Làm thế nào để vượt qua những trở ngại kinh doanh một cách nguyên vẹn?

Thông thường, trong cuộc sống, nếu bạn luôn cố gắng đâm đầu vào khó khăn (hitting the wall) để đạt được một cái gì đó thì kết quả là bạn sẽ không thể có được bất kỳ sự tiến bộ nào. Gan dạ là một đức tính tốt, nhưng trước khi biến mình trở thành một “con thiêu thân” và hy sinh trước ánh đèn bỏng cháy thì hãy tự trang bị tất cả những “vũ khí chiến đấu” tối ưu nhất để vượt qua những trở ngại kinh doanh một cách nguyên vẹn.

Làm thế nào để vượt qua những trở ngại kinh doanh một cách nguyên vẹn? 1

Làm thế nào để vượt qua những trở ngại kinh doanh một cách nguyên vẹn?

Trong thể thao chuyên nghiệp, chúng ta thường nghe nói về các vận động viên, đặc biệt là những “tân binh” thường xuyên phải đối mặt tình huống “hitting the wall” mà chưa từng trải qua một mùa giải đầy đủ trong các giải đấu lớn. Họ phải chiến đấu một cách bất ngờ, và dường như đó vẫn luôn là một nhiệm vụ khó khăn, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Xét đến trong kinh tế, các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể tìm thấy chính mình trong một kịch bản tương tự. Mỗi thứ dường như vẫn diễn ra tốt đẹp…cho đến khi chúng không còn thế nữa. Họ sẽ bị rơi vào trạng thái mơ hồ khi đặt ra câu hỏi: “bước đi nào là đúng đắn cho doanh nghiệp của mình?” khi phải đối diện với những rào cản kinh doanh đầy rẫy khó khăn và rủi ro phía trước.

10 thách thức kinh doanh cần bước qua nếu muốn “sống sót”

Để tạo ra một thương hiệu được yêu thích, được nhiều người biết đến có lẽ điều đó thật không dễ dàng gì, chắc chắn là như vậy, nhất là trong thời điểm này. Bởi vậy mới nói, nếu bạn muốn tạo nên một thương hiệu có giá trị, được mọi người biết đến và yêu thích, hãy bước qua những thử thách dưới đây.

  • Thị trường hầu hết các sản phẩm đang ở xu hướng bão hòa
  • Cạnh tranh ngày càng gia tăng và phức tạp
  • Khó khăn trong việc tạo ra khác biệt
  • Mức độ trung thành ngày càng giảm trong nhiều chủng loại sản phẩm
  • Thế mạnh thương mại của hệ thống phân phối ngày càng gia tăng
  • Các kênh truyền thông, quảng cáo ngày càng phân tán
  • Sức ép tìm kiếm lợi ích ngắn hạn cho tổ chức
  • Chi phí dành cho xúc tiến bán hàng ngày càng tăng

Trên thực tế, nhiều thương hiệu không thành công trong việc phát huy những tiềm năng hay duy trì giá trị của mình bởi không nhận diện và vượt qua được những áp lực và rào cản này.

1. Lấy vốn ở đâu?

Nhiều người nói rằng chỉ cần có niềm tin, đam mê là có thể thành công nhưng đó chỉ là cách nói động viên nhau mà thôi, bởi điều quan trọng là bạn phải có tiền. Đặc biệt với những người lựa chọn con đường kinh doanh họ bắt buộc phải gác bỏ công việc hiện tại và tiền lương cố định để tập trung cho sự nghiệp trước mắt. Có quá nhiều thứ trước mắt mà một người khởi nghiệp trẻ cần phải lo từ tiền đầu tư vào sản phẩm, cửa hàng, thuê nhân viên…, nếu không có số vốn nhất định rất khó có thể duy trì được lâu. Bên cạnh đó kể cả khi bạn có tài chính để khởi nghiệp nhưng làm cách nào để quá trình hoạt động sinh ra lợi nhuận nhanh nhất vẫn là vấn đề lớn, không có gì đảm bảo trong tháng đầu tiên bạn sẽ thu được tiền ngay lập tức.

2. Phụ thuộc vào cộng sự

Trong thời điểm đầu tiên khi khởi nghiệp, bạn thường phải phụ thuộc rất lớn vào cộng sự, đó có thể là bạn bè, người thân, gia đình… bởi bạn không đủ vốn để có đội ngũ nhân viên hoàn hảo cũng như công ty bạn quá “vô danh” để thu hút được người tài. Bạn bắt buộc phải đặt hết lòng tin vào những cộng sự đó và thật rủi ro nếu một ngày các cá nhân này từ bỏ con đường đã chọn, bạn bắt buộc phải hoạt động một mình, gánh vác gấp đôi công việc.

5. Áp lực thời gian

Các nhà đầu tư thường thiếu kiên nhẫn, họ muốn doanh nghiệp nhanh chóng tạo ra lợi nhuận vì vậy áp lực thời gian vô cùng lớn. Chính vì vậy nó thường dẫn đến sự thiếu chính xác trong các quyết định bởi bạn phải đưa nó trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy một người lãnh đạo giỏi cần biết cách sắp xếp thời gian khoa học, tập trung sức lực để hoàn thiện một công việc, một mục đích cụ thể hơn là việc quá ôm đồm mọi thứ.

4. Áp lực cạnh tranh về giá

Hầu hết mọi công ty hay các hoạt động kinh doanh online đều chịu áp lực cạnh tranh về giá, bởi liên quan đến giá cả là liên quan đến chi phí. Trong tất cả các ngành công nghiệp – từ máy tính đến ô tô, nhà hàng, hàng không đến đồ uống – bức tranh về thị trường đến nay vẫn thế: cạnh tranh về giá vẫn đóng vai trò trung tâm, chịu tác động và sức ép từ lực lượng bán lẻ, những nhóm khách hàng nhạy cảm về giá, sự suy thoái thị trường (thường do những tác nhân mới xuất hiện hay các đối thủ cạnh tranh).

Các nhà bán lẻ đang ngày càng trở nên hùng mạnh theo thời gian và họ đã sử dụng thế mạnh này để gây áp lực về giá. Một thập kỷ trước, thông tin phần lớn được các nhà sản xuất quản lý. Trong khi đó, các nhà bán lẻ hiện nay đang thu thập được rất nhiều thông tin và phát triển các mô hình sử dụng những thông tin này. Các nhà cung cấp, đặc biệt là những người đứng thứ ba hay thứ tư trong số những người có tỷ lệ thị phần với cấp độ trung thành thương hiệu trung bình, là những người chịu áp lực lớn nhất về giá hàng hóa.

Thực tế trong kinh doanh đã chứng tỏ rằng nhân tố thiết yếu để đạt được sự thành công là duy trì được chi phí thấp. Do đó, các công ty thường xuyên phải tìm cách cắt giảm biên chế, giảm quy mô và cắt giảm toàn bộ các chi phí không cần thiết khác. Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra với những người ủng hộ việc đầu tư cho thương hiệu dưới hình thức nghiên cứu thị trường và các hoạt động xây dựng thương hiệu? Những người này chắc chắn sẽ bị chỉ trích bởi cái gọi là văn hóa “tiết kiệm” chi phí của công ty vì việc đầu tư vào giá trị thương hiệu luôn được coi là hết sức tốn kém.

5. Có quá nhiều đối thủ cạnh tranh

Những đối thủ cạnh tranh đáng gờm thâm nhập vào thị trường từ mọi phía. Các đối thủ mới không chỉ tạo sức ép về giá, thị trường có nhiều thương hiệu hơn, điều đó có nghĩa là việc tìm được chỗ đứng cho thương hiệu trở nên khó khăn hơn. Theo đó, mỗi thương hiệu có xu hướng bị đặt vào những vị trí nhỏ hẹp hơn. Các thị trường được nhắm đến trở nên nhỏ hơn và những thị trường không nhắm tới được lại phình to hơn. Những nỗ lực để tìm thấy một đoạn thị trường rộng lớn trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh các thương hiệu tràn ngập trên thị trường. Hơn nữa, một số đối thủ cạnh tranh sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm phương thức hoạt động mới. Hậu quả có thể dẫn đến sự mất ổn định của môi trường cạnh tranh. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng xuất hiện một xu hướng là các đối thủ sẽ bắt chước bất cứ phương thức hoạt động nào đang đạt được sự thành công.

