Giải pháp kinh doanh hiệu quả thời khủng hoảng (phần 1)

Khủng hoảng kinh tế kéo dài đã gây nhiều thiệt hại nghiệm trọng cho các công ty trên toàn thế thới, thậm chí  đã khiến rất nhiều nhà đầu tư bị trắng tay, nhiều doanh nghiệp khác phải co mình lại để những thiệt hại ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất, vẫn có vô vàn những mô hình kinh doanh thành công với nguồn lợi nhuận khổng lồ, vậy giải pháp kinh doanh ở đây là gì? Sau đây là một số gợi ý giúp mang lại thành công dù trong bất kể tình hình kinh tế nào.

giai phap kinh doanh

1. Biết rõ sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp

Là nhà cung cấp, chắc chắn bạn phải hiểu rõ nhất về sản phẩm, dịch vụ mình đang mang đến cho khách hàng. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế thì có không ít nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn không hiểu rõ về những gì công ty mình cung cấp nên không thể tư vấn chính xác, phù hợp, không thỏa mãn với yêu cầu khách hàng.

Có thể trong thời kỳ kinh tế ổn định, nhà cung cấp có thể lấp liếm được thiếu xót này, nhưng trong thời điểm khủng hoảng thị trường sẽ có nhiều yêu cầu mang tính phân loại cao hơn. Đồng thời, khách hàng lúc này cũng thận trọng, sáng suốt hơn trong việc chi tiêu. Khi đó tất yếu những người kinh doanh “hời hợt” sẽ tự động bị đào thải.

Chính vì vậy, bạn phải có những giải pháp kinh doanh phù hợp, bạn phải là người đầu tiên hiểu rõ mọi tính năng của sản phẩm, hiểu rõ khi ứng dụng những tính năng đó trong từng hoản cảnh cụ thể sẽ có những ưu, nhược điểm gì, khách hàng có thể khắc phục như thế nào để giảm thiểu tối đa những thiệt hại. Bạn phải sẵn sang trả lời mọi câu hỏi,  giải quyết mọi vấn đề phát sinh khi được thông báo.

Nếu làm được điều này, bạn đã có xuất phát ấn tượng trên con đường đi đến thành công rồi.

2. Hiểu rõ thị trường mục tiêu của công ty

Sau khi hiểu rõ về sản phẩm, điều tiếp theo là phải xác định sản phẩm và dịch vụ của mình phù hợp với thị trường nào? Đối tượng nào? Chúng ta không thể mang những sản phẩm phục vụ người lớn đi tiếp thị trong các trường mẫu giáo, không thể mang các sản phẩm máy móc nông nghiệp chào hàng ở các ngân hàng, công sở, càng không thể xây dựng những khu mua sắm bán lẻ ở cách xa các khu dân cư, giao thông đi lại không thuận tiện.

giai phap kinh doanh hieu qua

Việc này giúp tìm hiểu vị trí thực của công ty trên thị trường, giúp đánh giá đúng cái gì cần đầu tư và đầu tư như thế nào , tránh trường hợp quá nhiều nhà cung cấp trong một thị trường nhỏ hay sản phẩm không phù hợp. Điều này cũng quan trọng không kém yếu tố đầu tiên bởi nó sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa các chi phí quảng bá và tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng.

Có rất nhiều nhà đầu tư thành công bằng việc khởi đầu ở một thị trường nhỏ nhưng phù hợp hoàn toàn với những gì họ đang muốn bán. Như vậy, có thể thấy việc tìm ra thị trường phù hợp đã khó nhưng để hiểu rõ và đề ra các chiến lược , giải pháp kinh doanh phù hợp còn khó hơn.

3. Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh và các lợi thế của mình

“ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”  câu nói này cho đến tận ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị. Cùng một sản phẩm nhưng có rất nhiều nhà cung cấp, càng là những sản phẩm hữu dụng thì tính cạnh tranh càng cao, hẳn nhiên là như vậy.

Chính vì vậy, không cần phải quá áp lực đối thủ có nhiều hay ít khách hàng, hãy lên danh sách đối thủ trước đây và hiện tại, bên cạnh đó bạn cũng phải cố gắng trong việc nhận diện đối thủ tiềm năng. Bạn nên viết ra những đặc điểm công ty cạnh tranh và công ty bạn theo những tiêu chí phù hợp để thấy sự khác biệt, chênh lệch.

Tiếp theo đó cần thiết nên so sánh cả những điểm tương đồng và khác biệt của bên nào tối ưu và phù hợp hơn, những điểm còn thiếu sót là do đâu và sẽ phải cải thiện như thế nào. Cần thiết nên loại bỏ những đặc tính rườm rà không có tác dụng để tập trung phát triển, tối ưu các chức năng khác.

Chú ý đào sâu phát triển những đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa 2 công ty và cách để bạn có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh.

4. Liên kết, hợp tác là giải pháp kinh doanh hiệu quả

Trong thời đại kinh tế khủng hoảng, các công ty nhỏ thường gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại, vậy thì tại sao không liên kết thành một mạng lưới, tương hỗ nhau để cùng  phát triển. Hiện nay có rất nhiều công ty áp dụng hình thức này và thành công, ví dụ như công ty về phần mềm máy tính có thể liên kết với công ty về cung cấp phần cứng và các trang mạng kinh doanh.

thu hoi cong no

Hãy cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm phụ trợ có liên quan tới những gì mà khách hàng đã mua hoặc sử dụng. Và khi khách hàng đã đánh giá cao giải pháp phụ trợ của bạn, lòng tin và sự trung thành của họ đối với các sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng sẽ được bền lâu hơn gấp bội.

Sự hợp tác này có thể khiến mở rộng thị trường, tăng số lượng khách hàng tiềm năng, đồng thời có thể tích hợp mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ phù hợp mà không mất nhiều công tìm kiếm, giao dịch.

Tuy nhiên, trên thực tế chưa có nhiều những mạng lưới liên kết như này bởi hầu hết các nhà quản lý không muốn chia sẻ lợi nhuận ban đầu mà chưa nhìn ra những lợi ích to lớn hơn về lâu dài.

5. Chuyên nghiệp hóa quá trình kinh doanh

Phần lớn các công ty hiện nay vẫn áp dụng các hình thức kinh doanh truyền thống rất manh mún và không chuyên nghiệp trong khi thị trường ngày càng năng động và biến dổi khó lường. Bản thân lĩnh vực kinh doanh gồm rất nhiều giai đoạn phức tạp khác nhau, điều đó đòi hỏi phải có nhiều nhân viên chuyên trách và gây tốn kém tài chính.

Nắm bắt được khó khăn này, hiện nay có rất nhiều những phần mềm quản lý bán hàng hiện đại được tích hợp các chức năng như quản lý sản phẩm, quản lý kho hàng, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, tính toán công nợ, phân quyền…với tính bảo mật cao, giá thành hợp lý có khả năng san sẻ gánh nặng giúp các nhà quản lý.

Ứng dụng những tính năng này trong kinh doanh giúp tiết kiệm chi phí vận hành, nguồn nhân lực, mang lại sự hiệu quả và chuyên nghiệp trong công việc. Đây cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ kinh doanh hiệu quả nhưng chưa được nhiều nhà đầu tư áp dụng.

Để có thể vượt qua khó khăn và gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh cần rất nhiều nhân tố nhưng trên đây là những yếu tố cơ bản nhất. Các nhà quản lý cần phải có chiến lược cụ thể phù hợp với đặc thù công ty mình để phát triển bền vững. Thành công của bất kì ai đó không phải là điều ngẫu nhiên nhưng những người thành công thường lựa chọn những giải pháp kinh doanh khó khăn nhưng tất yếu dẫn đến thành công.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM