Những thuận lợi và khó khăn trong mô hình bán lẻ B2C tại Việt Nam

Với dân số hơn 90 triệu người và gần 40 triệu người dùng internet. Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam những năm gần đây phát triển nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều đơn vị trong và ngoài nước, nhiều đơn vị bán lẻ lớn trong nước đã để ý đến mô hình kinh doanh này như: VINCOM với VIN ECOM; BigC với Cdiscount.vn ... Nhiều công ty nước ngoài đầu tư hàng trăm triệu USD cho mô hình này. Cùng Chúng tôi đánh giá những thuận lợi khó khăn với các công ty khi tham gia lĩnh vực này

mo hinh ban le b2c

1. Những thuật lợi và khó khăn với các công ty kinh doanh truyền thống

* Thuân lợi:

- Đã trải nghiệm kinh doanh nên có những hiểu biết rõ về mô hình bán lẻ, về các khâu bán hàng nên dễ dàng hơn trong việc quản lý và cung ứng sản phẩm

- Có đối tượng nhà cung cấp và khách hàng sẵn có nên không mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm nguồn hàng có chất lượng và tìm thị trường tiêu thụ

- Có cửa hàng Offline, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể tham quan sản phẩm trực tiếp nếu có nhu cầu chứ không đơn thuần chỉ là bán online

* Khó khăn:

- Chưa am hiểu về quy trình kinh doanh Online nên bước đầu thực hiện có lẽ sẽ không hiệu quả.

- Yếu về công nghệ

- Thiếu nhân lực

2. Những thuận lợi khó khăn với các công ty Thương mại điện tử B2C

* Thuân lợi:

- Có công nghệ kỹ thuật tiên tiến, bởi nắm bắt được những nhân viên có kinh nghiệm trong việc thiết kế website, thực hiện các chiến dịch marketing online, làm nội dung trực tuyến.

- Hiểu về kinh doanh Online và dễ dàng trong việc phân tích hành vi khách hàng để có những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

* Khó khăn:

- Thiếu quy trình vận hành

- Thiếu nhà cung cấp tốt

- Thiếu nhân lực bán lẻ

- Thiếu tài chính

mo hinh ban le

3. Những thuận lợi khó khăn với các công ty nước ngoài

* Thuân lợi:

- Có quy trình vận hành hoàn hảo. Phần lớn các công ty nước ngoài đều áp dụng sớm mô hình kinh doanh B2C nên rất am hiểu về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, họ còn có nguồn tài chính dồi dào, công nghệ kỹ thuật hiện đại nên rất thuận lợi khi tiến hành kinh doanh.

* Khó khăn:

- Chưa am hiểu thị trường nội địa

- Thói quen tiêu dùng Online còn chưa nhiều

- Thương hiệu mới, chưa được  người tiêu dùng biết đến nhiều nên sức tiêu thụ vẫn còn kém.

4. Kết luận chung

Việc áp dụng thương mại điện tử trên thế giới ngày nay đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặc tích cực mà nó đem lại thì vẫn còn nhiều hạn chế. Ở Việt Nam, những năm trở lại đây, mô hình thương mại điện tử cũng bắt đầu phát triển song do những hạn chế về tầm vĩ mô như kết cấu hạ tầng, pháp lý nên nó vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM