Từ ngày 1/6/2025, theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung đối tượng các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên sẽ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã khởi tạo từ máy tính tiền. Đây là bước đi tiếp theo của Chính phủ trong lộ trình thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành thuế và xây dựng một nền kinh tế minh bạch, hiện đại hơn.
Tuy nhiên, trong khi chủ trương là tích cực, thì trên thực tế, nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ lại đang loay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Việc chuyển đổi không chỉ là thay đổi công cụ, mà còn là thay đổi cả cách thức vận hành và tư duy kinh doanh.
1. Top 3 khó khăn nhà bán hàng gặp phải khi triển khai hóa đơn điện tử theo Nghị định 70
1.1. Chi phí đầu tư và áp lực hạ tầng công nghệ
Để tuân thủ đúng quy định, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh cần đầu tư vào phần mềm hóa đơn điện tử, hạ tầng công nghệ thông tin và thời gian đào tạo sử dụng – điều không hề dễ dàng, đặc biệt với những đơn vị nhỏ lẻ, vốn ít.
Một trong những mối lo lớn nhất là chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì phần mềm hằng năm, trong khi thu nhập của của shop thường không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, dịch bệnh hoặc biến động thị trường.
Với những người đã quen bán hàng theo cách thủ công – dùng sổ ghi chép, hóa đơn giấy, hoặc thậm chí không dùng hóa đơn – việc chuyển sang hóa đơn điện tử khiến chủ shop bối rối và gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm quen, thích nghi.
1.2. Rủi ro pháp lý với những quy định mới
Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm và mức xử phạt, nhà bán hàng có thể bị xử lý nếu vô tình làm sai thời điểm lập hóa đơn, báo cáo sai lệch hoặc không gửi dữ liệu đúng hạn cho cơ quan thuế.
Sửa đổi tên Điều 11 và sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
Điều 11. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
“Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 51 có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.”
1.3. Loay hoay khi chưa có hướng dẫn cụ thể
Nghị định 70 với nhiều quy định và điểm bổ sung mới đang khiến không ít nhà bán hàng cảm thấy lúng túng, nhất là khi bạn chưa nắm rõ kiến thức về thuế và hóa đơn điện tử. Điều này đặc biệt đúng với các cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ, vốn đang loay hoay trong quá trình thích nghi với những thay đổi sắp tới.
Dù cơ quan thuế đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, nhưng phần lớn các hộ kinh doanh nhỏ vẫn chưa nắm rõ phải bắt đầu từ đâu, cần làm những gì và dùng phần mềm nào. Những thông tin hướng dẫn hiện nay còn rời rạc, khó tiếp cận, đặc biệt với người không rành công nghệ.

2. Sapo đồng hành cũng nhà bán hàng chuyển đổi hóa đơn điện tử với Sapo Invoice
Hiểu rõ những lo ngại về chi phí, kỹ thuật và quy trình pháp lý, Sapo mang đến bộ giải pháp phần mềm quản lý bán hàng tích hợp giải pháp hóa đơn điện tử Sapo Invoice dễ tiếp cận, dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí, giúp hộ kinh doanh tuân thủ quy định mà không bị quá tải.
Đồng bộ quy trình bán hàng và xuất hóa đơn điện tử
- Ngay sau khi đơn hàng được tạo, chủ shop sẽ dễ dàng phát hành hóa đơn điện tử, không cần thao tác thủ công thêm.
- Hạn chế tối đa lỗi sai thông tin, thiếu hóa đơn, trễ thời gian lập – những lỗi thường gặp khi thao tác bằng tay.
- Đáp ứng đúng quy định của cơ quan thuế về thời điểm lập, ký số và gửi hóa đơn.
Tích hợp sẵn kết nối với Tổng cục Thuế
- Sapo Invoice được cấp phép và kết nối trực tiếp với hệ thống của Tổng cục Thuế, đảm bảo dữ liệu được gửi đúng hạn và đúng định dạng.
- Tự động lưu trữ hóa đơn theo chuẩn pháp lý, không lo mất dữ liệu hay bị phạt vì sai quy trình.

Giao diện thân thiện – Ai cũng có thể dùng được
- Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, chỉ cần vài thao tác cơ bản là có thể xuất hóa đơn đúng chuẩn.
- Phù hợp với cả chủ hộ kinh doanh không rành công nghệ, giúp giảm bớt áp lực làm quen với công cụ mới.
Tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành
- Không cần đầu tư máy chủ riêng hay nhiều phần mềm rời rạc.
- Sapo cung cấp gói phần mềm tích hợp với mức chi phí hợp lý
Đội ngũ chăm sóc khách hàng đồng hành hỗ trợ 24/7
- Hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm tận tình từng bước
- Giải đáp mọi thắc mắc về nghiệp vụ hóa đơn, kết nối Tổng cục Thuế\
- Hỗ trợ kịp thời qua điện thoại, Zalo, Facebook hoặc trực tiếp tại cửa hàng (với một số khu vực)
Đừng để bị động khi Nghị định 70 chính thức áp dụng! Hãy để Sapo giúp bạn chuyển đổi hóa đơn điện tử đơn giản – đúng chuẩn – tiết kiệm chi phí. Đăng ký ngay để được chuyên viên liên hệ tư vấn miễn phí