Kinh nghiệm kinh doanh homestay kiếm bội doanh thu

Là một trong những loại hình dịch vụ lưu trú mọc lên như nấm, homestay ngày càng được ưa chuộng bởi những trải nghiệm riêng biệt mà hình thức này mang lại cho du khách. Homestay là gì? Kinh doanh homestay như thế nào để mang lại nhiều lợi nhuận? Tất cả sẽ được Sapo Blog trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Homestay là gì?

Homestay là loại hình dịch vụ lưu trú mà khách du lịch sẽ nghỉ ngơi tại nhà người dân bản địa để khám phá và tìm hiểu về phong tục tập quán cũng như những nét đẹp văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.  Homestay đề cao yếu tố trải nghiệm văn hóa địa phương, tự do sinh hoạt và chi phí thấp. 

Homestay là gì?
Homestay là gì?

Khi nhu cầu du lịch của du khách tăng lên kéo theo sự phát triển của các mô hình dịch vụ lưu trú, mô hình homestay đã thay đổi so với khái niệm ban đầu. Ngày nay, nhiều nhà đầu tư xây dựng hệ thống homestay riêng để cho thuê mà không còn sinh hoạt chung cùng với người dân như trước nữa. 

Trên thực tế, homestay giống như một dạng nhà nghỉ độc lập nhưng khách sẽ có được không gian nghỉ ngơi rộng hơn, thoải mái hơn. Ở Việt Nam hiện nay, homestay xuất hiện nhiều ở các khu du lịch trọng điểm như Đà Lạt, Hội An, Sapa, Nha Trang, Phú Quốc,...

2. Đặc trưng của homestay

Homestay là một loại hình dịch vụ lưu trú có nhiều nét đặc trưng riêng. Ở Việt Nam các homestay ngày càng phát triển mạnh mẽ vì nhu cầu của khách du lịch về loại hình này ngày càng gia tăng. Một số đặc trưng của homestay có thể kể đến như: 

- Vị trí

Homestay thường phát triển ở những khu vực có tài nguyên du lịch cần bảo tồn, các khu dân cư có nền văn hóa nổi tiếng đa dạng phong phú hoặc các khu vực không có đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn,...phục vụ nhu cầu của khách du lịch

- Quy mô nhỏ và giá rẻ

Nhiều nhà dân tận dụng ngôi nhà của mình và cải tạo lại để kinh doanh homestay nên chi phí đầu tư ít. Theo đó giá cho thuê cũng rất rẻ, tùy vào trang thiết bị và dịch vụ mà giá các homestay khác nhau, đáp ứng được nhu cầu của phân khúc khách hàng trung bình. Mỗi gia đình có thể đón từ 10 đến 30 khách tùy thuộc vào quy mô. 

Khi mô hình kinh doanh homestay ngày càng phát triển, có nhiều homestay xây dựng như những biệt thự, căn hộ cao cấp hoặc có kiến thức độc lạ nên giá có thể đắt hơn, nhưng khi chia ra thì không đáng là bao so với tiện ích họ nhận được.

- Cơ hội giao lưu và tìm hiểu văn hóa địa phương

Homestay là hình thức lưu trú mà người du lịch có thể sinh hoạt cùng người dân địa phương. Vì vậy đây chính là cơ hội để họ giao lưu và tìm hiểu văn hóa địa phương đó. Từ việc lưu trú, ăn uống đến hướng dẫn du lịch đều giúp khách du lịch tìm hiểu đời sống và tinh thần địa phương.

Loại hình dịch vụ lưu trú này chính là cầu nối giúp bạn mở rộng các mối quan hệ, trau dồi thêm vốn hiểu biết và nâng cao khả năng giao tiếp. Đây cũng là một loại hình giúp phù hợp với các gia đình muốn cho con học hỏi và khám phá thêm nhiều trải nghiệm cuộc sống.

Xem thêm: Dịch vụ lưu trú là gì? Các loại hình dịch vụ lưu trú hiện nay

3. Lợi ích khi kinh doanh homestay

Kinh doanh dịch vụ lưu trú loại hình homestay phù hợp với những quốc gia có nền văn hóa đa dạng như Việt Nam. Những lợi ích khi kinh doanh homestay mang lại cho chủ đầu tư là gì? Cùng Sapo tìm hiểu nhé.

3.1 Tiềm năng khi kinh doanh homestay

Loại hình lưu trú homestay ngày càng trở lên phổ biến tại Việt Nam trong vài năm gần đây do trào lưu “xách balo lên và đi” của giới trẻ. Mong muốn của họ là chỉ cần có một nơi lưu trú giá rẻ và được trải nghiệm nhiều hơn văn hóa các vùng miền. Vì thế, loại hình homestay đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng này.

Mô hình kinh doanh homestay không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp bởi thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, lợi nhuận không cao như kinh doanh khách sạn, resort,..Vì vậy đây chính là cơ hội cho những người dân địa phương ít vốn.

3.2 Tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình

Kinh doanh homestay tạo ra công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số nhưng có du lịch đẹp như Mộc Châu, Sapa, Hà Giang,...

Tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình
Kinh doanh homestay tạo ra việc làm và nguồn thu nhập cho các hộ gia đình

3.3 Vốn đầu tư ít

So với các loại hình dịch vụ lưu trú khác, đây là loại hình lưu trú đòi hỏi số vốn đầu tư ít, dao động từ vài chục tới vài trăm triệu đồng. Chủ đầu tư có thể sử dụng tiền tiết kiệm vay mượn người quen hoặc dễ dàng vay ngân hàng.

3.4 Thu hồi vốn nhanh

Thời gian để xây dựng hoặc cải tạo homestay diễn ra trong một thời gian ngắn, bạn có thể bắt tay vào kinh doanh sớm để thu lợi nhuận. Khi homestay của bạn đi vào hoạt động ổn định, công việc kinh doanh này sẽ mang lại cho bạn một nguồn thu nhập hấp dẫn.

3.5 Quảng bá hình ảnh địa phương

Kinh doanh homestay ở địa phương là một trong những cách quảng bá giá trị địa phương. Đó là cơ hội quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống, đặc sản ẩm thực, đời sống tinh thần của người dân địa phương. Từ đó ngày càng thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm hơn, mở rộng mối quan hệ cho chủ homestay.

4. Những phong cách thiết kế homestay chủ kinh doanh nên tham khảo

Khi mô hình homestay ngày càng mọc lên như nấm, làm sao để homestay của bạn khác biệt và thu hút nhiều du khách. Sapo sẽ gợi ý cho các bạn một số phong cách thiết kế homestay đáng để đầu tư.

- Vintage cổ điển

Đối với những du khách có xu hướng tìm những địa điểm mang lại cảm giác yên bình, hoài niệm thì phong cách này là một trong những lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Không gian này vừa mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái, thân thuộc vừa mang đậm vẻ đẹp cổ xưa đầy lãng mạn.

Những phong cách thiết kế homestay chủ kinh doanh nên tham khảo
Kinh doanh homestay mang phong cách vintage cổ điển mang lại cảm giác yên bình

- Tự nhiên, mộc mạc

Đây là những homestay mang phong cách thiết kế xanh, gần gũi với thiên nhiên, trong lành, thân thiện với môi trường. Thông thường, loại hình này phù hợp với các địa điểm có không khí trong lành, diện tích xây dựng rộng rãi. Những homestay theo phong cách này ưu tiên sử dụng các nguyên liệu như gỗ, mây, tre, nứa,... Phong cách này mang đến cho khách lưu trú cảm giác tươi tắn, thoải mái, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau những ngày làm việc vất vả.

- Scandinavian tinh tế

Phong cách Scandinavian mang những nét đặc trưng cơ bản như đơn giản, ấm cúng, tinh tế. Những gam màu trung tính như trắng, xám, xanh, đen trắng,..mang đến cảm giác hài hòa kết hợp cùng những sản phẩm nội thất đơn giản nhưng đầy đủ tiện nghi. Những homestay mang phong cách này đem đến cho khách cảm giác yên bình và thư giãn. Phong cách này không chỉ được giới trẻ mà các tầng lớp trung niên cũng vô cùng ưa chuộng.

- Retro pha trộn độc đáo

Đây là phong cách kết hợp giữa những yếu tố cổ điển và hiện đại, những đặc điểm xưa cũ mang hơi thở của hiện đại. Phong cách này tạo cảm giác hoài cổ, sang trọng và lãng mạn. Với thiết kế phong cách này, homestay của bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng trang trí, mang đến cảm nhận không gian đa chiều.

5. Kinh nghiệm kinh doanh homestay kiếm bội doanh thu

Sự phát triển của mô hình kinh doanh homestay khiến nó trở thành ngành công nghiệp dịch vụ có tính cạnh tranh vô cùng cao. Để nắm bắt lợi thế trên thị trường này, đừng bỏ qua những kinh nghiệm kinh doanh homestay được chia sẻ dưới đây để kiếm bội doanh thu ngay!

5.1 Lựa chọn vị trí phù hợp

Vị trí là một trong các yếu tố quyết định sự thành công khi kinh doanh homestay. Đây phải là nơi thu hút khách du lịch và có nhiều tài nguyên du lịch. Homestay lại loại hình gần gũi với thiên nhiên nên hãy lựa chọn những khoảng không gian xanh thông thoáng, mát mẻ. Vị trí thuận lợi cũng là điều kiện thuận lợi để khách du lịch tìm kiếm homestay của bạn dễ dàng hơn.

5.2 Lựa chọn phong cách thiết kế với nhiều loại phòng

Lựa chọn phong cách phù hợp với địa điểm kinh doanh sẽ giúp homestay của bạn trở nên thu hút và bắt mắt hơn. Những lựa chọn này sẽ giúp bạn nâng tầm giá trị homestay và cho thuê với giá tốt hơn. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, bạn nên thiết kế chia thành nhiều loại phòng khác nhau. 

Lựa chọn phong cách thiết kế với nhiều loại phòng
Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với không gian để thu hút khách hàng

5.3 Đầu tư vào khu bếp

Khi lựa chọn loại hình lưu trú homestay, khách hàng đều có mong muốn trải nghiệm nhiều hơn nghỉ dưỡng. Căn bếp tạo ra sự ấm cùng, thân thuộc trong homestay đó. Đôi khi khách du lịch muốn tự tay nấu thử những món ăn địa phương nên hãy giữ cho căn bếp của homestay luôn tiện nghi và sạch sẽ. Đây cũng là một cách thu hút khách du lịch ghé thăm homestay của bạn trong những lần tiếp theo.

5.4 Xây dựng chiến lược Marketing

Để homestay của bạn có thể quảng bá rộng rãi được nhiều người biết đến, bạn cần phải xây dựng một chiến lược marketing bài bản. Hiện nay có nhiều công cụ marketing hỗ trợ cho quá trình kinh doanh homestay của bạn như website, social media, các ứng dụng thuê phòng như agoda, luxstay booking,...

5.5 Sử dụng phần mềm quản lý 

Để tối ưu quá trình quản lý và vận hành, việc sử dụng phần mềm quản lý là điều cần thiết cho homestay của bạn. Sử dụng phần mềm giúp bạn quản lý dễ dàng hơn số lượng phòng trống hiệu quả, quản lý doanh thu và báo cáo chi tiết để đánh giá công việc kinh doanh có tốt hay không.

Với những chia sẻ trên, Sapo hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu homestay là gì?, kinh doanh homestay như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, kiếm bội doanh thu. Chúc các chủ đầu tư kinh doanh thành công.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM