3 cách xây dựng lòng tin cậy với nhân viên

Bất kỳ mối quan hệ làm việc tích cực nào đều dựa trên sự tin tưởng. Một môi trường làm việc dựa trên niềm tin sẽ mang lại cho cả hai bên cảm giác được an toàn, và ẩn chứa thông điệp ngầm rằng, mỗi người đều có lợi ích khi hợp tác cùng nhau. Đó là lý do tại sao nhân viên có thể chấp nhận những lời chỉ trích và thậm chí giận dữ từ một ông chủ mà họ tin tưởng. Bởi trong thâm tâm họ luôn biết rằng, phản ứng đó của cấp trên thực sự chỉ muốn giúp đỡ họ tiến bộ hơn.

Niềm tin là một điều thú vị, một khi nó bị mất sẽ rất khó để lấy lại. Vì vậy, để có mối quan hệ làm việc tối ưu, tất cả các bên đều phải có cảm giác tin tưởng nhau. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để bạn xây dựng niềm tin giữa con người với nhau tại nơi làm việc? Đó là lý do các nhà quản lý cần phải chủ động tạo ra một môi trường tin tưởng cho tất cả mọi người. Hãy cùng tìm hiểu 3 cách xây dựng lòng tin cậy với nhân viên của mình, nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành công.

Hạn chế “lên lớp” nhân viên

Để đảm bảo rằng nhân viên sẽ đưa ra quyết định tốt, các nhà quản lý thường bắt đầu giảng giải, “lên lớp” họ. Nếu suy nghĩ về điều này, bạn sẽ sớm nhận ra rằng việc “dạy khôn” và ra lệnh cho nhân viên phải làm những gì, tương đương với  ngụ ý rằng bạn đang không có niềm tin vào khả năng đưa ra quyết định của họ. Điều này khiến cho nhân viên sẽ đề phòng bạn. Ngoài ra, họ có thể mất niềm tin vào sự tự tin của riêng mình để đưa ra quyết định. Nếu mọi người không có niềm tin vào bản thân, sau đó lòng tin của nhà quản lý lại giảm thiểu nhiều hơn, và việc lên lớp lại bắt đầu tiếp diễn.

xay-dung-long-tin

Ngay cả với các lời khuyên có thiện chí và truyền đạt tinh tế, sẽ vẫn ẩn chứa thông điệp tiêu cực rằng, những gì các nhân viên đã làm là sai trái hoặc không đủ tốt. Điều này thường dẫn đến sự phòng vệ và phản kháng từ phía họ. Tất cả mọi người đều nhạy cảm khi bị đề nghị phải làm gì đó, và họ thường muốn chứng tỏ bản thân tại nơi làm việc. Do vậy, hành động đó đang cướp đi sự hài lòng sử dụng sáng kiến ​​của họ. Bạn nghĩ sao về điều này?

Lắng nghe để hiểu

Epictetus đã từng cho rằng: "Con người có một lưỡi để nói, nhưng lại có đến hai cái tai để nghe nhiều hơn hai lần những gì người khác nói”.

Lắng nghe để tìm hiểu và xác định giá trị cảm xúc và ý tưởng của mọi người là những gì thúc đẩy khả năng của các nhà quản lý để giao tiếp hiệu quả với nhân viên và sự ảnh hưởng của họ. Lắng nghe để học hỏi, không xen ngang ý kiến ​hay phát biểu khi họ đang nói. Đối với hầu hết các nhà quản lý, phản ứng đầu tiên của họ nhằm đánh giá nhân viên theo quan điểm riêng của mình, và sau đó chấp thuận hoặc không chấp thuận những gì người đó nói. Điều đó sẽ tắt sự tự tin, chủ động và giao tiếp cởi mở của nhân viên. Một chiến lược dễ dàng để thay thế cho xu hướng này là hãy luôn nuôi dưỡng thói quen lắng nghe để học hỏi.

Lắng nghe là một kỹ năng có thể được cải thiện. Nó bắt đầu bằng cách lấy vị trí của một người biết lắng nghe. Thông thường nhiều người có thói quen nghe mới được một vài từ và sau đó nhảy vào ý kiến với một phản ứng nào đó. Bạn có thể đã trải qua cảm giác khi bị một người xen ngang câu chuyện trước khi kết thúc. Cảm giác này không hề dễ chịu chút nào. Khi một người quản lý ngắt lời nhân viên đang cố gắng thuyết trình, nó sẽ tạo ra một cảm xúc tiêu cực. Không ai thích bị gián đoạn khi đang cố gắng làm cho mọi người tập trung vào vấn đề mình nói.

 Xem thêm: Những sai lầm cần tránh để giữ chân nhân viên giỏi 9 cách để bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt 7 điều khiến đối tác tin tưởng và tôn trọng bạn

Lắng nghe với dự đoán những gì tiếp theo sẽ được nói của một nhân viên cũng là một thói quen không tốt. Tất cả mọi người muốn được thừa nhận và không muốn cảm thấy rằng bạn biết những gì họ sắp nói. Nghe ngắt quãng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang không quan tâm đến quan điểm của người khác đưa ra.

Một nhà quản lý biết lắng nghe, đồng nghĩa với việc họ đang thừa nhận cảm xúc và ý kiến ​​của nhân viên. Vẫn biết việc “im lặng” là vô cùng khó khăn đối với hầu hết các nhà quản lý, nhưng đó là cách chắc chắn nhất để cải thiện giao tiếp và xây dựng lòng tin với nhân viên. Hãy nhớ rằng, không có cái nhìn sâu sắc nào sẽ đi vào lòng người khi bạn ngắt quãng câu chuyện. Điều quan trọng là để cho mọi người biết rằng bạn sẵn sàng lắng nghe, mặc dù nó có thể không dẫn đến sự chấp thuận. Đơn giản hãy nói "Nói chuyện với tôi về điều đó" để tạo một đối thoại khởi đầu hiệu quả. Hãy lắng nghe trước khi nói. Khi bạn cảm thấy một cám dỗ có thể làm gián đoạn, hãy kìm nén lại bằng cách suy nghĩ: "Tôi sẽ hiệu quả hơn nếu tôi nghe trước tiên?"

Làm việc thông minh hơn

Nhiều người thường nói, "Nếu muốn một thứ gì đó được thực hiện đúng, hãy làm điều đó theo đúng suy nghĩ của bản thân". Tuy nhiên, nhà quản lý làm việc hiệu quả  sẽ biết rằng việc ủy thác nhiệm vụ là điều cần thiết để xây dựng lòng tin ở nơi làm việc. Khi bạn quản lý nhiệm vụ và không phân quyền cho một ai, tương đồng việc bạn đã tước đoạt một cơ hội để nhân viên của bạn nâng cao kỹ năng cho họ.

Khi nhân viên hoàn thành một nhiệm vụ, hãy nghĩ tới mục tiêu tập trung vào sự tiến bộ hơn là một kết quả hoàn hảo. Nếu kết quả của người đó không đáp ứng được mong đợi, bạn vẫn có thể tìm thấy một cái gì đó tích cực để nhận xét và đồng thời giúp nhân viên hiểu được những gì bạn mong đợi ban đầu. Cách làm này sẽ hiệu quả hơn so với việc ngồi chỉ trích hay những nhận xét mang một cảm giác thất bại.

3-cach-xay-dung-long-tin-cay-voi-nhan-vien 3

Hãy nhớ rằng, không có bất kỳ sự trao quyền nào hiệu quả hơn việc ủy quyền cho nhân viên. Bởi vì chúng sẽ đóng góp tích cực cho phép công việc được tốt nhất để thay thế những suy nghĩ và việc giao tiếp tiêu cực phá hoại sự phát triển. Luôn tự hỏi mình làm thế nào để có được sự giao tiếp tích cực. Con người luôn thay đổi và tăng tiến bằng cách xây dựng nó dựa trên sức mạnh và năng khiếu của mình nhiều hơn là những điểm yếu của họ. Điều này có nghĩa là một nhà quản lý thông minh nên tìm những điểm mạnh phù hợp với công việc mà các nhân viên có thể làm, chứ không phải vào những gì mà họ không thể.

Tạo môi trường đáng tin cậy

Không có niềm tin ở nơi làm việc, môi trường giao tiếp và làm việc trong nhóm sẽ bị xói mòn dần. Ngoài ra, tinh thần làm việc sẽ giảm trong khi họ lại có mong  muốn doanh thu cao. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng ba chiến lược này, bạn có thể xây dựng lòng tin với nhân viên trong việc quản lý, tạo cho họ một môi trường làm việc đầy sự đổi mới, sáng tạo và lợi nhuận cuối cùng cũng sẽ tăng lên mức cao nhất có thể.  

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM