Khi nào nên từ bỏ một ý tưởng kinh doanh?

Một ý tưởng tốt có thể thực hiện hay không còn phụ vào rất nhiều tố như thời thế, nguồn vốn, khả năng... Những nhà lãnh đạo cần tỉnh táo biết khi nào đi tiếp và khi nào nên từ bỏ ý tưởng kinh doanh của mình? Đây là một câu hỏi rất khó và không phải một doanh nhân nào cũng có thể nhận thấy và chấp nhận từ bỏ. Nhưng học cách tự mình tạo ra sự chọn lựa đó có nghĩa là tự mình biết lúc nào nỗ lực của bạn đem lại kết quả, lúc nào không. Jason Calacanis, một doanh nhân đa ngành, nhà đầu tư lý tưởng và là người sáng lập nên trang web Mahalo.com nhận định: “Những người có ý thức về sự cam kết và lòng trung thành đôi lúc cảm thấy như họ cần phải chiến đấu tới hơi thở cuối cùng. Điều đó thật vinh dự mà lại ngây thơ”. Sau đây là 5 bí quyết giúp bạn nhận ra khi nào một ý tưởng là bất khả thi:

ý tưởng kinh doanh

Không ai tin bạn

Ý tưởng kinh doanh của bạn đang cần ít nhất 50.000$ để bắt đầu và 5000$ để duy trì chúng nhưng bạn chỉ có trong tay 5.000$. Về tài chính là vượt quá khả năng của mình nhưng bạn vẫn tin nhờ mối quan hệ bạn có thể dùng ý tưởng và kế hoạch kinh doanh này để đi thu hút đầu tư. Với bạn đó là một ý tưởng tuyệt vời nhưng đem nó đi khắp nơi không ai tin bạn nói. Calacanis cho rằng: “Nhiều người thành công đã thành công vì họ giỏi xoay sở và kiên trì”. Nhưng đôi khi sự kiên trì đó là ngu ngốc khi ý tưởng của bạn hoàn toàn hoang tưởng, khó thực hiện không được các doanh nhân để tâm đến. Bạn nên ngồi lại và xem xét xem ý tưởng này thực sự tốt và cần thiết với tất cả mọi người hay nó chỉ tốt với bạn.

Không tự tin

Bạn đang có ý tưởng mở một cửa hàng. Bạn cần ít nhất 100 triệu nhưng hiện tại bạn chỉ có 30 triệu bạn không tự tin về khả năng sinh lời trong tương lai của ý tưởng này, vì đơn giản tương lại không ai biết trước được. Nếu đã không tự tin thì bạn không nên mạo hiểm hay chuyển ý tưởng kinh doanh lớn sang một ý tưởng kinh doanh nhỏ hơn và vẫn khả thi phù hợp với túi tiền của bạn

Không phù hợp thời thế

Ý tưởng kinh doanh của bạn rất hoàn hảo và hoàn toàn khả thi xong lại không phù hợp trong thời điểm hiện tại: Ví dụ: ý tưởng kinh doanh thời trang mùa đông trong khi hiện tại là mùa đông… Một ý tưởng khả thi chỉ khi nó phù hợp với thời thế trong hiện tại và tương lại. Nếu bạn vẫn tâm tắc với ý tưởng của mình hãy gác nó lại đợi “ gặp thời rồi phất” . Nếu không hay từ bỏ nó và chuyển sang một ý tưởng kinh doanh khác hợp thời hơn.

Không có khả năng thực hiện nó

Lên ý tưởng hoàn hảo và không có khả năng thực hiện nó. Không tài chính không có khả năng quản lý cũng như kinh doanh vậy đành phải gác lại ý tưởng sang một bên. Hoặc khi có một người tâm đắc và hiểu rõ về ý tưởng này bạn có thể bán ý tưởng xong bạn phải theo suốt quá trình ý tưởng này vì ý tưởng của bạn chỉ có bạn là người hiểu rõ nhất.

Đối  thủ cạnh trạnh quá mạnh

Trước khi thâm nhập vào thị trường bất kỳ sản phẩm nào bạn đều phải tìm hiểu thật kỹ đối thủ của mình là ai? Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ? Sản phẩm của mình có ưu điểm gì hơn sản phẩm của họ. Nếu đối thủ quá mạnh, sản phẩm của bạn không có gì hơn họ khi bạn mới bắt đâu còn đối thủ đã có thương hiệu lâu năm thì quá khó để cạnh trạnh. Nếu bạn còn nhiều nghi ngờ, hãy tự hỏi bản thân nhìn đối thủ xem liệu bạn vẫn còn động lực để tạo ra sản phẩm này không? Bạn có còn luôn nói về nó, phấn khích về việc sử dụng nó và viết blog về các ý tưởng của mình không?. Có những trường hợp ngoan cố, duy trì luôn tin vào chính mình, cố gắng là sẽ thành công nhưng nếu không  tỉnh táo bạn sẽ lâm vào tình trang “ tiền mất tật mang” Để một ý tưởng trở thành thật còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Ý tưởng hay chưa chắc đã thực hiện được, là một doanh nhân bạn cần tỉnh táo khi nào nên đi tiếp và khi nào nên từ bỏ một ý tưởng kinh doanh của mình Có thể bạn quan tâm Các bước xây dựng bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả Tại sao bạn cần một kế hoạch kinh doanh?  

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM