Bình ổn giá là gì? Những biện pháp thực hiện bình ổn giá theo quy định mới nhất

Bình ổn giá là gì và được thực hiện trong những trường hợp như thế nào? Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về những yếu tố liên quan đến bình ổn giá và quy định, trách nhiệm khi áp dụng bình ổn giá.

1. Bình ổn giá là gì?

Theo Luật giá 2012, Bình ổn giá chính là việc Nhà nước áp dụng các biện pháp về điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ cùng những biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết để tác động vào sự hình thành, vận động của giá. Bình ổn giá sẽ đóng vai trò giúp giá hàng hóa, dịch vụ không bị tăng quá cao hay giảm quá thấp bất hợp lý. 

Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống và được quy định theo các tiêu chí:

  • Nguyên, vật liệu, nhiên liệu và dịch vụ chính cho sản xuất, lưu thông;
  • Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người
bình ổn giá

2. Các doanh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 15 của Luật giá bao gồm: Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm xăng động cơ, dầu hỏa, dầu diezen, dầu mazut (không bao gồm xăng máy bay); Điện bán lẻ; Khí dầu mỏ hóa lỏng; Phân đạm ure, phân NPK; Thuốc bảo vệ thực vật gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ; Vaccine phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; Muối ăn; Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Đường ăn; Thóc, gạo tẻ thường; Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh. 

3. Trường hợp thực hiện bình ổn giá

Khi giá thành thị trường của hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 3 Nghị định này có các biến động bất thường xảy ra trong các trường hợp: 

  • Giá mua hoặc bán trên thị trường tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý so với mức tăng, giảm do các tác động của yếu tố hình thành giá được tính theo chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật hoặc các phương pháp tính giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Giá mua hay giá bán trên thị trường tăng hoặc giảm bất hợp lý trong các trường hợp như xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời;

Khi mặt bằng giá biến động làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. 

bình ổn giá

4. Những biện pháp bình ổn giá

Để thực hiện bình ổn giá, có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp phù hợp với từng trường hợp sau:

  1. Điều hòa cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa giữa các vùng, địa phương trong nước thông qua tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
  2. Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
  3. Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế, đời sống. 

Quỹ bình ổn giá sẽ được lập từ các nguồn:

  1. Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;
  2. Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;
  3. Viện trợ của nước ngoài;
  4. Các nguồn tài chính hợp pháp khác

Chính phủ quy định chi tiết về mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá;

4. Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng bình ổn giá;

5. Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;

6. Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá;

7. Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế;

8. Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng hàng hóa, dịch vụ theo nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Luật này. 

5. Thẩm quyền quyết định, thực hiện biện pháp bình ổn giá

Hoạt động phân công thẩm quyền quyết định và thực hiện bình ổn giá được quy định tại Điều 18 Luật giá 2012 như sau:

  • Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chứng năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủ hướng dẫn và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định.
  • UBND cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài Chính, các bộ, cơ quan ngang bộ. Trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương. 

Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ về bình ổn giá cũng như những biện pháp bình ổn giá hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM