Nhượng quyền thương hiệu là gì? Bí quyết kinh doanh nhượng quyền thương hiệu chưa một ai nói cho bạn

Một báo cáo từ Lendio cho biết: "Tỷ lệ thành công trong 2 năm của các doanh nghiệp nhượng quyền cao hơn 8% so với các doanh nghiệp nhỏ độc lập.” Trên thực tế, nhượng quyền thương hiệu là một hình thức hợp tác giúp bạn sử dụng tên của một thương hiệu đã nổi tiếng trên thị trường mà không mất công tự xây dựng từ đầu. 

Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Ưu nhược điểm của nó là gì? Quy trình nhượng quyền thương hiệu như thế nào?... Hãy cùng khám phá tất cả trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

nhượng quyền thương hiệu là gì
Khái niệm về nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu (Brand Licensing) là hình thức hợp tác trong đó một doanh nghiệp cho phép các bên thứ ba sử dụng tên thương hiệu, logo hoặc tài sản trí tuệ để kinh doanh, mà không kèm theo mô hình vận hành, quy trình hay hỗ trợ trực tiếp từ chủ thương hiệu.

Ví dụ: Một công ty may mặc trả phí để sử dụng logo Adidas trên áo của họ, nhưng Adidas không cung cấp quy trình sản xuất hay hỗ trợ vận hành. Đây chính là nhượng quyền thương hiệu.

Ngược lại, nếu một cá nhân mở quán cà phê Highlands theo mô hình chuẩn của Highlands: từ công thức, mô hình đến cách vận hành…, thì đây là nhượng quyền Highland theo hướng thương mại, không phải nhượng quyền thương hiệu.

Xem thêm: Nhượng quyền thương mại là gì?

Trên thực tế, có rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa nhượng quyền thương hiệu, nhượng quyền thương mại và kinh doanh đại lý. Dưới đây, Sapo sẽ tạo một bảng so sánh đơn giản và trực quan, giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn, dễ dàng phân biệt nhé:

Tiêu chí

Nhượng quyền thương hiệu (Brand Licensing)

Nhượng quyền thương mại (Franchising)

Đại lý (Agency/Reseller)

Bản chất

Mượn thương hiệu để sử dụng

Nhận trọn bộ mô hình kinh doanh

Mua đi, bán lại sản phẩm

Quyền sử dụng thương hiệu

Không (trừ khi là đại lý độc quyền có hỗ trợ)

Quy trình vận hành

Tự xây dựng

Được hỗ trợ toàn bộ

Tự chủ hoàn toàn

Hỗ trợ từ bên nhượng quyền

Không đáng kể

Hướng dẫn, đào tạo, giám sát

Không (chỉ hỗ trợ bán hàng nếu có)

Phí nhượng quyền

Thường thấp hơn franchising

Có phí ban đầu + % doanh thu

Không có phí nhượng quyền

Tính đồng nhất thương hiệu

Không kiểm soát

Được kiểm soát chặt chẽ

Không kiểm soát

Ví dụ phổ biến

Dạy học dùng tên Cambridge, mỹ phẩm Hàn gắn logo KOL

Highlands Coffee, The Coffee House

Đại lý phân phối điện thoại, mỹ phẩm

Phù hợp với ai?

Người đã có mô hình kinh doanh, chỉ cần uy tín thương hiệu

Người mới, cần công thức có sẵn

Người có sẵn tệp khách hàng, muốn tự chủ

2. Lợi ích của việc nhượng quyền thương hiệu

lợi ích của nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu đem lại nhiều lợi ích cho bên nhận quyền và bên nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền:

Đối với bên nhận quyền

  • Tận dụng uy tín thương hiệu lớn: Chủ shop không cần mất công xây dựng thương hiệu để tạo lòng tin với khách hàng. Khi nhận quyền thương hiệu, người bán hàng dễ dàng gây được sự chú ý với khách hàng của mình bởi thương hiệu đã nổi tiếng trên thị trường, và được nhiều người biết đến rồi.
  • Không bị ràng buộc vận hành: Khác với mô hình franchise, nhượng quyền thương hiệu khiến chủ shop có thể linh hoạt áp dụng thương hiệu vào sản phẩm/dịch vụ riêng của mình, không bị ràng buộc về mô hình kinh doanh, giá cả hay cách vận hành…
  • Chi phí thấp hơn: Chi phí của nhượng quyền thương hiệu thấp hơn so với nhượng quyền thương mại (do không phải trả phí đào tạo, quản lý hệ thống).

Đối với bên nhượng quyền

  • Tăng độ phủ sóng thương hiệu mà không cần trực tiếp điều hành: Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu giúp bên nhượng chỉ cần cho phép bên nhận dùng tên tuổi, logo, hình ảnh mà không phải tự đứng ra điều hành kinh doanh. Nhờ đó, thương hiệu vẫn mở rộng độ phủ sóng nhanh chóng mà giảm bớt gánh nặng quản lý trực tiếp.
  • Có thêm doanh thu từ phí bản quyền mà không cần đầu tư vốn mở rộng: Bên nhượng quyền thu được phí bản quyền (royalty fee) dựa trên doanh thu của bên nhận mà không phải bỏ vốn mở thêm cửa hàng. Nhờ đó, họ vừa tăng doanh thu vừa giảm rủi ro tài chính khi mở rộng hệ thống.
  • Ít rủi ro hơn so với các hình thức nhượng quyền khác: Vì không chịu trách nhiệm quản lý vận hành bên nhận quyền, mọi vấn đề kinh doanh hằng ngày đều do bên nhận tự lo, bên nhượng chỉ giám sát tuân thủ thương hiệu.

Ví dụ: Coca-Cola cấp quyền sử dụng logo của họ cho các sản phẩm quà tặng (áo, ly, túi). Hãng chỉ thu phí bản quyền, không chịu trách nhiệm về vận hành sản xuất hoặc phân phối.

3. Quy trình nhượng quyền thương hiệu bạn cần nắm rõ

quy trình nhượng quyền thương hiệu
Quy trình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu 4 bước

Quy trình nhượng quyền thường bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Đàm phán hợp đồng sử dụng thương hiệu

Bên nhận quyền và bên nhượng quyền bàn bạc, thỏa thuận về việc được phép dùng các yếu tố nhận diện thương hiệu như tên gọi, logo, slogan, hình ảnh, màu sắc… để kinh doanh.

Bước 2: Thống nhất phí bản quyền

Hai bên thống nhất mức phí bên nhận phải trả cho việc sử dụng thương hiệu. Mức phí này có thể tính cố định hàng tháng/năm hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu của bên nhận quyền.

Bước 3: Ký hợp đồng xác định phạm vi quyền sử dụng thương hiệu

Cả hai ký hợp đồng chính thức, xác định rõ phạm vi mà bên nhận được sử dụng thương hiệu. Ví dụ: chỉ được dùng thương hiệu trong phạm vi một địa phương, trên toàn quốc, hoặc mở rộng quốc tế…

Bước 4: Bên nhận quyền tự triển khai sản phẩm/dịch vụ

Bên nhận quyền tự phát triển, sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ dựa trên thương hiệu đã cấp, hoàn toàn không bị ràng buộc phải làm theo một mô hình, quy trình vận hành cố định nào.

4. Chia sẻ kinh nghiệm nhượng quyền thành công

Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong ngành bán lẻ và đã hỗ trợ cho hơn 230,000 nhà bán hàng bao gồm cả tự kinh doanh và nhượng quyền thương hiệu, Sapo sẽ bật mí cho bạn những kinh nghiệm quý báu giúp tăng tỉ lệ thành công khi kinh doanh nhượng quyền:

Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

chọn địa điểm kinh doanh khi nhượng quyền
Chọn địa điểm tốt khi kinh doanh nhượng quyền là khởi đầu thành công

Vị trí cửa hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của kinh doanh nhượng quyền. Bạn cần xem xét các yếu tố như mật độ dân cư, lưu lượng giao thông, đối thủ cạnh tranh và khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu của địa điểm kinh doanh mà bạn chọn. 

Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc chi phí thuê mặt bằng và tiềm năng phát triển lâu dài để đảm bảo địa điểm đó mang lại lợi nhuận bền vững, chứ không phải trong ngắn hạn.

Chăm sóc khách hàng tận tâm

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, mang đến trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời. Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. 

Ngoài ra, bạn cần duy trì liên lạc thường xuyên với khách hàng, cung cấp các chương trình khuyến mãi hoặc dịch vụ chăm sóc hậu mãi để giữ chân khách hàng lâu dài. Điều này không chỉ giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng mà còn tạo ra cơ hội để họ giới thiệu thương hiệu của bạn đến những người khác.

Xem thêm: 10 kinh nghiệm xương máu bạn cần biết trước khi mở cửa hàng

Marketing hiệu quả

Người kinh doanh nên sử dụng các kênh marketing online và offline đồng thời để quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng. Tiếp theo, chủ shop hãy xây dựng chiến lược marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, tận dụng các công cụ digital marketing. 

Ngoài ra, việc đo lường hiệu quả các chiến dịch marketing và điều chỉnh kịp thời sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi phí và đạt được kết quả tốt hơn trong việc tiếp cận khách hàng.

Không ngừng học hỏi và cải thiện

Cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý, xu hướng thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bạn cũng nên tham gia các khóa đào tạo, hội thảo chuyên ngành, và học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nhượng quyền thành công khác.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng và quản lý cửa hàng

Sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng và quản lý là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, tiết kiệm thời gian, đồng thời nâng cao hiệu quả bán hàng, quản lý. Thay vì thực hiện thủ công nhiều công đoạn phức tạp, việc áp dụng các công cụ hỗ trợ sẽ giúp bạn quản lý mọi thứ một cách bài bản và khoa học hơn.

phần mềm quản lý bán hàng Sapo
Nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh Sapo

Một trong những nền tảng nổi bật hiện nay là Sapo - Giải pháp quản lý bán hàng hợp kênh toàn diện dành cho cả cửa hàng offline và online. Với Sapo, bạn có thể:

Quản lý bán hàng tại cửa hàng dễ dàng, chính xác

Sapo cung cấp giải pháp POS giúp chủ cửa hàng bán lẻ thao tác nhanh chóng ngay tại quầy thu ngân:

  • Tạo đơn hàng, in hoá đơn, thu tiền nhanh gọn chỉ trong vài thao tác.
  • Theo dõi tồn kho theo từng chi nhánh, cảnh báo khi hàng sắp hết.
  • Quản lý thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng để chăm sóc tốt hơn.
  • Phân quyền nhân viên rõ ràng, hạn chế thất thoát.

Hỗ trợ bán hàng online hợp kênh trên Mạng xã hội & Sàn thương mại điện tử

Không chỉ bán tại cửa hàng, Sapo còn giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả qua các kênh online:

  • Bán hàng trên mạng xã hội (Facebook, Instagram): Đồng bộ đơn hàng, quản lý bình luận/inbox, tự động ẩn comment chứa số điện thoại để tránh bị “cướp khách”.
  • Bán và quản lý cửa hàng trên sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop): Tự động đồng bộ tồn kho, đơn hàng, giá cả từ Sapo lên sàn. Hạn chế tối đa lỗi sai khi quản lý nhiều gian hàng.
  • Tất cả đơn hàng từ online đến offline đều được tập trung về một nơi duy nhất để xử lý.

Ngoài ra, Sapo là phần mềm tiên phong ứng dụng AI giúp tối ưu vận hành và chăm sóc khách hàng

  • Chatbot AI giúp phản hồi khách hàng tức thì và cá nhân hóa nội dung theo từng câu hỏi với ngôn ngữ tự nhiên, mang lại trải nghiệm tư vấn, bán hàng chuyên nghiệp.
  • AI gợi ý địa chỉ chính xác tới 90% trên Facebook, hỗ trợ chủ shop tạo đơn hàng nhanh chóng, ngay cả khi đang chat với khách hàng.
  • Hỗ trợ viết tiêu đề, mô tả sản phẩm bằng AI

Trải nghiệm ngay 7 ngày dùng thử Sapo OmniAI hoàn toàn miễn phí ngay bây giờ.

Dùng thử Sapo Omnichannel miễn phí và trải nghiệm
arrow Dùng thử miễn phí

5. Top 9 thương hiệu FNB đang nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Trong lĩnh vực F&B (ẩm thực, đồ uống), đa số mô hình nhượng quyền hiện nay là nhượng quyền thương mại toàn diện, tức là bao gồm cả thương hiệu, quy trình, đào tạo, vận hành,...

Tuy nhiên, vẫn có một số thương hiệu hoạt động gần với mô hình "nhượng quyền thương hiệu", chủ yếu cấp quyền sử dụng tên thương hiệu để kinh doanh, còn lại để bên nhận quyền tự triển khai mô hình quán, sản phẩm và quản lý.

Dưới đây là một số ví dụ trong lĩnh vực F&B có mô hình tương tự nhượng quyền thương hiệu (ở một số thời điểm hoặc hình thức nhất định)

một số thương hiệu nhượng quyền fnb
Một số thương hiệu nhượng quyền nổi bật tại Việt Nam

Thương hiệu

Chi tiết nhượng quyền

Cà phê Ông Bầu (giai đoạn đầu)

Cho phép sử dụng thương hiệu, hỗ trợ nguồn nguyên liệu nhưng quy trình vận hành không quá khắt khe như các chuỗi chuẩn.

Trà sữa Tocotoco (gói franchise cơ bản)

Một số gói nhượng quyền có mức can thiệp thấp, thiên về cấp thương hiệu và nguyên liệu, ít kiểm soát vận hành.

Mì cay Sasin

Thương hiệu từng phát triển mạnh theo kiểu cho mượn thương hiệu, mô hình đồng bộ không quá chặt chẽ.

Bún đậu mắm tôm A Tài, Tiến Vua

Một số chi nhánh chỉ cần treo bảng hiệu thương hiệu và nhập nguyên liệu, mô hình vận hành khá tự chủ.

Chuỗi quán ăn bình dân (Hải Sản 5 Ri, Ốc Ken, Lẩu Xèo)

Nhiều thương hiệu chỉ nhượng tên, cung cấp một phần công thức/chuyển giao, còn lại để người nhận quyền tự vận hành.

6. Một số câu hỏi thường gặp khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Câu 1: Có nên nhượng quyền thương hiệu không?

Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần xem xét 3 yếu tố quan trọng. 

  • Đầu tiên là số vốn bạn có sẵn. Vì nhượng quyền thương hiệu yêu cầu một khoản chi phí ban đầu lớn để sở hữu thương hiệu có sẵn. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải lo lắng về việc xây dựng thương hiệu từ đầu, vì đã có một lượng khách hàng nhất định và uy tín. 
  • Thứ hai là mức độ chấp nhận rủi ro. Kinh doanh độc lập với một thương hiệu mới sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn về việc xây dựng tên tuổi và thu hút khách hàng, nhưng bù lại bạn sẽ không phải chia sẻ doanh thu. Ngược lại, khi nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu và chia một phần doanh thu cho thương hiệu mẹ, nhưng bạn có thể tránh được các rủi ro liên quan đến việc phát triển thương hiệu mới. 
  • Thứ ba, nếu bạn không có nhiều thời gian để phát triển thương hiệu, sử dụng hệ thống thương hiệu đã được xây dựng sẵn là hợp lý. Tuy nhiên, nhượng quyền thương hiệu cũng có nghĩa là bạn sẽ không có quyền thay đổi chiến lược, sản phẩm hay thậm chí hình ảnh thương hiệu, vì tất cả đều đã được định sẵn từ trước.

Qua 3 câu hỏi trên đây, bạn đã có câu trả lời cho mình chưa?

Câu 2: Phí nhượng quyền thương hiệu là gì?

Phí nhượng quyền là khoản tiền mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền để được sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các hỗ trợ khác.

Câu 3: Nên nhượng quyền thương hiệu nào?

Bạn có thể tìm kiếm thông tin về các thương hiệu nhượng quyền trên các website chuyên về nhượng quyền, tham gia các hội chợ triển lãm franchise, hoặc liên hệ với các đơn vị tư vấn nhượng quyền.

Xem thêm: 12 thương hiệu nhượng quyền cafe lợi nhuận cao nhất hiện nay

Câu 4: Tôi cần bao nhiêu vốn để nhượng quyền thương hiệu?

Số vốn cần thiết phụ thuộc vào thương hiệu, quy mô cửa hàng, địa điểm kinh doanh và các yếu tố khác. Bạn cần liên hệ với bên nhượng quyền để được tư vấn cụ thể.

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh đầy tiềm năng tại Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, nhượng quyền thương hiệu hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn thương hiệu phù hợp, tìm hiểu kỹ các khía cạnh pháp lý, và xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, việc không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức và kinh nghiệm cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua thách thức và đạt được thành công trong kinh doanh nhượng quyền.

Theo dõi Sapo để cập nhật tin tức và thông tin mới nhất về kinh doanh nhượng quyền thương hiệu nhé!

Xem thêm: Top 12 thương hiệu nhượng quyền trà sữa đông khách nhất Việt Nam

Chia sẻ bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5  (0 vote)
Nguyễn Thu Giang
Tác giảNguyễn Thu Giang

Biên tập viên

Dựa trên nền tảng nghiên cứu nội dung kinh doanh, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm xây dựng chiến lược và triển khai bài viết giúp nhà bán hàng nắm bắt xu hướng, tối ưu hoạt động và ra quyết định hiệu quả.
Quy trình biên tập nội dung tại Sapo