6. Kênh tiếp thị truyền thông vô cùng đa dạng

Nếu như trước đây, một thương hiệu có thể dễ dàng đạt được hiệu quả qua các phương tiện truyền thông bởi khi đó chỉ có một số rất ít sự lựa chọn cũng như phương tiện để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Các thị trường tập trung còn hết sức phổ biến và chưa có các đoạn thị trường nhỏ. Trong khi đó, các nhà quản lý thương hiệu hiện nay phải đối mặt với một môi trường rất khác mà ở đó khó có thể đạt được sự nhất quán cần thiết để xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh.

Ngày nay, một danh mục dài với nhiều sự lựa chọn phương tiện truyền thông, bao gồm truyền hình, quảng cáo trên Internet, tiếp thị trực tiếp, tài trợ và rất nhiều phương thức khác được sáng tạo và thực hiện hằng ngày. Việc làm thế nào để các thông điệp được gởi đi qua những phương tiện truyền thông này không làm suy yếu thương hiệu đang trở thành một thách thức thật sự, đặc biệt là khi có sự kết hợp của các phương tiện xúc tiến bán hàng. Một quá trình xúc tiến bán hàng phải bao gồm một đợt tặng quà khách hàng và giảm giá mới mong tạo được tiếng vang. Ví dụ, nếu đặc trưng của một thương hiệu nào đó dựa trên chất lượng, có nghĩa là giá cả phải cao tương ứng tương ứng hoặc ít ra là phải giữ ở mức ổn định. Nhưng nó sẽ nảy sinh mâu thuẫn nếu thương hiệu đó cần phải cung cấp hàng hóa với giá rẻ hơn để có được doanh số cao hơn.

Vẫn biết nên đa dạng hóa các kênh truyền thông để gia tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý các đặc trưng khác nhau cho cùng một thương hiệu luôn mang đến những rắc rối cho cả thương hiệu và khách hàng do các thông điệp được gửi đi trên các phương tiện truyền thông hay bị chồng chéo nhau khiến khách hàng biết đến rất nhiều đặc trưng cho cùng một thương hiệu. Như vậy càng có nhiều đặc trưng thương hiệu khác nhau thì việc điều phối để phát triển một thương hiệu mạnh càng trở nên khó khăn hơn.

7. Sự phức tạp của các chiến lược thương hiệu

Trước đây, một thương hiệu là một thực thể đơn lẻ và la đối tượng trọng tâm cần được củng cố và phát triển đối với các nhà quản lý thương hiệu. Ngày nay tình thế đã thay đổi. Sự ra đời của những thương hiệu phụ, thương hiệu mở rộng, thương hiệu về thành phần sản phẩm, các thương hiệu về nhà tài trợ và các thương hiệu công ty khiến cho các nhà quản lý thương hiệu phải bận rộn hơn nhiều. Sự phức hợp này làm cho việc quản lý thương hiệu trở nên khó khăn.

Tại sao lại có sự phức hợp này? Như đã phân tích ở trên, sự xuất hiện của một thị trường hay sản phẩm mới thường dẫn tới sự ra đời của một thương hiệu mới hay một thương hiệu phụ. Từ đó lại phát sinh sự phân tán thị trường và sự sinh sôi nảy nở của các thương hiệu. Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc tới một nhân tố khác là chi phí. Các công ty thường có xu hướng sử dụng các thương hiệu sẵn có trong những bối cảnh và có vai trò khác nhau bởi việc xây dựng một thương hiệu mới vô cùng tốn kém.

Đọc thêm: 5 cách xây dựng thương hiệu chuẩn dành cho doanh nghiệp

8. Xu hướng thay đổi các chiến lược

Đôi khi, trong các công ty cũng xảy ra những áp lực nội bộ lớn liên quan đến việc thay đổi đặc trưng và phương pháp thực hiện chương trình phát triển thương hiệu trong khi đặc trưng cũ vẫn còn hiệu quả hay còn chưa hết tiềm năng. Những thay đổi kiểu này có thể làm giảm giá trị hay thậm chí làm mất đi giá trị thương hiệu. Hầu hết các thương hiệu lớn như Marlboro, Volvo và Motel 6 đều có một đặc điểm chung: một thương hiệu đều phát triển một đặc trưng rõ ràng và bất biến trong một thời gian rất dài. Như vậy, một thương hiệu mạnh cần phải gìn giữ được các đặc trưng quan trọng của mình và tăng cường nhận thức của công chúng thông qua những hình ảnh rõ ràng về đặc trưng thương hiệu.

9. Xu hướng đi ngược lại sự đổi mới

Một thực tế là có rất nhiều công ty đã quá chú trọng đến việc phát triển thương hiệu mà không lưu tâm đến việc đầu tư chất xám và vốn để đổi mới sản phẩm và dịch vụ một cách thực sự toàn diện. Hiển nhiên việc đầu tư này luôn không chỉ tốn kém và mạo hiểm mà còn dẫn đến việc giảm lợi nhuận về mặt ngắn hạn.

Ngoài ra, các nhà quản lý thương hiệu có thể đang quá tự mãn với những thành công của hiện tại và quá khứ, mặt khác do luôn phải luôn bận tâm đến những vấn đề thường trực hằng ngày. Do đó họ không nhìn thấy rõ những diễn biến và thay đổi của môi trường cạnh tranh.

Do bỏ qua và không nắm được những diễn biến trên thị trường cũng như những bước phát triển về công nghệ, các nhà quản lý làm cho các thương hiệu của mình ngày càng mờ nhạt, mất đi động lực cạnh tranh. Kết quả là sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu dần dần bị suy yếu. Đây chính là cơ hội tốt để các đối thủ cạnh tranh, vốn không có gì nhiều để mất, xâm nhập thị trường và chiến thắng với những nỗ lực đổi mới của mình.

Đơn cử như trường hợp Weight Watchers, một trong những thương hiệu thành công rực rỡ trong những năm 80. Weight Watchers đã xây dựng được những phương pháp kiểm soát trọng lượng cơ thể lý tưởng và đã tạo ra một hãng kinh doanh có tổng giá trị lên tới 1,5 tỷ đô la. Nhưng đến cuối những năm 80, các khách hàng đã bắt đầu bớt quan tâm đến việc kiểm soát trọng lượng và thay bằng các chương trình ăn kiêng có lợi cho sức khỏe.

Đi tiên phong trong việc thiết kế ra mô hình ăn kiêng này là thương hiệu Healthy Choice. Câu hỏi đặt ra là tại sao hãng Weight Watchers, một công ty có nguồn lực và có kiến thức thị trường dồi dào hơn lại không phải là người đi đầu? Lý do chủ yếu là Weight Watchers đang là một thương hiệu thành công và công ty không muốn làm giảm doanh thu bằng việc đầu tư vào một vị trí trong thị trường mới.

10. Áp lực đầu tư ở nơi khác

Vị trí của một thương hiệu hùng mạnh là một vấn đề chiến lược tiềm năng bởi nó thu hút cả sự tự mãn và lòng tham. Khi một thương hiệu được coi là hùng mạnh sẽ xuất hiện xu hướng giảm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh trọng tâm để tăng cường các hoạt động kinh doanh ngắn hạn hay đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mới. Tuy nhiên, người ta luôn lầm tưởng rằng thương hiệu không bị ảnh hưởng nếu ít được hỗ trợ và rằng có nhiều cơ hội đầu tư khác hấp dẫn hơn. Cuối cùng là các lĩnh vực kinh doanh mới thu hút nhiều nguồn lực công ty lại thường không thành công do chúng có những đòi hỏi quá cao trong khi khả năng của các công ty để tổ chức và quản lý những lĩnh vực kinh doanh mới lại chỉ có hạn.

Làm thế nào để vượt qua những trở ngại kinh doanh một cách nguyên vẹn? 21

“Càng cố gắng tìm tòi, bạn sẽ càng khám phá ra nhiều thứ hơn. Bạn có thể tìm thấy nguyên nhân của vấn đề và tìm được các giải pháp thích hợp để giải quyết nó.”

Làm thế nào để vượt qua những trở ngại kinh doanh?

õ ràng, trong kinh doanh bạn sẽ gặp rất nhiều các vấn đề phát sinh mà bạn không thể kiểm soát được hết ngay tức thời. Vậy mỗi lần gặp khó khăn như vậy, bạn sẽ làm thế nào? Dưới đây là 7 nguyên tắc vàng có thể giúp bạn vượt qua khó khăn trong kinh doanh:

1. Giải quyết từng bước một

Các rào cản kinh doanh có thể được cải thiện một cách tích cực nhờ tinh thần và cảm xúc. Có thể ví trường hợp này như là một cuộc đua sức bền. Nicole Fende, một vận động viên điền kinh đã từng phải đối mặt với khó khăn khi chạy lên một ngọn đồi trượt tuyết rất cao cùng với đồng đội của mình, nhưng với sự cổ vũ và truyền cảm hứng, động lực từ huấn luyện viên, cô đã chinh phục nó.

Làm thế nào để vượt qua những trở ngại kinh doanh một cách nguyên vẹn? 3

Giải quyết vấn đề theo từng bước một

Thay vì cố gắng tìm ra năng lượng để chinh phục toàn bộ một ngọn núi, tôi đã tập trung vào việc giải quyết chỉ trong một bước,” cô nói, “Với mỗi bước chạy của mình, tôi đều nghĩ phải cố gắng thêm một bước, một bước nữa thôi là sẽ lên đến đỉnh. Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp trong các vấn đề kinh doanh, bị đe dọa bởi các mục tiêu của mình hoặc chỉ đơn giản là cảm thấy mệt mỏi, khi đó, hãy tập trung nguồn lực, năng lượng của bạn vào các bước đi tiếp theo. Điều duy nhất bạn cần phải làm là luôn giữ vững tinh thần và cái đà đi lên, bởi một khi đã tụt dốc, bạn sẽ trở nên bấn loạn và không thể kiểm soát được tình hình nữa. Hãy tâm niệm điều đó trong ngày hôm nay. Ngày mai, lặp lại quá trình đó. Và ngày hôm sau cũng vậy. Cứ thế, chỉ cần với một bước thôi, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với những gì mà mình có thể thực hiện.

2. Kiểm tra các tùy chọn của bạn

Một khi đã biết những vấn đề khó khăn đang tồn tại, bạn luôn có động lực giải quyết chúng, hãy suy nghĩ về các giải pháp có thể được. Như những gì mà tác giả Akalp đã khuyên trong một câu chuyện  khác trên trang smallbiztrends.com, bạn hãy suy nghĩ về khách hàng, sản phẩm và mức độ căng thẳng mà công việc kinh doanh mang lại.

Làm thế nào để vượt qua những trở ngại kinh doanh một cách nguyên vẹn? 4

Kiểm tra các tùy chọn của bạn

Nếu không thích làm việc với nhóm khách hàng bạn đã và đang thu hút, hãy tập trung phác thảo ra những khách hàng lý tưởng mới. Trong kinh doanh, bạn cần tập trung vào một thị trường thích hợp, chỉ thu hút những người coi trọng các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Nếu nghĩ rằng sản phẩm của doanh nghiệp không còn khả năng cạnh tranh trên thị trường thì hãy dành thời gian tìm kiếm những sản phẩm mới có thể len lỏi vào các khoảng trống tại thị trường ngách. Còn nếu vấn đề chỉ đơn giản là bạn đang phải làm việc quá sức và căng thẳng thì chẳng có gì là khó khăn cả, hãy thuê một freelancer, nhận thêm nhân viên bán thời gian, hoặc nhân viên toàn thời gian để giảm bớt một khối lượng công việc của mình.

3. Xử lý một cách kỷ luật

Trong thực tế, bạn không phải chỉ đối mặt với những khó khăn trong chính doanh nghiệp của mình mà bên cạnh đó, ngoài thị trường cạnh tranh còn có rất nhiều các yếu tố phiền nhiễu khác có thể làm cho bức tường rào cản đó lớn hơn và dày hơn rất nhiều. Tác gia và doanh nhân Kevin Daum đã viết về khả năng tập trung khi giải quyết những trở ngại kinh doanh trong một câu chuyện trên trang inc.com như sau:

“Thật dễ dàng để bị phân tâm với nhiều thứ phiền nhiễu”,  ông viết, “Doanh nhân là như thế - luôn luôn bận rộn! Luôn luôn có một ngọn lửa đánh lạc hướng khiến bạn phí phạm thời gian, công sức vào các yếu tố bên ngoài. Do đó, hãy luôn giữ một kỹ luật nhất định, giải quyết những vấn đề ưu tiên cấp bách số 1 mỗi ngày cho đến khi nó thực sự biến mất.”.

4. Suy nghĩ đa chiều theo hướng tích cực

Khó khăn không hẳn là điều không tốt, nó giúp bạn hiểu rằng bạn chưa hoàn hảo, bạn cần có cái nhìn rộng hơn, nhiều chiều hơn. Trong cuộc sống đôi lúc không đạt được kết quả như mong muốn, đìêu đó không có nghĩa là thất bại mà qua đó bạn trưởng thành hơn vì những kinh nghiệm từ thất bại đó. Bạn nên nhớ rằng tất cả những người thành công đã có những lúc thất bại hơn bạn bây giờ và họ đã biết cách vượt qua và trở nên nổi tiếng.

5. Kiên định

Bạn đã cố gắng làm việc hiệu quả, bạn cũng có những mối quan hệ tốt với nhân viên, đồng nghiệp, nhưng không có nghĩa bạn luôn làm tốt mọi thứ, sẽ có những thời điểm bạn vấp ngã trong sự nghiệp. Điều đó là hoàn toàn bình thường trong kinh doanh, không ai có thể vừa bắt đầu bán hàng đã thành công và thu lợi nhuận ngay lập tức. Điều tạo nên sự khác biệt giữa thành công với thất bại thường không phải là bạn vấp ngã bao nhiêu lần, mà là bạn kiên định ra sao đối với việc quay trở lại cuộc chơi.

Hãy tiếp tục bước lên phía trước bằng lòng kiên định, bất chấp mọi trở ngại. Nếu có được tinh thần ấy, bạn sẽ vượt qua được những thách thức và phục hồi bằng những kinh nghiệm mà nhờ đó, bạn sẽ đi đúng hướng hơn, tránh được những cú vấp ngã tương tự trong tương lai.

6. Thích nghi với sự thay đổi

Nhiều người có xu hướng chống lại những tình huống mới vì nhiều lý do. Trong đó, có thể kể tới những lý do như sự mất kiểm soát, lo ngại về sự bất ổn, và việc đã quá gắn bó với những thói quen. Tuy nhiên, hãy nhớ một câu nói nổi tiếng của nhà khoa học Charles Darwin: “Những loài tồn tại không phải là loài mạnh nhất, cũng không phải là loài thông minh nhất, mà là những loài thích nghi tốt nhất với sự thay đổi”. Thị trường thay đổi và biến đổi hàng ngày, hàng giờ, nếu bạn không chuẩn bị tinh thần để thích nghi, nếu bạn đi ngược lại xu hướng, nếu bạn chỉ kinh doanh những sản phẩm lỗi thời thì bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua.

Kinh doanh

7. Quản lý quỹ thời gian, lên kế hoạch lại

Gặp khó khăn, không có nghĩa là mọi thứ bị rối tung lên một cách mất kiểm soát. Chính những lúc này bạn cần phải kiểm soát mọi thứ trong tầm tay. Lên thời gian biểu, lấy lại nguồn cảm hứng, có một bản kế hoạch cụ thể với những vướng mắc và cùng mọi người thảo luận, chắc chắn vấn đề sẽ được giải quyết.

8. Nạp năng lượng, thả lỏng cơ thể

“ Có sức khỏe là có tất cả” – đừng rối trí trước những khó khăn. Hãy tạm gạt những khó khăn đó qua một bên, thả lỏng cơ thể, cho nó thư giãn, đây là thời gian cơ thể được nạp năng lượng để có thể bắt đầu với hoạt động kinh doanh khi bạn trở lại làm việc. Biết đâu, lúc này nhìn lại, những khó khăn lại được giải quyết dễ dàng hơn. Những người không biết yêu bản thân mình sẽ khó có thể biết yêu thương người khác. Khi bạn yêu quý bản thân đồng nghĩa với việc bạn sẽ có những nguyên tắc và thói quen tích cực giúp bạn sống tốt hơn và cảm thấy lạc quan hơn.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM