Vì sao sinh viên khởi nghiệp thường hay thất bại? 6 bước để trở thành "đại gia sinh viên"

Chọn con đường kinh doanh để khởi nghiệp là sự lựa chọn của nhiều sinh viên ngay khi mới ra trường nhằm phát huy sức sáng tạo, mong muốn đối mặt với những thử thách. Mang theo hy vọng, quyết tâm cùng niềm tin trở thành người thành đạt, không ít sinh viên dành dụm tiền để bắt đầu kinh doanh online thay vì đi làm thuê.

Vi-sao-sinh-vien-khoi-nghiep-thuong-hay-that-bai-1

Vì sao sinh viên khởi nghiệp thường hay thất bại?

Tuy nhiên trên thực tế những doanh nghiệp kiểu sinh viên thường nhanh chóng thất bại và biến mất khỏi thị trường chỉ trong vòng 2-6 tháng sau khi khởi nghiệp. Thiếu kỹ năng, kinh nghiệm thực tế... là những lý do mọi người thường nhắc đến nhất khi sinh viên kinh doanh thất bại nhưng bên cạnh đó là những trở ngại, vấn đề trong chính cách sống, cách nghĩ và cách quản lý công việc của họ.

Vì sao sinh viên khởi nghiệp thường hay thất bại?

1. Mang theo cái tôi quá lớn

Đây là “căn bệnh” phổ biến trong giới trẻ, sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, đặc biệt là với những người thường được sống trong sự bao bọc của gia đình từ nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm xã hội. “Tôi không cần ai, tôi có đủ kiến thức, tôi thông minh, nắm bắt được mọi vấn đề, tôi có bằng đại học – bằng ngoại ngữ cao hơn những người khác, tôi chưa bao giờ thất bại...” là quan điểm sống của một bộ phận sinh viên, họ thích được khen ngợi và tôn sùng cái tôi của chính bản thân mình.

Vi-sao-sinh-vien-khoi-nghiep-thuong-hay-that-bai-2

Cái tôi quá lớn chính là rào cản khiến sinh viên khó có thể thành công trong kinh doanh

Những sinh viên tự mình vạch ra con đường đi riêng sau khi tốt nghiệp thường là những người rất giỏi, năng động, muốn thử sức mình trước khó khăn của xã hội nhưng cũng mang cái tôi rất lớn. Quan điểm cá nhân của họ lớn tới mức lấn át lý trí, những lời khuyên, chỉ bảo của những người đi trước, không thích nhận những lời chri trích về bản thân mình. Và chính điều này là bước cản trở rất lớn khiến việc kinh doanh không thể thành công bởi không một ai muốn hợp tác, trở thành khách hàng của một kẻ kiêu căng, hợm hĩnh, coi mình là trung tâm của mọi thứ. “Khách hàng là thượng đế và họ luôn đúng” là đặc điểm chính của thị trường, khách hàng không dành thời gian để nghe bạn trình bày quan điểm đâu, vì thế hãy biết tiết chế bản thân một chút, nó sẽ vô cùng có lợi.

2. Thiếu quyết tâm

“Thương trường như chiến trường” là cách so sánh thể hiện tính cạnh tranh khắc nghiệt, không ai nhường ai khi kinh doanh. Điều này gần như đối lập hoàn toàn với môi trường tại các đại học tại Việt Nam khi không ai đặt nặng vấn đề “làm sao để sinh tồn trong thế giới này”. Sinh viên sau khi tốt nghiệp mang theo hoài bão thành công rất lớn với con đường của mình nhưng không phải ai cũng đủ quyết tâm theo đuổi chúng.

Vi-sao-sinh-vien-khoi-nghiep-thuong-hay-that-bai-3

Quyết tâm là điều cần có khi đối diện khó khăn

Thất bại làm mất hết số tiền dành dụm từ công việc làm thêm khi còn đi học, từ số tiền bố mẹ cho khiến hầu hết các bạn trẻ chùn bước, không dám bước tiếp. Hoặc là họ tìm những “lối rẽ” khác như làm thuê cho các công ty, nếu không sẽ tìm đến lĩnh vực kinh doanh khác khi mình vừa bắt đầu khởi nghiệp được 1 tháng. Mất đi sự nỗ lực, quyết tâm cần phải khó khiến cho sinh viên dễ dàng gục ngã trong quá trình khởi nghiệp đầy gian nan, nhất là những người thiếu kinh nghiệm sống, chưa bao giờ trải qua thất bại.

3. Phí phạm thời gian

Nhiều người khi nói tới sinh viên Việt Nam thường ngán ngẩm, lắc đầu bởi thời gian họ dành cho những thứ mang tính giải trí quá lớn. Xã hội nhiều cám dỗ và không phải ai cũng đủ tỉnh táo để vượt qua. Đã qua rồi cái thời tụ tập bạn bè nhậu suốt ngày, thâu đêm suốt sáng vì những trò chơi điện tử hoặc tham gia chém gió trên facebook..., nếu bạn quyết định khởi nghiệp thì hãy biết cân đối thời gian giải trí.

Tận dụng những khoảng thời gian vàng để tìm kiếm khách hàng, lên kế hoạch khởi nghiệp, đúc rút kinh nghiệm trước những thất bại là cách giúp bạn sinh tồn được trong môi trường đầy khắc nghiệt và thử thách. Còn nếu không khi hết vốn, công việc không kiếm được tiền thì việc bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng không có gì là lạ.

4. Lảng tránh công việc

Trải qua khó khăn, chấp nhận bươn trải khi mới khởi nghiệp là điều chúng ta thường đọc được trong những câu chuyện về các CEO hàng đầu thế giới. Không phải tự nhiên mà họ giàu, thành đạt, ngủ trên đống tiền mà họ biết chịu đựng khó khăn vì công việc.

Nhưng thực tế mặc dù có ý tưởng sáng tạo, khoa học nhưng ít sinh viên lại dám “động chân động tay” vào công việc, nhận những phần vất vả nhất trong quá trình khởi nghiệp. Nhiều sinh viên nghĩ mình tốt nghiệp từ một trường danh tiếng nên mọi thứ phải làm bằng đầu óc, họ không bao giờ chấp nhận chạy hàng chục cây để tìm kiếm khách hàng hoặc “chai mặt” giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.

 Vi-sao-sinh-vien-khoi-nghiep-thuong-hay-that-bai-5

Thành công của Viettel tại Haiti mang dấu ấn của những người lãnh đạo

Từng đọc được một số bài báo về thành công của Viettel tại Haiti, tôi vô cùng cảm phục trước bản lĩnh của giám đốc Tô Mạnh Hải.Trận động đất khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại đã cướp đi sinh mạng của nửa triệu người Haiti và phá hủy 80% cơ sở vật chất nơi đây. Nhưng Viettel đã đi trên con đường mà những tập đoàn lớn khác sợ phải đi, họ liên doanh với công ty viễn thông Teleco Haitti, thành lập liên doanh Natcom. Công việc đầu tiên mà những người lãnh đạo như giám đốc Tô Mạnh Hải phải làm là...dọn rác, lau nhà như một nhân viên và điều tưởng chừng như điên rồ đấy lại lấy được cảm tình của những người dân đã mất tất cả tại Haiti. Chỉ sau 1 năm Natcom đã trở thành mạng di động số 1 tại Haiti, đóng góp rất lớn vào việc phục hồi cơ sở vật chất ở đất nước này.

“Kỳ tích” là từ mọi người đánh giá về thành công của Viettel nhưng với tôi nó không phải là điều khó hiểu khi những người lãnh đạo biết đi lên từ chính đống đổ nát, phá vỡ vỏ bọc hào nhoáng mang trên mình.

5. Không nắm bắt được thời cơ, sự thay đổi của thị trường

Sự nhạy bén là yếu tố cần thiết trên thị trường bởi không phải cơ hội kinh doanh cũng đến, nó chỉ xuất hiện 1, 2 lần trong sự nghiệp, nếu biết nắm bắt thì đó là động lực lớn giúp con thuyền của bạn chạy nhanh hơn. Nhưng ít sinh viên có được khiếu kinh doanh, nắm bắt được thị trường, họ cần phải được tôi luyện hàng ngày, qua vô vàn thử thách khác nhau.

Có thể đưa ra được quyết định kịp thời, biết tận dụng những gợn sóng nhỏ nhất trên thị trường như: sự phát cuồng của giới trẻ về một thứ đồ trong phim Hàn, xu hướng mới trong mỹ phẩm... sẽ mang lại thành công lớn. Tất nhiên để đạt được điều đó, bạn cần phải học trong một khoảng thời gian rất dài.

Xem thêm: TOP 26 việc làm part time cho sinh viên, giảm gánh nặng cho cha mẹ

6 bước khởi nghiệp để trở thành “đại gia sinh viên”

Vận hành doanh nghiệp tư nhân không còn là điều mà chỉ có những người giàu kinh nghiệm mới có thể làm được! Là một sinh viên, bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc và học hỏi hơn so với rất nhiều đối tượng khác. Nếu bạn đang có những tham vọng tích cực để bắt đầu một kế hoạch kinh doanh để khởi nghiệp, infographic này là dành riêng cho bạn. Hãy xem xét một cách kĩ lưỡng theo con mắt cảm nhận của riêng mình, tìm ra hướng phát triển vững chãi hơn, hạn chế tối đa rủi ro không đáng có cho những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp kinh doanh.

6 bước khởi nghiệp để trở thành đại gia sinh viên

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM