Sang nhượng cửa hàng: Đừng để tiền mất tật mang

Sau khi kí hợp đồng và giao tiền cọc nhà, chị Hoa mới biết mình chấp nhận sang nhượng cửa hàng với giá trên trời. Định giá thế nào khi sang nhượng cửa hàng "đừng để tiền mất, tật mang". Cùng Sapo chia sẻ câu chuyện về sang nhượng cửa hàng cần lưu ý những gì nhé. 

Chị Hoa vốn là dân văn phòng cho một cơ quan chuyên về xuất bản sách và tài liệu. Sau một thời gian tích có được 300 triệu, chị cùng gia đình có mong muốn chuyển sang kinh doanh, kiếm thêm thu nhập thụ động mỗi tháng.

Sau khi tham khảo một số ngành nghề kinh doanh, chị Hoa quyết định mở cửa hàng văn phòng phẩm nho nhỏ, xinh xinh. "Mình chọn văn phòng phẩm vì cũng quen biết nhiều bạn bè trong ngành này nên có thể mua hàng thanh toán trả chậm hoặc tận dụng hàng kí gửi. Do làm ăn với số vốn nhỏ nên mình dự tính khách hàng chủ yếu sẽ là cư dân xung quanh địa điểm kinh doanh và khách vãng lai. Tuy nhiên, tìm địa điểm kinh doanh mở cửa hàng không phải là việc đơn giản chút nào. Cửa hàng ưng ý, sạch sẽ có mặt tiền rộng từ 2.5 - 3m thì giá cũng phải 6 - 10 triệu/m2. Cửa hàng dưới 5 triệu thường sẽ phải chi thêm tiền để sang sửa lại. " - Chị Hoa chia sẻ.

Nghe lời mách nước của bạn bè, chị Hoa lên mạng tìm kiếm: "sang nhượng cửa hàng". Có cả triệu kết quả, nhiều người đang muốn chuyển nhượng lại cửa hàng, ngừng kinh doanh. Nhận thấy thị trường kinh doanh, sang nhượng quán thực sự sôi động  qua số lượng các thông tin liên tục được đăng mới trên nhiều phương tiện thông tin như facebook có: Hội cho thuê sang nhượng cửa hàng - kiot Hà Nội; Website sang nhương có: muaban.net, batdongsan.com

Làm sao để sang nhượng cửa hàng không bị hớ

Theo dõi trên các trang facebook và chợ sang nhượng, mỗi ngày có vài trăm tin đăng về sang nhượng, chuyển nhượng cửa hàng. 'Những kiểu lí do sang nhượng thường thấy:

  • "Cần nhượng lại mặt bằng buôn bán tốt, mình đã kinh doanh ở đây nhiều năm, mặt đường rộng thoải mái".
  • "Cần sang nhượng cửa hàng đang làm ăn tốt, ngay gần khu dân cư, chợ nên rất đông"
  • "Do chuyển công tác về quê nên mình có nhu cầu sang nhượng lại quán ăn cũng là nhà ở luôn, tại mặt phố....."
  • Cần sang nhượng cửa hàng vì mình bầu bí...

Với tâm lý nóng lòng tìm được địa chỉ cho thuê giá rẻ, bạn có thể rơi vào tình huống tiền mất tật mang. Chị Hoa chia sẻ có lần suýt mắc lừa trên group sang nhượng cửa hàng.

Sang nhượng cửa hàng, đừng để tiền mất tật mang 

"Mình đã mất thời gian suốt một buổi tối với bạn chủ cửa hàng sang nhượng,  với giá thương lượng là 80 triệu cả tiền thuê nhà và tiền nội thất. Mình có hỏi về thời hạn hợp đồng thuê nhà có được lâu dài, thoải mái không? Cửa hàng sang nhượng có đi chung cầu thang với bên chủ không?  Bạn ấy quả quyết rằng không chung đụng gì. Hôm mình đến định cọc, mình có thận trọng yêu cầu gặ chủ nhà. Thấy thái độ của bạn kia cứ lần nữa mãi mình cũng thấy nghi ngờ. Té ra, chủ nhà muốn đòi lại mặt bằng để sang sửa, chứ không phải hợp đồng thuê 2 năm như bạn ấy nói. Suýt nữa thì mình phải thuê một cửa hàng có giá "cắt cổ". Sau lần ấy, mình rút kinh nghiệm, chỉ làm việc trực tiếp với chủ nhà, và trước khi qua đặt cọc sẽ tham khảo hết một lượt xung quanh địa điểm thuê xem như thế nào." Khi sang nhượng cửa hàng bạn nên quan tâm những vấn đề như sau:

  • Yêu cầu xem hợp đồng thuê nhà giữa chủ cửa hàng - người sang nhượng và chủ nhà, và chắc chắn rằng nhà còn có thể thuê lâu dài theo yêu cầu kinh doanh của bạn, giá cho thuê đúng với tin sang nhượng đã đăng.
  • Kiểm tra hệ thống điện, nước và chốt số điện, nước, Internet theo thời điểm ý hợp đồng.
  • Phí chuyển nhượng gồm những khoản nào: Hàng hoá thanh lý, cơ sở vật chất đầu tư ban đầu, hệ thống an ninh - camera, phần mềm quản lý bán hàng, (máy bắn mã vạch, máy tính), bàn thu ngân,... Từng khoản một cần được nêu rõ trong hợp đồng. Đặc biệt là bạn cần lưu ý về giá cả thanh lý. Trên thị trường sang nhượng cửa hàng Việt Nam hiện nay, giá cả thanh lý gần như không tính theo một cơ sở nào cả, thường là thuận mua, vừa bán. Nếu bạn là người nhận sang nhượng, nhất thiết phải xem xét rõ mình cần nhận thanh lý những gì? Giá thanh lý chung của từng món trên thị trường ra sao? Tuỳ vào thời gian sử dụng, bạn nên chiết khấu phần trăm bao nhiêu so với giá gốc thì hợp nhé.
  • Cửa hàng có vụ mất trật tự về an ninh từng xảy ra trước đó hay không?

Hầu hết các lý do sang nhượng hiện nay chủ yếu vì kinh doanh không tốt hoặc cần chuyển ngành nghề kinh doanh, nên các bạn cần suy nghĩ và cân nhắc kỹ trước khi quyết định sang nhượng nhé. Blog Sapo chúc các bạn thành công.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM