DDoS là gì? Cách nhận biết đang bị tấn công DDoS

Trong quá trình trải nghiệm internet, chắc chắn bạn đã từng ít nhất một lần bắt gặp thuật ngữ DDoS, hay trường hợp xấu hơn là bị tấn công DDoS. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc DDoS là gì hay chưa? Để giúp khách hàng nâng cao tính trải nghiệm, hôm nay hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu DDoS cùng các vấn đề liên quan đến thuật ngữ này.

1. DoS là gì?

Trong lĩnh vực bảo mật thông tin, có hai khái niệm khá giống nhau là DoS và DDoS. Để bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của tấn công DDoS, trước hết hãy cùng tìm hiểu khái niệm DoS là gì?

DoS được viết tắt bởi cụm từ Denial of Service, được dịch ra có nghĩa là “từ chối dịch vụ”, người trong giới IT thường gọi là “Tấn công DoS” hay "tấn công từ chối dịch vụ". 

Để dễ hiểu hơn, tấn công DoS là cuộc tấn công vào các máy chủ hay mạng internet, nhằm ngăn chặn người dùng truy cập các website. Thông thường, mục tiêu của tấn công từ chối dịch vụ thường là các cơ quan chính phủ, các trang web tài chính ngân hàng, các trang tin tức, truyền thông, các công ty doanh nghiệp cao cấp… 

DoS sẽ tấn công “mục tiêu” của mình bằng cách lợi dụng lỗ hổng bảo mật, đẩy hàng loạt traffic từ tất cả các nguồn cùng đổ về 1 vị trí. Hoặc cách khác là gửi hàng loạt email, dữ liệu rác đến URL của một trang web nhất định. Điều này sẽ khiến máy chủ bị “tê liệt”, người dùng không thể truy cập trang web.

Có nhiều trường hợp, những kẻ tấn công DoS lại nhắm vào các đối tượng cá nhân. Chúng sẽ gửi hàng loạt các email rác khiến dung lượng bộ nhớ của bạn bị hao hụt, các thư mới được gửi đến hòm thư sẽ khó lòng nhận được. 

DoS là gì?

2. DDoS là gì?

Nếu như Dos là ngắt kết nối giữa người dùng và máy chủ thì DDoS lại càng khiến nhiều người e dè hơn nữa. DDoS được viết tắt bởi cụm từ Distributed Denial of Service có nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán.

Khi bị tấn công DDoS, những kẻ gian có thể lợi dụng máy tính của bạn để đi tấn công  những máy tính khác bằng cách gửi 1 loạt traffìc hoặc email spam. Trong tấn công DDoS, sẽ không chỉ sử dụng duy nhất 1 máy tính, thay vào đó, chúng sẽ xâm nhập vào nhiều thiết bị khác nhau để tập trung tấn công “con mồi lớn”.

Những cuộc tấn công DDoS được nhận định là ngày càng nguy hiểm và tinh vi. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng của những doanh nghiệp, tổ chức cấp cao. Mặc dù đã có những biện pháp ngăn chặn và khắc phục các tấn công DDoS, tuy nhiên để có thể xử lý triệt để là điều không hề dễ dàng. 

DDoS là gì?
DDoS là gì?

3. Các loại DDoS attack là gì?

Nếu so sánh về mức độ nguy hiểm thì DDoS “nặng đô” hơn DoS rất nhiều. Thông thường, người dùng rất khó ngăn chặn cuộc tấn công từ DDoS vì kẻ gian sử dụng rất nhiều thiết bị từ các vị trí khác nhau. Ngoài ra, sự đa dạng về cách tấn công cũng là lý do khiến DDoS là nỗi sợ của rất nhiều người dùng trên internet. 

Dưới đây là các kiểu tấn công DDoS thường gặp:

- Volume-based attacks: Loại tấn công DDoS này sẽ sử dụng các lượt traffic khổng lồ. tấn công ồ ạt cùng lúc khiến nghẽn băng thông.

- Protocol attacks: Loại tấn công DDoS sẽ lợi dụng nguồn tài nguyên sẵn có của máy chủ.

- Application attacks: Loại tấn công DDoS này là một trong những loại tấn công nguy hiểm nhất. Mục tiêu chính của nó là các ứng dụng website.

Ngoài ra, kẻ gian còn tấn công qua các kiểu sau: SYN Flood, UDP Flood, HTTP Flood, Smurf Attack, Slowloris, NTP Amplification, Zero-day DDoS Attacks, HTTP GET…

Các loại tấn công DDoS là gì?
Application attacks là một dạng tấn công DDOS

4. Những cách để nhận biết đang bị tấn công DDoS

Thật khó có thể tưởng tượng ra hết tất cả những tổn thất mà chủ doanh nghiệp phải chịu khi website bị tấn công DDoS. Để có thể chủ động hơn trong vấn đề bảo vệ trang web của mình trước DDoS, sau đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết website đang bị tấn công DDoS. Các dấu hiệu bao gồm:

- Bạn không thể truy cập vào trang web của mình.

- Bạn cũng không thể vào được các website khác trên internet.

- Các chỉ số về lưu lượng truy cập đột ngột tăng mạnh, bất thường.

- Hệ thống mạng của bạn đột ngột bị chậm, không thể truy cập vào các trang web, kể cả khi đường truyền mạng của bạn vẫn đang ổn định.

- Hệ thống hòm thư bất ngờ nhận được rất nhiều thư rác.

Xem thêm: Bảo mật website là gì? 3 cách bảo mật website đơn giản cực hiệu quả 

5. Làm sao để hạn chế tối đa tấn công DDoS?

Trên thực tế, câu chuyện làm thế nào để tránh sự tấn công từ DoS hay DDoS vẫn đang là một bài toán khó của các kỹ sư công nghệ. Tuy nhiên, không có nghĩa là chúng ra không có cách để ngăn chặn chúng. Mặc dù những phương pháp dưới đây chưa hẳn đã hạn chế được 100%, nhưng hiện đây là những cách tốt nhất mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ “tài nguyên” của mình.

Sử dụng tường lửa: Giúp chủ website có thể chủ động trong việc theo dõi và kiểm soát các mối nguy hiểm từ DDoS. Tường lửa cũng được coi là lớp bảo vệ trang web an toàn và hiệu quả.

Định tuyến hố đen: Phương pháp này cũng được đánh giá đem lại kết quả tốt. Cách làm này quản trị web sẽ tạo một đường định tuyến hố đen, trong trường hợp lượng traffic bất thường đổ về sẽ được chuyển vào đường định tuyến đó.

Giới hạn quyền truy cập: Nếu tấn công DDoS lợi dụng sơ hở của máy chủ để gửi lượng yêu cầu khổng lồ, thì bạn có thể chủ động ngăn chặn bằng cách giới hạn số lượng yêu cầu để máy chủ có thể xử lý thuận lợi các thông tin được gửi đến.

Làm sao để hạn chế tối đa tấn công DDoS?
Sử dụng tường lửa để bảo vệ khỏi tấn công

Tổng kết:

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc DDoS là gì, các loại tấn công DDoS, dấu hiệu nhận biết và cách để hạn chế tối đa tấn công DDoS. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức để nâng cao tính bảo mật cho website. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo trên blog Sapo.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM