Xu hướng lấy khách hàng làm trung tâm của thanh toán không tiền mặt

Thanh toán điện tử đang là xu hướng mới trong mua sắm hiện nay của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Hình thức thanh toán này được dự báo sẽ thay thế cho hình thức thanh toán tiền mặt truyền thống. Hãy cùng Sapo khám phá thực trạng - xu hướng phát triển của thị trường thanh toán tại Việt Nam hiện nay nhé!

1. Thực trạng thị trường thanh toán tại Việt Nam

Đại dịch Covid-19 đã khiến xu hướng thanh toán không tiền mặt ngày càng bùng nổ. Theo thống kê, tỷ lệ sử dụng Mobile banking đã tăng trưởng từ 42% trong năm 2019 lên gần 70% trong năm 2020 và 2021; tỷ lệ sử dụng Internet banking cũng đã tăng gấp đôi, từ 32% lên đến 72 % trong 2 năm qua.

Thực trạng thị trường thanh toán tại Việt Nam
Người dùng sở hữu ví điện tử ngày càng gia tăng

Bên cạnh đó, hơn 85% người tiêu dùng Việt Nam sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, hơn 42% đã thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động. Đặc biệt, 71% người dùng sử dụng ví điện tử hoặc các ứng dụng thanh toán ít nhất một lần mỗi tuần. 

Ghi nhận trong ngày Siêu Hội Tiêu Dùng 15/3/2022 trên sàn thương mại điện tử Shopee, số lượng giao dịch qua ví ShopeePay tăng gấp 4 lần, trong khi số lượng người dùng ShopeePay tăng hơn gấp đôi so với trung bình ngày thường. Những con số này cho thấy Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ hướng đến xã hội không tiền mặt.

2. Xu hướng phát triển thị trường thanh toán tại Việt Nam

Khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa cho thấy việc sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt đều tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Việt Nam đang tiến gần hơn đến một xã hội không tiền mặt.

56% người được khảo sát mang ít tiền mặt hơn so với trước khi bùng nổ đại dịch COVID 19.
68% người được khảo sát sử dụng thanh toán thẻ nhiều hơn so với trước khi bùng nổ đại dịch COVID-19.

Xu hướng phát triển thị trường thanh toán tại Việt Nam
Khảo sát của Visa cho thấy người tiêu dùng tăng cường sử dụng thanh toán số trong thời kỳ Covid-19

Ngoài các phương thức thanh toán điện tử phổ biến trên thị trường hiện nay như chuyển khoản, quét QR Code, ví điện tử thì nhiều ngân hàng bắt đầu tung ra sản phẩm TÀI KHOẢN SỐ dựa trên nhu cầu và mong muốn trải nghiệm của khách hàng.

Xu hướng phát triển thị trường thanh toán tại Việt Nam
Nhiều ngân hàng tung sản phẩm "Tài khoản số"

Theo đó, người dùng có thể dễ dàng sở hữu tài khoản thanh toán mà không cần có mặt tại ngân hàng, không điền hồ sơ giấy, đồng thời được lựa chọn tính năng phù hợp theo sở thích cá nhân.

3. Khách hàng là trung tâm của thanh toán không tiền mặt

Ông Trần Trọng Tuyến – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo cho biết: "Quá trình chuyển đổi kinh tế số và giãn cách xã hội đã tạo bối cảnh thuận lợi cho các hình thức giao dịch không tiền mặt tăng trưởng. Chuyển khoản đã vượt lên trên tiền mặt trở thành phương thức thanh toán được chấp nhận phổ biến nhất tại các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng, quán ăn, quán cafe (chiếm 36,5%)". 

Ông Tuyến cũng khẳng định: “Sự phát triển đa dạng, cạnh tranh khốc liệt giữa nhiều thương hiệu và chương trình khuyến mãi hấp dẫn của các ngân hàng, ví điện tử đã góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt. Vì vậy, việc lấy khách hàng làm trung tâm rất quan trọng khi các ngân hàng, ví điện tử bước vào cuộc đua đầu tư cho công nghệ và nhân lực để phát triển hệ sinh thái tiện ích số đón đầu xu hướng tiêu dùng”.

Khách hàng là trung tâm của thanh toán không tiền mặt
Khách hàng là trung tâm của thanh toán không tiền mặt

Xu hướng thanh toán không tiền cũng càng được giới trẻ ưa chuộng, đặc biệt là Gen Z (những người được sinh từ năm 1997 – 2012) và Millennials (Gen Y – những người được sinh từ năm 1981 – 1996). Hai thế hệ người tiêu dùng này được biết đến là những thế hệ lớn lên cùng công nghệ. Khi được hỏi, 97% Gen Z và Gen Y đều trả lời rằng, họ sẽ tiếp tục lựa chọn mua sắm trực tuyến, thanh toán không tiền mặt dù có dịch bệnh hay không, bởi sự hấp dẫn của những tiện ích khi thanh toán kỹ thuật số mang lại, không phải lo lắng về an ninh khi cầm giữ tiền mặt, cũng như khoảng cách về địa lý và thời gian.

Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thanh toán trong thời kỳ đại dịch đã tạo đà cho năm 2022 trở thành một năm quan trọng hơn đối với hệ sinh thái ngân hàng kỹ thuật số, góp phần tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, xoay quanh nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng.

Nếu bạn đang kinh doanh, muốn đa dạng hóa các phương thức thanh toán điện tử dành cho KH nhằm tăng doanh thu, hãy liên hệ ngay với Sapo Money để được tư vấn ngay!

Giải pháp thanh toán không tiền mặt
arrow Nhận tư vấn ngay

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM