5 cách để cứu vớt một doanh nghiệp sắp phá sản (P1)

Theo Gallup, một nửa số doanh nghiệp mới ở Mỹ thất bại trong năm đầu tiên. Nhưng điều quan trọng là họ không thất bại chỉ qua một đêm.

Trên thực tế, nếu để ý kỹ, có một vài dấu hiện dự báo trước tình trạng phá sản của doanh nghiệp trong tương lai, ví dụ như mức tăng trưởng thấp, khả năng quản lý dòng tiền kém, thiếu sự đổi mới hoặc khác biệt.

Khi gặp phải tình trạng này, điều đầu tiên mà các chủ doanh nghiệp thường làm nhất là cắt giảm chi phí, nhưng điều đó chỉ làm chậm lại quá trình phá sản mà thôi.

Những gì chúng ta cần là làm mới lại doanh nghiệp, khiến nó có đủ sức sống để vượt qua khó khăn. Bài viết này sẽ cung cấp một số bí quyết giúp doanh nghiệp làm được điều đó cùng những ví dụ thực tế cho thấy phương pháp đó là hiệu quả, hi vọng sẽ hướng bạn đến thành công.

1. Thay đổi giá trị cốt lõi

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đây gần như là một cuộc “thay máu” về tư tưởng và định hướng, với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách làm không giống nhau.

Một số người thì lựa chọn thay đổi mô hình kinh doanh, một số khác lại hướng đến đối tượng khác hàng mục tiêu khác. Ví dụ, trước đây bạn nghĩ rằng sản phẩm của mình phù hợp với khách hàng chơi guitar nhưng thực tế người chơi piano lại thích sử dụng chúng hơn.

Sự thay đổi này có thể dẫn đến việc bạn buộc phải bán một sản phẩm khác kế hoạch ban đầu, điều đó thường xảy ra khi bạn không biết cách đánh giá ý tưởng sản phẩm trước khi tung ra thị trường.

Đây là một cuộc “cách mạng” lớn trong doanh nghiệp, vì vậy bạn cần phân tích những yếu tố nào hiệu quả yếu tố nào không, và cân nhắc việc sửa đổi nó.

Trong trường hợp của Gum Wrigley, thứ mà họ xác định lại đó là nhu cầu của khách hàng. Chắc hẳn hầu hết chúng ta đều biết Gum Wrigly là thương hiệu nổi tiếng với kẹo cao su, nhưng lại ít ai biết rằng thởi điểm mới bắt đầu sản phẩm của công ty này hoàn toàn không liên quan.

doanh nghiệp sắp phá sản 1

Wrigley ban đầu kinh doanh xà phòng chứ không phải thức kẹo thơm tho, dẻo dẻo mà chúng ta vẫn thường nhai. Theo thông tin chính thức mà website này đăng tải, William Wrigley Jr đã tặng kèm cho các cửa hàng bột nở khi mua bánh xà phòng, nhưng một thời gian sau ông nhận ra họ lại quan tâm đến baking soda hơn là sản phẩm của mình.

William quyết định đổi hướng sang bán baking soda và tặng kèm kẹo cao su miễn phí cho mỗi lần mua hàng. Nhưng rồi quá khứ lại lặp lại, các thương nhân thích kẹo cao su hơn cả baking soda, và cuối cùng thì năm 1892, William bắt đầu sản xuất kẹo cao su tại một nhà máy ở Chicago. Bạn thấy đấy, giữa kẹo cao su và xà phòng chẳng có điểm chung nào cả!

2. Tái định vị thương hiệu

Khi lựa chọn tái định vị thương hiệu, các chủ doanh nghiệp thường nghĩ đến mục đích giải quyết tình trạng lượng tiêu thụ giảm mạnh. Nhưng đôi khi, việc sản phẩm và định hướng kinh doanh không được xác định đúng cũng là lúc nên làm điều đó.

Đừng nghĩ rằng tái định vị thương hiệu chỉ đơn giản là việc thay đổi logo, màu sắc, mà là sự lột xác từ phương thức tiếp cận của toàn bộ thương hiệu để định vị lại nó trên thị trường. Đây chắc chắn là sự thay đổi đem đến tác động lớn cho doanh nghiệp.

Một ví dụ điển hình của phương pháp này là Old Spice. Trước năm 2003, thị trường về các sản phẩm khử mùi dành cho nam đã khá an ổn, ít biến động và quá trình tiếp thị cũng không giống như ngày này.

Nhưng khi Axe đã bắt đầu định vị thành công mùi hương mà phụ nữ không thể cưỡng lại, thì Old Spice phải đối mặt với nguy cơ cực kì lớn nếu không đổi mới hình ảnh của mình.

Đến năm 2008, Old Spice vốn được biết đến là thương hiệu chất khử mùi cho nam giới đứng tuổi đã thay đổi hoàn toàn bao bì của mình, chính cái tên Old Spice Red Zone Glacial Falls cũng bị sửa thành Old Spice Swagger.

doanh nghiệp sắp phá sản 2

Theo Adweek, sự thay đổi này cùng với chiến lược tiếp thị mới đã làm cho doanh thu của họ tăng gấp 4 lần. Như vậy có thể thấy, cùng một công thức sản xuất, cùng một sản phẩm nhưng chỉ cần thay đổi bao bì và cách tiếp thị là mọi chuyện đã chuyển hướng khác.

3. Thu hẹp mục tiêu khi doanh nghiệp sắp phá sản

Khi một chủ doanh nghiệp cố gắng làm quá nhiều thứ khác nhau có thể khiến cho việc kinh doanh bị dàn trải, các nguồn lực không được tập trung dẫn đến sự thất bại không đáng có.

Trong một số trường hợp, sự thiếu tập trung lại thể hiện ở mục tiêu quá rộng, ví dụ như việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, khi bạn nói là “tất cả mọi người” nó đồng nghĩa với “không ai cả”.

Điều này cho thấy việc xác định khách hàng mục tiêu là cực kì quan trọng, bạn cần thực sự biết mình sẽ bán hàng cho ai và ai là người quan tâm đến sản phẩm của mình.

Đừng làm quá nhiều việc cùng lúc, hãy tập trung vào thứ quan trọng nhất trong hiện tại và có khả năng đem lại lợi ích cao, giống cách mà Steve Job đã làm với Apple vậy.

Năm 1996, sau một năm thua lỗ tài chính, Steve Job đã nhìn lại một Apple đang ngập trong những thất bại. Ông nhận ra rằng Apple đã mất tập trung vì tham gia cùng lúc quá nhiều dự án.

Đến năm 1997, Steve Job giảm số lượng dòng sản phẩm từ 350 xuống còn 10, giết chết nhiều dự án bao gồm cả dự án Newton đã tiêu tốn 100 triệu đô của Apple.

doanh nghiệp sắp phá sản 3

Đến năm 1998, Apple tập trung vào việc thay đổi các mẫu máy tính cá nhân của mình, cho ra đời iMac mang về mức lợi nhuận 309 triệu đô la Mỹ (theo Funding Universe). Việc thiết lập lại mục tiêu, tập trung hơn vào những thứ có tiềm năng nhất đã cứu với Apple ra khỏi thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử.

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

5 cách để cứu vớt một doanh nghiệp sắp phá sản (P2) Kinh doanh gì ngày nhà giáo Việt Nam 20-11? 3 yếu tố không thể thiếu khi tung ra sản phẩm mới

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM