Muốn tăng doanh số bán hàng các shop hãy học cách phân tích doanh thu

Nghĩ đến việc tăng doanh số bán hàng, nhiều chủ shop chỉ quan tâm tới các chiến dịch tiếp thị để thu hút người mua như đẩy mạnh quảng cáo trên mạng, khuyến mãi giảm giá, tặng quà,… Tuy nhiên, có một bước cực kỳ quan trọng khác mà họ đã vô tình bỏ quên, đó là phân tích doanh thu. Mọi chiến lược kinh doanh đều phải có cơ sở để phát triển, và những dữ liệu sau khi bạn tổng hợp, phân tích và đánh giá doanh thu bán hàng chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng các chiến lược đó. Bài viết này sẽ cho các shop biết phải phân tích doanh thu như thế nào mới chính xác nhất.

phan-tich-doanh-thu-tang-doanh-so-ban-hang-1

1. Chọn mốc thời gian để phân tích doanh thu

Quá trình kinh doanh không phải lúc nào cũng diễn ra đều đều như nhau, tùy thuộc vào từng thời điểm sẽ có biến động đặc thù, ví dụ dịp giáp Tết, mùa lễ hội, Giáng sinh,… Để dễ dàng so sánh bạn nên chọn mốc thời gian cụ thể, thông thường là cùng kỳ năm ngoái, nếu chỉ cần những kết quả phân tích tình hình kinh doanh thường ngày thì nên tránh các mốc gần dịp đặc biệt trong năm, như vậy kết quả sẽ khách quan hơn. Ngoài ra khoảng thời gian phân tích phải đủ dài, ít nhất một tháng mới theo dõi được sự thay đổi.

2. Phân tích số lượng hàng bán ra

Trong khoảng thời gian phân tích bạn cần thống kê được tổng số lượng hàng đã bán và số lượng từng chủng loại sản phẩm. Qua những con số này bạn sẽ biết được khả năng tiêu thụ của các mặt hàng ra sao, từ đó đoán biết nhu cầu thị trường, lên kế hoạch nhập xuất cho hợp lý. Ngoài ra nên thống kê “top 10” mặt hàng bán chạy nhất rồi so với cùng kỳ năm ngoái xem có gì thay đổi hay không.

3. So sánh tỉ trọng chi phí trên doanh thu

Trong thực tế số lượng hàng bán được chưa chắc đã tỉ lệ thuận với lợi nhuận, đôi khi do không kiểm soát tốt chi phí mà doanh thu không bù nổi số tiền đã bỏ ra. Bạn cần thống kê các khoản phí phát sinh trong kỳ phân tích, chia cho doanh số thực để biết tỉ trọng, nếu con số quá cao thì phải xem xét lại cách chi tiêu. Việc cân đối chi phí cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền trong shop của bạn, dựa vào những số liệu có được bạn sẽ biết phải phân bổ nguồn vốn thế nào cho hợp lý. Ví dụ khi lượng tiêu thụ tăng mạnh thì nên giảm tiền quảng cáo để lấy vốn nhập hàng mới.

4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh

Nếu phải quản lý cửa hàng nhiều chi nhánh thì bạn không được quên bước này khi phân tích doanh thu. Hãy xem số liệu thống kê của từng chi nhánh cho các mục số lượng hàng bán ra, thực thu, chi phí phụ (vận chuyển, điện nước,… ), tồn kho. Dựa vào đó bạn sẽ đánh giá được chi nhánh nào đang hoạt động hiệu quả, chi nhánh nào đang tiêu tốn quá nhiều chi phí phụ để lên kế hoạch cải thiện ngay lập tức.

5. Phân tích doanh thu theo kênh bán hàng

Bán hàng đa kênh đang là xu hướng hiện nay, nếu shop của bạn cũng kết hợp một số kênh khác ngoài cửa hàng truyền thống như website, Facebook,… thì nên thống kê lại để phân tích. Vì mặc dù mô hình kinh doanh kiểu mới này có thể khai thác tối đa tập khách hàng và lợi thế trên mỗi kênh, nhưng bù lại bạn phải bỏ ra nguồn lực không nhỏ, cần phải kiểm soát để biết kênh nào hiệu quả hơn, cần nào cần đầu tư nhiều hơn.

6. Phân tích biến động giá nhập

Bất kể giá bán hay giá nhập đều không phải con số cố định, tùy vào từng thời kỳ mà chúng sẽ dao động lên xuống. Để theo dõi được sự thay đổi đó bạn cần lưu giữ lại thông tin sau mỗi lần nhập hàng, về giá buôn, thời gian giao tới nơi, những chương trình ưu đãi cho đại lý,… Kết hợp với số liệu thống kê về doanh thu sẽ cho bạn biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng lãi ít, lãi nhiều thời gian qua.

7. Thống kê công nợ

Doanh thu khác với thực thu, việc khách xin khất nợ và ký sổ nợ với nhà cung cấp là chuyện bình thường trong buôn bán. Vì vậy bạn cần thống kê chi tiết những khoản nợ phải trả và phải đòi, một mặt để nắm rõ nguồn tiền thực tế của shop, mặt khác để lên kế hoạch đi đòi hoặc trả lại cho mối buôn.

Nhìn chung, phân tích doanh thu là tổng kết lại các số liệu báo cáo, so sánh với kỳ trước, tìm ra nguyên nhân để có phương án cải thiện vào kỳ sau. Muốn số liệu chính xác thì hệ thống báo cáo của bạn phải thật hoàn thiện và cập nhật thông tin thường xuyên. Tốt nhất là hãy sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng có tính năng tự động tổng kết báo cáo, vừa đỡ nhầm lẫn, vừa nhanh chóng và tiện lợi. Dưới đây có một phần mềm như thế, hãy nhấp vào nút dùng thử để có 15 ngày trải nghiệm thực tế nhé!

>>11 cách vô cùng đơn giản để cắt giảm chi phí kinh doanh

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM