Nhiều mặt hàng "kêu cứu" vì không được công nhận là hàng hóa thiết yếu

Sau khi Chỉ thị 16 được ban hành ở nhiều tỉnh thành, nhiều doanh nghiệp ngỡ ngàng khi mặt hàng mình kinh doanh không được xem là hàng hóa thiết yếu nên không được lưu chuyển đến đại lý bán hàng.

Trong khi đó, những sản phẩm này đều có thời gian sử dụng khá ngắn, chỉ khoảng 2-3 tháng, trước nguy cơ dịch bệnh kéo dài, hàng hóa sẽ hết hạn sử dụng, điều này sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc nhập hàng, tiêu thụ của đại lý và nhà bán lẻ.

Theo phản ánh của hàng loạt doanh nghiệp sản xuất, vấn đề ảnh hưởng nghiệm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính là thiếu sự đồng bộ nhất quán trong các quy định và chính sách của các địa phương. Đặc trưng của ngành công nghiệp là tính kết nối sản xuất không phân biệt địa giới hành chính.

Tuy nhiên, trong tình hình dịch phức tạp, các địa phương lại áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hóa cũng như quy định về thực phẩm thiết yếu,...khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong giao dịch cũng như lưu thông hàng hóa.

Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ uống (nước giải khát, sữa, bia, nước ngọt,...) không được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu nên không được phép lưu chuyển đến đại lý bán hàng. Việc hàng hóa không được lưu thông cũng khiến hàng hóa trên thị trường trở nên khan hiếm.

nhieu

Việc các mặt hàng đồ uống, sữa không được coi là hàng hóa thiết yếu ở nhiều địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung của thị trường

Đại diện 11 Hiệp hội các ngành công nghiệp đã trao đổi với lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), đề xuất giải pháp để gỡ khó cho doanh nghiệp. Đối với mặt hàng thực phẩm, đề xuất bổ sung các mặt hàng thực phẩm kể cả đồ uống, sữa,...các nguyên liệu, dịch vụ (bao gồm cả bảo dưỡng, sửa chữa…) phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngành chế biến chế tạo là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như lưu thông hàng hóa.

Theo đó, trưa ngày 28/7, Công ty cổ phần Diana Unicharm cũng cho biết, các nhà phân phối và nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp đã bị lực lượng chức năng tại trạm kiểm soát chặn khi vận chuyển mặt hàng băng vệ sinh, tã, bỉm đến các địa điểm bán lẻ do những sản phẩm này không được xếp vào nhóm nhu yếu phẩm ở nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam. Trong các địa phương, hiện có Đồng Nai xem băng vệ sinh, tã, bỉm là mặt hàng thiết yếu và được nêu trong văn bản hướng dẫn.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nielsen U&A 2021, băng vệ sinh là sản phẩm cơ bản được phụ nữ Việt Nam sử dụng. Số lượng phụ nữ cần sử dụng mặt hàng này là 30 triệu người.

nhieu

Thị trường bỉm tã và băng vệ sinh ngỡ ngàng khi không phải là hàng hóa thiết yếu

Tương tự với tã bỉm, có khoảng 3 triệu em bé trong độ tuổi 0-2 cần sử dụng. Mỗi bé trung bình cần 90-120 miếng tã 1 tháng, cao điểm, một bé sơ sinh có thể cần tới hơn 10 miếng 1 ngày. Cùng với đó, tác người lớn theo thống kê, số người mắc các vấn đề bài tiết phải sử dụng bỉm gần 1,4 triệu người trên toàn quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên sự không thống nhất về cách hiểu hàng thiết yếu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong vận chuyển. Vì vậy, doanh nghiệp hy vọng đề xuất của Bộ Công Thương về danh sách hàng cấm lưu thông thay vì danh sách hàng hóa thiết yếu sớm được phê duyệt giúp địa phương thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa trong Covid-19.

Nguồn Tổng Hợp

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM