Nhượng quyền thương mại là gì? Các hình thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Nếu các bạn đã nghe qua câu chuyện thành công của trà sữa Mixue hay siêu thị Coopmart tại thị trường Việt Nam thì nhượng quyền thương mại chính là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu thắng lớn. Vậy nhượng quyền thương mại là gì? Tại sao hình thức kinh doanh lại được các bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp như vậy. Hãy cùng Sapo Blog tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Dưới góc độ của chủ doanh nghiệp- bên nhượng quyền, nhượng quyền thương mại là hoạt động nhằm giúp thương hiệu mở rộng được mạng lưới kinh doanh trên nhiều tỉnh thành, tạo thuận lợi trong việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ đến khách hàng 1 cách nhanh nhất. Nhượng quyền hiểu theo cách đơn giản hơn là bạn chia sẻ quyền kinh doanh thương mại của mình cho 1 bên khác. 

nhượng quyền thương mại là gì

Tuy nhiên, để thiết lập đủ 1 mô hình nhượng quyền thì cần tạo lập bởi ít nhất là hai bên chủ thể: bên nhượng quyền - là bên có quyền sở hữu đối với “quyền thương mại” và bên nhận quyền - là bên độc lập, muốn kinh doanh bằng “quyền kinh doanh”, hay còn gọi là “quyền thương mại” của bên nhượng quyền

Còn xét theo góc độ của bên nhận quyền, nhượng quyền là việc mà họ sử dụng sức mạnh của thương hiệu từ sản phẩm, dịch vụ đến chiến lược bán hàng trong 1 thời gian nhất định để kiếm lại nguồn thu cho mình. 

Xem thêm: Bạn đang tìm hiểu về nhượng quyền kinh doanh trong bán lẻ?

2. Lợi ích khi nhượng quyền là gì?

1. Tận dụng thương hiệu đã được xây dựng: Bên nhận quyền có thể tận dụng thương hiệu đã được chính chủ xây dựng và khẳng định trên thị trường. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức để xây dựng thương hiệu từ đầu và tận hưởng lợi ích từ sự nhận diện thương hiệu sẵn có.

2. Hệ thống kinh doanh đã thành công: Người nhượng quyền thường cung cấp cho đối tác một hệ thống kinh doanh đã được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả. Điều này bao gồm quy trình hoạt động, hướng dẫn vận hành, marketing, quản lý và hỗ trợ khác. Franchisee có thể tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của franchisor để xây dựng và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.

3. Hỗ trợ và đào tạo: Franchisor thường cung cấp hỗ trợ và đào tạo liên tục cho franchisee. Điều này bao gồm việc đào tạo về sản phẩm, quy trình vận hành, quản lý, marketing và hỗ trợ kinh doanh. Franchisee có được sự hỗ trợ liên tục từ franchisor, giúp họ vượt qua khó khăn ban đầu và phát triển doanh nghiệp một cách thành công.

4. Quyền sở hữu và tự do kinh doanh: Franchisee được quyền sở hữu và điều hành một doanh nghiệp độc lập dưới sự hỗ trợ và sự giám sát của franchisor. Họ có sự tự do kinh doanh và quyền quyết định trong phạm vi quyền của hợp đồng nhượng quyền.

5. Mạng lưới và liên kết: Tham gia vào một hệ thống nhượng quyền cung cấp cho franchisee cơ hội tiếp cận mạng lưới và liên kết với các đối tác kinh doanh khác trong hệ thống. Điều này có thể mang lại lợi ích từ quy mô

Xem thêm: Top 12 thương hiệu nhượng quyền trà sữa đông khách nhất Việt Nam

3. Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì?

Mặc dù nhượng quyền thương hiệu có nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số nhược điểm tiềm ẩn. Dưới đây là một số nhược điểm khi nhượng quyền thương hiệu:

1. Mất kiểm soát và quản lý: Khi nhượng quyền thương hiệu, franchisor mất phần nào kiểm soát và quản lý trực tiếp các hoạt động kinh doanh trong các đơn vị nhượng quyền. Điều này có thể dẫn đến sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm, không đồng nhất về hình ảnh thương hiệu và khó khăn trong việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng và uy tín của thương hiệu.

2. Độc quyền khu vực: Một nhược điểm của việc nhượng quyền thương hiệu là franchisor phải đảm bảo rằng các đơn vị nhượng quyền không cạnh tranh trực tiếp với nhau trong cùng khu vực. Điều này có thể giới hạn tiềm năng tăng trưởng và mở rộng của hệ thống.

3. Chi phí ban đầu và phí nhượng quyền: Franchisee thường phải trả một khoản tiền ban đầu để mua quyền nhượng quyền và tham gia vào hệ thống. Ngoài ra, franchisee cũng phải trả các khoản phí nhượng quyền định kỳ cho franchisor. Chi phí này có thể đáng kể và ảnh hưởng đến lợi nhuận của franchisee.

nhượng quyền thương mại

4. Các hình thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Cũng giống như bất kỳ 1 mô hình kinh doanh nào khác, nhượng quyền thương mại được chia làm nhiều hình thức với mức độ phù hợp khác nhau với từng nhu cầu sử dụng của bên nhận quyền và mong muốn từ chủ thương hiệu kinh doanh. Có một số hình thức nhượng quyền phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Dưới đây là một số hình thức nhượng quyền được sử dụng rộng rãi:

1. Nhượng quyền thương mại (Trademark licensing)

Trong hình thức này, nhượng quyền được cấp cho bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, logo và các yếu tố liên quan. Bên nhận quyền có thể sử dụng thương hiệu để sản xuất, tiếp thị và bán hàng hóa hoặc dịch vụ.

2. Nhượng quyền sản phẩm (Product licensing)

Trong hình thức này, nhượng quyền được cấp cho bên nhận quyền sử dụng công nghệ, bằng sáng chế hoặc sản phẩm của một công ty khác. Bên nhận quyền có thể sản xuất, tiếp thị và bán sản phẩm đó dưới thương hiệu của mình.

3. Nhượng quyền thương mại tổng hợp (Master franchise):

Trong hình thức này, một tổ chức hoặc cá nhân được cấp quyền nhượng quyền thương mại cho một khu vực nhất định. Người nhận quyền có thể mở rộng hệ thống bằng cách nhượng quyền thêm cho các đối tác nhỏ hơn trong khu vực đó.

4. Nhượng quyền cửa hàng (Retail franchising):

Trong hình thức này, một doanh nghiệp nhượng quyền cho bên nhận quyền mở và điều hành các cửa hàng dưới thương hiệu của mình. Bên nhận quyền thường phải tuân thủ các quy định về cách vận hành, quy trình và chuẩn mực của hệ thống.

Các hình thức nhượng quyền có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành công nghiệp và lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Quyền và trách nhiệm của cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền được quy định trong hợp đồng nhượng quyền.

5. Chi phí nhượng quyền có nhiều hay không?

Với sự giằng buộc về doanh nghiệp chủ quản và phần trăm doanh thu trong thời gian ký kết, chi phí để nhượng quyền đặc biệt làm các thương hiệu có tiếng có thể tốn của bạn 1 số tiền không hề nhỏ. Từ khâu setup, đào tạo và quản lý cửa hàng sẽ phải thực hiện theo chỉ định của bên nhượng quyền. Bên cạnh đó, trong thời gian hợp đồng, bên nhận quyền phải đồng ý trích 1 phần doanh thu để chia cho bên nhượng quyền cho các chi phí về chính sách, markeitng, chăm sóc khách hàng,...

Ví dụ: Cửa hàng trà sữa trân châu đường đen

Phí nhượng quyền: 200 – 250 triệu đồng/3 năm tùy từng khu vực theo chiến lược hoạt động của hãng

Cụ thể:

  • 180 triệu đồng cho 3 năm cho khu vực tỉnh
  • 220 triệu đồng cho 3 năm cho TPHCM, Đà Nẵng, Nha trang, Huế, Hội An, Hải Phòng, Cần Thơ
  • 350 triệu đồng cho 3 năm cho khu vực Hà Nội
  • Phí giám sát tư vấn: 50 triệu đồng/năm
  • Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy của trân châu đường đen ): Đơn hàng đầu tiên ở mức 200 triệu đồng (chưa gồm VAT). Các đơn hàng tiếp theo đại lý tự lên tùy tình hình kinh doanh.
  • Chi phí máy móc, thiết bị, phần mềm (máy pha chế, máy dự trữ nguyên liệu, phần mềm quản lý bán hàng đồng nhất với toàn hệ thống): 150 triệu đồng
  • Các khoản chi phí khác và chi phí nhân công tương tự như trên.

6. Các thương hiệu nhượng quyền bán lẻ tại Việt Nam

Co.op Mart

Chuỗi siêu thị Co.op Mart ra đời vào năm 1998 bởi Saigon Co.op và đến nay sau hơn 20 năm đã trở thành địa chỉ mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng cả nước. Co.op có vai trò như nhà phân phối cho các nhà cung cấp và đang triển khai hệ thống Co.op Store, Co.op Food về khắp các tỉnh thành để mang lại nhiều tiện ích và yên tâm mua sắm cho người tiêu dùng. 

Với mô hình kinh doanh nhượng quyền, hệ thống Co.op sẽ hỗ trợ vốn cho các cửa hàng nhận nhượng quyền. Bao gồm việc thiết kế trưng bày, cũng như trang thiết bị bán hàng như máy tính, máy quét, phần mềm quản lý bán hàng,...Cùng với đó là việc cung cấp các mặt hàng với giá thành ưu đãi nhất để đảm bảo khả năng thu lời của cửa hàng. 

kinh doanh nhượng quyền

Daiso

Là một thương hiệu đến từ Nhật Bản với nhiều cửa hàng được kinh doanh theo hình thức nhượng quyền tại Việt Nam. Daiso được biết đến với lượng sản phẩm vô cùng đa dạng và chất lượng cao được nhập từ Nhật Bản như mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang,...với giá thành tương đối rẻ. 

Khi nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam, Daiso đã chuyển giao toàn bộ công nghệ vận hành, quản lý theo tiêu chuẩn của Daiso Nhật Bản. Từ cách bài trí, sắp xếp cửa hàng và sản phẩm để đảm bảo sự phong phú cũng như tối ưu trải nghiệm của người tiêu dùng. 

Family Mart

Với hơn 15000 cửa hàng trên toàn thế giới, Family Mart đã bước vào Việt Nam theo hình thức nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực cửa hàng tiện lợi. Đa dạng về sản phẩm nhằm phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất của người tiêu dùng như tạp phẩm, đồ ăn nhanh, giải khát,...

nhượng quyền thương mại

Ngoài việc chuyển giao công nghệ và sản phẩm, Family Mart cũng lên kế hoạch mở các trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ các đại lý, cửa hàng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn của Family Nhật Bản từ việc trang trí, bày biện đến an toàn thực phẩm. 

Trên đây là thông tin liên quan đến nhượng quyền thương mại ngành bán lẻ tại Việt Nam cũng như tiềm năng của ngành này trong tương lai. Sapo hy vọng rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp nhà kinh doanh hiểu rõ hơn về hình thức này. Để từ đó đưa ra được những nhận định, đánh giá để lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp.  

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM