốc liệt từng ngày, từng giờ. Xu hướng tiếp cận người tiêu dùng thông qua tiếp thị, quảng cáo được thay thế bằng việc tiếp cận trực tiếp tại các điểm bán lẻ. Đặc biệt, xu hướng cạnh tranh mạnh vào bên trong quầy kệ, tập trung mạnh vào cách trưng bày, khuyến mãi, kích thích người tiêu dùng. Nhiều tiền thì sự hiện diện trên quầy kệ sẽ nhiều hơn, lâu hơn. Các doanh nghiệp trong nước khó làm được như vậy, nếu có chỉ có thể đếm được chừng vài ba đơn vị, các chuyên gia đã nhận định như vậy.

Cửa hàng bán lẻ truyền thống nên tìm thị trường ngách để chen chân

Kinh doanh bán lẻ và những tình huống khó tránh

Bạn đã thực sự thấu hiểu thị trường bán lẻ chưa?

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM