Thị trường thương mại điện tử Việt Nam còn nhiều bất cập

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang trong quá trình phát triển nên không thể tránh được các vấn đề bất cập trong các khâu : thanh toán, tạo niềm tin, hạn chế về kỹ thuật và thương mại...

 thuong mai dien tu

1. Thanh toán còn nhiều bất cập

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển nhanh với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên tỉ lệ thanh toán trực tuyến cho các đơn hàng còn thấp, chỉ chiếm 19% lựa chọn của người tiêu dùng. Trên thực tế, dù mua bán qua webisite nhưng các giao dịch chủ yếu thực hiện qua hình thức “tiền trao cháo múc”, nghĩa là nhận hàng rồi thanh toán bằng tiền mặt. Người mua hàng lo ngại không thanh toán điện tử là bởi thiếu các cơ chế hỗ trợ để đảm bảo về chất lượng hàng hóa, dịch vụ sau khi đã thanh toán tiền trước.

Nhiều khách hàng thường xuyên mua hàng trực tuyến nhưng rất ngại khi phải chuyển khoản trước cho người bán mà họ chỉ thật sự an tâm giao tiền khi tận tay nhận được món hàng và kiểm tra chất lượng của sản phẩm.

Bất cập trong thanh toán không chỉ xuất phát từ tâm lý khách mua hàng mà còn từ các ngân hàng trong thanh toán điện tử, đó có thể là các vấn đề về hóa đơn, chứng từ, về form mẫu chứng từ khác với form của cục thuế…cũng góp phần tạo ra những hạn chế từ thanh toán trực tuyến từ khách hàng.

2. Chưa tạo dựng được niềm tin ở khách hàng

Một vấn đề nữa còn tồn tại trong thị trường thương mại điện tử đó là chưa tạo dựng được niềm tin ở khách hàng. Điều này cũng được bắt gặp trong khâu thanh toán trực tuyến, nhất là mất cắp dữ liệu thẻ giao dịch. Có nhiều trường hợp quản cáo, bán hàng trên website nhưng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng; đột nhập vào cơ sở dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, các ngân hàng thanh toán qua mạng, các website bán hàng trực tuyến… để lấy thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng và các thông tin khác để trộm cắp, lừa đảo lấy tiền, trao đổi mua bán, sử dụng thông tin…

Không chỉ về khâu thanh toán mà nhiều trường hợp các website bán hàng đăng sản phẩm một kiểu nhưng khi hàng giao cho khách lại hoàn toàn khác hẳn, thậm chí không đúng yêu cầu về màu sắc, kích cỡ, chất liệu sản phẩm khiến lòng tin của khách hàng đối với bán hàng trực tuyến ngày càng bị giảm sút. Đó là chưa kể đến việc khách hàng bị cho “leo cây” vì người bán không giao hàng hoặc giao không đúng hẹn.

e comecer

3. Kỹ thuật và thương mại còn nhiều hạn chế

Về kỹ thuật, thương mại điện tử vẫn còn nhiều hạn chế như :

Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.

Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong thương mại điện tử.

Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển, khó khăn khi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống.

Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt, có công suất độ an toàn nên đòi hỏi thêm chi phí đầu tư.

Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn.

Hạn chế về thương mại :

An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia thương mại điện tử.

Vì không được gặp trực tiếp nên khách hàng trở nên thiếu lòng tin về thương mại điện tử và người bán hàng.

Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả của thương mại điện tử còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.

Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.

Sự tin cậy với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần phải có thêm thời gian.

Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô, hòa vốn và có lãi.

Mặc dù vẫn còn nhiều bất cập trong hoạt động thương mại điện tử nhưng hình thức kinh doanh này vẫn đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và là một công cụ hỗ trợ đắc lực thương mại truyền thống trong bối cảnh hiện nay.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM