Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ thể thao

Thể thao là hoạt động không thể thiếu của con người, không chỉ để giải trí hay rèn luyện sức khỏe mà nó còn mang nhiều ý nghĩa khác. Chính vì vậy mà phong trào tập thể dục thể thao đang lan tỏa rầm rộ khắp nơi trên thế giới. Cũng từ đây mà nhu cầu về đồ dùng phục vụ cho các hoạt động thể thao tăng lên nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho những ai muốn kinh doanh mặt hàng này. Nắm bắt được điều đó, chúng tôi đã tổng hợp và ghi lại những kinh nghiệm mở cửa hàng đồ thể thao để bạn có thể tham khảo.

kinh-nghiem-mo-cua-hang-do-the-thao1

1. Am hiểu về sản phẩm

Để bắt đầu kinh doanh một mặt hàng nào đó thì điều tối thiểu bạn cần là những kiến thức cơ bản về mặt hàng ấy. Ví dụ bán đồ bóng đá thì ít nhất bạn phải biết về những đội bóng nổi tiếng, các cầu thủ giỏi được nhiều người hâm mộ hay hiện tại đang có giải đấu nào. Đừng nghĩ đây chỉ là mấy thông tin ngoài lề vụn vặt, tuy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn bán được hàng hay không, nhưng lại giúp bạn có cái nhìn khái quát về thị trường, xu hướng hiện thời để lên kế hoạch kinh doanh tốt hơn.

Tìm hiểu về sản phẩm cũng bao gồm việc bạn điều tra xem đối thủ của mình đang bán cái gì, chính sách bán hàng của họ ra sao để xác định chiến lược cạnh tranh đúng đắn.

2. Xác định vốn đầu tư

Sau khi tìm hiểu kĩ càng về thị trường, sản phẩm và có được định hướng kinh doanh cho mình thì bạn cần cân đối vốn đầu tư. Trong khâu này bạn nên dự trù trước những kinh phí cần thiết để mở cửa hàng đồ thể thao, như tiền thuê mặt bằng, chi phí trang thiết bị, thuê nhân viên, quảng cáo,...Đặc biệt, đừng quên dành ra một khoản đề phòng rủi ro, vì không phải lúc nào chúng ta cũng biết được những biến động trong tương lai. Theo điều tra của chúng tôi thì khoảng 40 triệu đén 80 triệu đồng là đủ để bạn bắt đầu.

3. Chọn địa điểm thích hợp

Muốn tìm được nơi để đặt địa điểm kinh doanh thì trước đó bạn cần có một buổi điều tra cụ thể và kĩ lưỡng nhu cầu của từng khu vực xem có phù hợp với định hướng của mình hay không. Nếu bạn bán đồ thể thao cho trẻ em thì nên tìm tại các khu vực gần trường học, khu dân cư,...Còn nếu bán đồ dành cho các môn  thể thao “sang chảnh” như golf, tenis,...thì tốt nhất là tìm hiểu tại các trung cư, tập trung người có thu nhập cao. Hoặc nếu như muốn đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng bạn có thể bán cùng lúc nhiều loại đồ của các môn thể thao khác nhau. Nhưng với cách này thì bạn nên cẩn thận, biết cân đối khi nhập hàng giưa các chủng loại khác nhau, vì chắc chắn sẽ có sản phẩm bán được, sản phẩm không bán được ngay.

kinh-nghiem-mo-cua-hang-do-the-thao2

Sau khi đã tìm hiểu rõ ràng bạn hãy khảo sát để chọn địa điểm thích hợp nhất tại khu vực đó. Nên chú ý là chọn cửa hàng có mặt bằng rộng để trưng bài hàng mẫu, bãi để xe thuận tiện cho khách đến mua sắm

4. Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ thể thao khi tìm nguồn hàng

Quyết định đến 60% khả năng thành công của cửa hàng bạn là việc tìm nguồn hàng đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh và có chính sách ưu đãi tốt. Nếu muốn đảm bảo bạn có thể nhập hàng tại cơ sở sản xuất, lấy giá sỉ nhưng phải “ôm” lượng lớn, phù hợp với cửa hàng có quy mô. Còn nếu không bạn có thể lấy hàng từ trung gian với số lượng nhỏ hơn, nhưng chi phí chắc chắn cũng cao hơn một chút.

5. Lên chiến lược tiếp thị rõ ràng

Không phải cứ mở cửa hàng ra là có người đến mua cho bạn mà bạn cần thực hiện các chương trình quảng bá để mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng. Hiện nay có rất nhiều cách để bạn tiếp thị, trực tuyến hay truyền thống đều có ưu nhược điểm riêng. Cách tốt nhất là hãy kết hợp cả hai, phát huy tối đa khả năng truyền bá cho cửa hàng của bạn.

Trên đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng đồ thể thao mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn, hi vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho quá trình mở rộng kinh doanh của bạn.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM