CSS là gì? Cách nhúng CSS vào website

Thiết kế website bán hàng đang trở thành một trong những xu hướng kinh doanh được rất nhiều cửa hàng, chủ doanh nghiệp lựa chọn. Để quá trình điều chỉnh và vận hành trang web được thuận lợi, việc trang bị thêm kiến thức về nền tảng web là điều vô cùng cần thiết, và một trong những kiến thức bạn cần quan tâm đó là CSS. Vậy CSS là gì? Đáp án sẽ có trong bài viết sau đây.

1. Tổng quan CSS là gì?

1.1 CSS là gì?

CSS là gì? CSS được viết tắt bởi cụm từ Cascading Style Sheet đây là một loại ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tìm và định dạng các thành tố được tạo bởi các ngôn ngữ đánh đấu ví dụ như HTML. Để dễ hiểu hơn thì HTML sẽ tạo ra nội dung cho website của bạn như tiêu đề, văn bản,...thì CSS chính là yếu tố quyết định màu sắc của website, bố cục trang, font chữ…thậm chí nếu muốn thay đổi cấu trúc cũng cần đến CSS.

Cách hoạt động của CSS rất đơn giản, lập trình viên sẽ lựa chọn và áp dụng thuộc tính lên một vùng nhất định, ví dụ: Thẻ H2 - mã màu #6368 / font chữ: Time New Roman…Khi này CSS sẽ tìm đến những vị trí tương ứng và áp thuộc tính lên theo đúng yêu cầu.

Trên lý thuyết các website có thể dùng CSS hoặc không. Thế nhưng hãy hình dung nếu trang web của bạn không sử dụng CSS thì tất cả những gì bạn nhìn thấy trên website chỉ là những đoạn text đơn thuần. Vậy nên CSS chính là lựa chọn tối ưu nhất của tất cả website hiện nay.

CSS là gì?

1.2 Những dạng CSS phổ biến

Có rất nhiều dạng CSS, với mỗi mục đích khác nhau lập trình viên sẽ lựa chọn và sử dụng những kiểu CSS tương ứng. Nhìn chung sau đây là 6 dạng CSS thường gặp nhất:

  • CSS tùy chỉnh nền 
  • CSS tùy chỉnh văn bản
  • CSS tùy chỉnh màu sắc và kích thước chữ
  • CSS tùy chỉnh bảng
  • CSS tùy chỉnh danh sách
  • CSS box model

Xem thêmHTML là gì? Vai trò quan trọng của HTML trong website

2. Cấu trúc cơ bản của CSS

Một cấu trúc cơ bản của CSS bao gồm các phần cụ thể như sau:

  • vùng chọn {
  • thuộc tính : giá trị ;
  • thuộc tính : giá trị ;
  • }

Tức là sẽ khai báo bằng vùng chọn, tất cả những thuộc tính giá trị sẽ nằm tất cả trong dấu {}. Với mỗi yêu cầu khác nhau mà thuộc tính sẽ có những giá trị riêng có thể biểu thị bằng dạng chữ số hoặc theo danh sách được quy định sẵn. Giá trị và thuộc tính sẽ được ngăn nhau bằng dấu hai chấm và cùng nằm trên một dòng và kết thúc bằng một dấu chấm phẩy. Số lượng thuộc tính của một vùng không có giới hạn, bạn có thể thêm bao nhiêu thuộc tính tùy thích.

Cấu trúc cơ bản của CSS

3. Ưu điểm và hạn chế của CSS là gì?

Để cân nhắc xem có nên sử dụng CSS cho website của mình hay không bạn sẽ cần phải xét những ưu điểm và hạn chế của ngôn ngữ này. Dưới đây là những ưu điểm và hạn chế của CSS mà bạn có thể tham khảo.

3.1 Ưu điểm của CSS

  • Tiết kiệm thời gian

Khi sử dụng CSS ngay từ lần đầu tiên bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian để viết lại nữa thay vào đó có thể sử dụng lại trong các trang HTML. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể xác định một kiểu cho từng thành phần HTML. Trong trường hợp bạn muốn áp dụng cho nhiều website khác, ưu điểm xác định kiểu thành phần này cũng có thể được thực hiện một cách dễ dàng.

  • Bảo trì và nâng cấp dễ dàng

Một ưu điểm tiếp theo không thể bỏ qua khi lựa chọn CSS đó là có thể bảo trì và nâng cấp một cách dễ dàng. Bạn sẽ không cần phải mất thời gian để thay đổi từng thành phần như trước đây nữa, thay vào đó CSS sẽ hỗ trợ cập nhật tự động tiết kiệm được rất nhiều thời gian bảo trì và nâng cấp.

  • Tốc độ tải trang nhanh chóng

Điểm cộng lớn nhất của CSS đó chính là việc sử dụng ít mã hơn so với các ngôn ngữ lập trình khác. Vậy nên thời gian để tải xuống vô cùng nhanh chóng tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho người dùng. Ngoài ra, nếu bạn muốn áp dụng thuộc tính cho một thẻ bất kỳ, CSS cũng sẽ tự động áp dụng cho tất cả những lần xuất hiện sau đấy của thẻ và bạn sẽ không cần phải thao tác thay đổi thuộc tính của thẻ HTML nữa.

Xem thêmKiểm tra tốc độ website là gì? 12 công cụ check tốc độ website uy tín

  • Tương thích với nhiều thiết bị

CSS có khả năng tương thích với rất nhiều thiết bị từ máy tính để bàn, laptop cho đến điện thoại thông minh và máy tính bảng. Bạn có thể sử dụng một bản HTML, cài đặt thuộc tính cho từng yếu tố thì dù website được trình bày theo hình thức nào, mobile hay màn máy tính cũng đều có thể hoạt động ổn định.

Ưu điểm của CSS
  • Cung cấp nhiều thuộc tính

CSS cung cấp cho website nhiều thuộc tính chi tiết để định nghĩa giao diện hơn so với HTML. CSS sẽ giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn về kiểu dáng, màu sắc trên cùng một trang web HTML và bạn có thể điều chỉnh bất cứ lúc nào bạn muốn. Và đây cũng là điều kiện giúp trang web của bạn phong phú hơn.

3.2 Hạn chế của CSS

  • Khá khó đối với những người mới tiếp cận

Mặc dù nghe qua tưởng chừng CSS có cấu trúc đơn giản thì người mới bắt đầu cũng có thể tiếp cận và thao tác được. Tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy, ngôn ngữ CSS được đánh giá là phát triển đa dạng và khá phức tạp vậy nên không phải là người có kinh nghiệm rất khó có thể sử dụng được ngôn ngữ này trong những lần tương tác đầu tiên. Vậy nên đối với những người mới bắt đầu thì ngôn ngữ CSS thực sự là bài toán khó và chỉnh dành cho những ai kiên nhẫn và chăm chỉ.

  • Mỗi trình duyệt CSS lại hoạt động khác nhau

Mặc dù ưu điểm của CSS là tương thích trên mọi thiết bị thế nhưng ngôn ngữ này lại thật sự không được tối ưu hoàn toàn cho các trình duyệt. Sở dĩ có điều này là bởi trên mỗi trình duyệt CSS có những hoạt động khác nhau. Khi thay đổi trình duyệt được thiết lập bạn sẽ cần phải xác nhận tính tương thích khi CSS hiển thị hiệu ứng thay đổi.

  • Định dạng trang web có thể gặp sự cố

Bản chất của CSS là những văn bản mở vậy nên bất cứ ai cũng có quyền truy cập và thay đổi cấu trúc của CSS. Vậy nên, nếu không giám sát kỹ lưỡng định dạng trang web của bạn rất có thể sẽ bị ảnh hưởng, nặng hơn có thể làm gián đoạn khi có hành động. 

Hạn chế của CSS

4. Cách nhúng CSS vào website

Để định dạng CSS có thể thực thi trên website điều quan trọng bạn cần làm là nhúng CSS vào trang web. Bạn có thể áp dụng 3 cách nhúng CSS như sau;

Inline CSS: Nhúng CSS thông qua cặp thẻ <style></style>.

Internal CSS: Các thuộc tính định dạng CSS đặt trong cặp thẻ <style type=”text/css”></style> và cặp thẻ này được đặt trong cặp thẻ lớn là <head></head>

External CSS: Tạo tập tin CSS riêng và nhúng vào tài liệu HTML thông qua cặp thẻ link có dạng <link rel=”stylesheet” type=”text/css” href=”đường dẫn đến tập tin CSS”> và đặt ở phần head.

Cách nhúng CSS vào website

Kết luận

CSS sẽ quyết định màu sắc, bố cục, font chữ của website bằng cách tìm và định dạng các thành tố được tạo bởi ngôn ngữ HTML.

Có rất nhiều kiểu CSS ví dụ như: CSS tùy chỉnh nền, CSS tùy chỉnh văn bản, CSS tùy chỉnh màu sắc và kích thước chữ, CSS box model…

Một website không bắt buộc phải sử dụng CSS nhưng sử dụng CSS sẽ giúp website của bạn đa dạng hơn.

Hy vọng tất cả những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu CSS là gì, các kiểu CSS, ưu nhược điểm cùng 3 cách nhúng CSS vào trang web. Chúc các bạn sẽ sớm sở hữu cho mình một thiết kế website bán hàng hoàn thiện. Chúc các bạn thành công!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM