9 sai lầm "chết người" nhà tuyển dụng nhân sự thường mắc phải

Tuyển dụng nhân sự không bao giờ là công việc đơn giản trong nền kinh tế hiện nay khi có quá nhiều doanh nghiệp tung ra vô vàn miếng mồi hấp dẫn để thu hút nhân tài.

Những đơn vị có sức hút lớn nhất không chỉ vì có tiềm lực lớn, điều kiện đi kèm hấp dẫn mà họ có sự chuẩn bị thấu đáo cho mọi kế hoạch tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng nhân sự đòi hỏi nhà tuyển dụng phải là người có tâm huyết, kinh nghiệm, sự chuẩn bị chắc rằng quy trình tuyển dụng không gặp bất kỳ sai lầm nào. Nếu bạn đang chuẩn bị tuyển dụng thành viên mới cho công ty của mình, hãy cố gắng tránh các lỗi mà các nhà tuyển dụng dễ gặp sau đây:

sai lầm khi tuyển nhân viên 1

1. Không ghi rõ thông tin công việc

Các nhà tuyển dụng thường yêu cầu CV xin việc của ứng viên càng chi tiết càng tốt trong khi nhiều người lại viết một bảng thông tin công việc rất sơ sài. Dễ thấy nhất là các thông tin chung chung như “Biết ngoại ngữ…”, “Có thể thành thạo tin học văn phòng…”. Tác dụng sàng lọc của những yêu cầu kiểu này không cao dẫn đến ứng viên nộp hồ sơ ồ ạt, người không đủ trình độ quá nhiều, gây mất thời gian phỏng vấn.

Vì vậy, khi đăng tin tuyển dụng phía doanh nghiệp phải liệt kê cụ thể, chi tiết những công việc của ví trí đó và trình độ tương ứng. Như thế vừa tuyển được người phù hợp vừa tiết kiệm tối đa thời gian, tiền bạc.

2. Không kiểm tra lại thông tin của ứng viên khi phỏng vấn

Chuyện ứng viên khai gian hồ sơ khi đi tuyển dụng là điều rất thường gặp, đó cũng là lý do vì sao vòng phỏng vấn ra đời. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại hay quên mất điều này, chỉ tập trung hỏi về kỹ năng của ứng viên mà thôi. Một số người cho rằng kỹ năng thực sự của ứng viên mới quan trọng còn thông tin trên hồ sơ chỉ là điều kiện cần. Quan niệm này không sai, nhưng liệu rằng bạn có muốn thuê một người hay nói dối, nói quá sự thật không?

Vài câu hỏi rà soát lại tính xác thực của thông tin ứng viên đã khai báo, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc, không tốn quá nhiều thời gian, giúp bạn đánh giá được sự trung thực, tính nghiêm túc của ứng viên đó.

3. Hẹn quá nhiều người phỏng vấn cùng lúc

Có một sai lầm mà các doanh nghiệp thường mắc phải, đó là hẹn quá nhiều người để phỏng vấn cùng lúc. Điều này tưởng chừng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian thế nhưng lại khiến các ứng viên không hài lòng. Vì quá nhiều người thì ứng viên phải chờ đợi lâu, đôi khi mất cả buổi mới đến lượt, họ sẽ đánh giá thấp tính chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng. Để tránh tình trạng này bạn có thể hẹn phỏng vấn vào các khung giờ khác nhau trong cùng một buổi, vừa giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi, sắp xếp lại hồ sơ vừa không bắt ứng viên phải chờ đợi.

4. Nói nhiều hơn hỏi

Tính chất của buổi phỏng vấn là nhà tuyển dụng hỏi, ứng viên trả lời. Tuy nhiên, để buổi phỏng vấn bớt nhàm chán và kích thích tinh thần của ứng viên, ngoài đặt câu hỏi nhà tuyển dụng có thể nói thêm đôi điều giới thiệu về công ty. Nhưng thực tế, không ít người lại làm ngược hai điều này, nói nhiều hơn hỏi, khiến cho ứng viên không có cơ hội mở lời thể hiện bản thân.

Đừng quên mục đích bạn mời ứng viên đến nói chuyện trực tiếp là để khảo nghiệm khả năng ứng xử và kỹ năng chuyên môn của họ, vì vậy nên có trước một số câu hỏi trọng tâm để tránh lạc đề.

5. Bị bằng cấp đánh lừa

Mặc dù câu chuyện bằng cấp là tất cả đã lui vào dĩ vãng khá lâu, nhưng thực tế tâm lý của không ít nhà tuyển dụng vẫn bị ảnh hưởng bởi yếu tố này. Nhiều loại văn bằng và bằng nào cũng đạt loại ưu quả thật khiến cho giá trị của ứng viên được nâng cao không ít, nhưng điều đó không cho thấy năng lực thực tế của họ. Bạn cần thật tỉnh táo, soạn sẵn các câu hỏi chuyên môn hoặc cần kinh nghiệm cho họ, vì những gì có trong lý thuyết đa phần họ đều trả lời rất tốt.

Tuyển nhân viên bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều người, mà mỗi người lại có tính cách và khả năng khác nhau, vì vậy sẽ có không ít tình huống bất ngờ xảy ra dẫn đến các sai lầm không đáng có. Bạn nên dự đoán và đưa ra biện pháp để giải quyết những tình huống này một cách tốt nhất.

6.  Lựa chọn ứng viên mình thích nhất thay vì phù hợp nhất

Tuyển dụng là để chọn người tài, phù hợp với công việc về phục vụ cho công ty, doanh nghiệp chứ không phải chọn người nói chuyện hay, hợp với bất kỳ ai. Tuy nhiên hiện nay các nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao những ứng viên mà tạo sự thích thú vì dụ như đẹp trai, ăn nói dễ nghe hơn là dựa vào năng lực. Tâm lý thiên vị là điều khó tránh dù bạn cố gắng nhưng đừng để nó tác động quá nhiều, luôn đặt mình ở tư thế trung lập, không bị cuốn theo câu chuyện của ứng viên.

5 sai lầm "chết người" nhà tuyển dụng nhân sự thường mắc phải

Bên cạnh đó nhiều nhà tuyển dụng thường lựa chọn những người phù hợp với nhóm nhưng nó lại không hiệu quả. Một doanh nghiệp có 10 nhóm có tính cách, phương hướng hoạt động giống hệt nhau không bao giờ tạo nên sự khác biệt, mãi chỉ dậm chân tại chỗ. Vì vậy hãy đổi mới, đừng từ chối ai đó chỉ vì họ quá khác thường và có thể thách thức các thành viên khác trong nhóm.

7. Tuyển nhân viên thông qua các mối quan hệ

Nhiều người kinh doanh bán lẻ có cho mình một hệ thống các cửa hàng lớn và việc kinh doanh quá bận rộn thì quản lý cả chuỗi là một điều khó khăn. Tất cả được nhìn dưới con số doanh thu cuối tháng và điều đó sẽ chả cho bạn thấy hiệu quả kinh doanh của bạn được đảm bảo bao nhiêu.

Tại các chuỗi của hàng bạn có quản lý riêng, và việc điều phối nhân viên đều do quản lý. Những quản lý đó sẽ ưu tiên người quen của họ đến để làm việc và các khâu tuyển dụng cũng lỏng lẻo. Nếu cửa hàng có đến 3,4 nhân viên và nhờ mối quan hệ nhân viên nào đó nghỉ việc khá nhiều nhưng cuối tháng vẫn nhận lương  như vậy hiệu quả công việc không cao. Và nếu việc đó tiếp diễn với nhiều chuỗi cửa hàng thì doanh thu của bạn sụt đi với con số khá đáng kể.

8. Tuyển nhân viên để lấp chỗ trống

Nhiều nhà quản lý của các cửa hàng kinh doanh bán lẻ vì muốn tìm nhanh người bán hàng hay quản lý cửa hàng vì cần gấp mà lơ là việc tuyển dụng. Hoặc thông qua các mối quan hệ để lấy nhân viên.

Nhân viên bán hàng là bộ mặt của hàng. Chính bản thân bạn sẽ thấy như thế nào khi bước vào cửa hàng mà cảm thấy khó chịu với thái độ của nhân viên. Riêng tôi sẽ không bao giờ quay lại, vì ngoài kia có nhiều cửa hàng cũng như cửa hàng của bạn và thái độ phục vụ tốt hơn nhiều. Sự nhiệt tình của nhân viên là một trong những yếu tố để níu kéo khách hàng cho lần sau.

Nhưng hấp tấp và vội vàng trong tuyển dụng sẽ khiến bạn không thấy rõ được nhân viên nào phù hợp với công việc. Bạn hãy là nhà tuyển dụng thông thái.

9. Thiếu kỹ năng phỏng vấn

Việc lựa chọn nhân viên bán hàng phù hợp với công việc kinh doanh bán lẻ của bạn cũng quan trọng như tuyển nhân sự cho các doanh nghiệp. Để tìm được cho bạn nhân viên tốt và phù hợp bạn cần có các kỹ năng phỏng vấn nhất định để thấy được phẩm chất của người bạn sẽ chuẩn bị tuyển vào.

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị cho việc phỏng vấn các danh sách bảng câu hỏi. Với nhân viên  bán hàng sẽ có bảng câu hỏi khác với nhân viên quản lý. Mỗi câu hỏi sẽ hướng vào những tiêu chí mà nhân viên đó cần có. Hoặc bạn có thể tham khảo những mẫu có sẵn trên mạng.

Lời khuyên cho bạn: Hãy tạo phong cách riêng khi phỏng vấn, và điều đó là một phần phong cách riêng biệt của cửa hàng kinh doanh bán lẻ của bạn. Không thể phủ nhận sức thu hút của những điều khác biệt và điều đó áp dụng với cả các cửa hàng kinh doanh bán lẻ.

Trên đây là 3 sai lầm cơ bản mà những nhà kinh doanh hay mắc phải khi tuyển dụng nhân viên. Những tố chất của nhân viên bán hàng là một phần của sự thành công trong công việc kinh doanh không chỉ riêng kinh doanh bán lẻ. Hy vọng những sai lầm của chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích cho quá trình tìm kiếm những nhân viên tốt.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM