Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong kinh doanh ra sao để mang lại hiệu quả nhanh chóng?

Tháp nhu cầu Maslow là mô hình nổi tiếng, được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có kinh doanh và marketing. Vậy tháp nhu cầu Maslow là gì và được áp dụng như thế nào? Hãy cùng Sapo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là mô hình nổi tiếng về tâm lý và động cơ của con người, tên của mô hình này được đặt theo tên nhà tân ký học nổi tiếng Abraham Maslow. Ông là người đã nghiên cứu mô hình này từ năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation. Tháp Maslow gồm có 5 tầng, mỗi một tầng tượng trưng cho các cấp độ nhu cầu của con người. Ứng với mỗi tầng của tháp, phản ảnh các mức độ khác nhau, càng lên cao thì nhu cầu càng tăng cao hơn.

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong rất nhiều mặt của cuộc sống, từ quản trị nhân sự, kinh doanh, Marketing,.. Ý nghĩa của mô hình này nhằm lý giải các hành vi của con người mà đôi khi chính chúng ta cũng không ý thức được điều đó.

thap-nhu-cau-maslow

2. Các tầng trong tháp nhu cầu Maslow có ý nghĩa gì?

2.1. Nhu cầu sinh lý

Đây là nhu cầu cơ bản nhất của mỗi con người, do đó, được nằm ở tầng cuối cùng của tháp Maslow. Các nhu cầu về sinh lỹ là những yếu tố cơ bản, giúp chúng ta duy trì sự sống như: Thực phẩm, không khí, nước uống, giấc ngủ,..Theo các nhà khoa học, đây được cho là nhu cầu quan trọng nhất, do đó cần phải được đáp ứng đầu tiên.

2.2. Nhu cầu được an toàn

Khi nhu cầu về sinh lý được thỏa mãn, chúng ta thường nảy sinh thêm nhu cầu về an toàn. Đây là những nhu cầu về an toàn thể chất, sức khỏe, an ninh tài chính,..

2.3. Nhu cầu xã hội

Sau khi các nhu cầu về sinh lý và an toàn được hoàn thành, chúng ta sẽ dành sự chú ý vào các nhu cầu xã hội. Theo đó, con người sẽ có mong muốn được hòa nhập và giao lưu với những người khác trong một cộng đồng nào đó, mong muốn được yêu thường và dành sự quan tâm.

2.4. Nhu cầu được kính trọng

Nhu cầu được kính trọng được nằm ở tầng thứ 4 - tầng gần cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow. Nếu không được đáp ứng nhu cầu này, con người sẽ cảm thấy cô độc và tự tin.

2.5. Nhu cầu được thể hiện bản thân

Đây là nhu cầu cao nhất và năm ở vị trí đầu tiên trong mô hình tháp Maslow. Sau khi tất cả nhu cầu phía trên được đáp ứng, con người bắt đầu tập trung vào những việc thể hiện được năng lực của bản thân. Tháp nhu cầu của Maslow mô tả mức độ này là “Con người mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình đang sở hữu”

3. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh

3.1. Xây dựng chân dung khách hàng

Thông qua tháp nhu cầu Maslow, bạn sẽ dễ dàng xác định được khách hàng của mình ở mức nhu cầu nào. Từ đó, bạn sẽ định hướng được chiến lược kinh doanh hiệu quả cho Shop của mình. Để xác định được điều này, bạn có thể trả lời các câu hỏi như: Khách hàng của bạn đang ở nhóm nào trong thang bậc nhu cầu của Maslow? Họ có nhu cầu cấp thiết nào? 

ap-dung-thap-mo-hinh-maslow

Ví dụ: Bạn mong muốn kinh doanh mặt hàng thời trang nữ, có mức giá cao, khoảng 1 triệu VND/bộ, thì đối tượng bạn hướng đến là những phụ nữ có kinh tế, họ mua sản phẩm của cửa hàng bạn không chỉ để mặc đơn thuần, mà đó còn là cách để thể hiện bản thân mình, vì nhu cầu của họ nằm ở bậc cao nhất.

Đọc thêm: Tìm hiểu về khách hàng của bạn như thế nào?

3.2. Chọn kênh truyền thông phù hợp

Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu là điều rất quan trọng. Theo một số khảo sát, nếu khách hàng mục tiêu của bạn nằm ở cấp độ 1 của tháp Maslow, bạn nên cân nhắc chọn kênh quảng cáo trên truyền hình. Ví dụ, nếu bạn đang quản lý shop thời trang dành cho nữ, đối tượng là các bạn trể, có như cầu thuộc cấp độ 3 trong tháp nhu cầu Maslow, bạn nên lựa chọn các kênh mạng xã hội như Tiktok, Facebook để quảng cáo.

Xem ngay: Kế hoạch Marketing Shop thời trang cho người mới bắt đầu

4. Tổng kết

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi tháp nhu cầu Maslow là gì? Hy vọng rằng, với những kiến thức mà Sapo chia sẻ, bạn sẽ áp dụng vào việc kinh doanh của mình hiệu quả.

Tuy nhiên, để việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn nữa, bạn nên trang bị cho cửa hàng của mình một phần mềm quản lý bán hàng nhé! Không chỉ những siêu thị lớn hay cửa hàng thời trang lớn mới cần công cụ để quản lý, phần mềm quản lý bán hàng sẽ là trợ lý đắc lực giúp cửa hàng của bạn tuy nhỏ những vẫn vô cùng chuyên nghiệp, thu hút thêm thật nhiều khách hàng thân thiết nữa trong tương lai.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM