Barista là gì? Khác gì Bartender? Công việc của một Barista như thế nào

Để có được những ly cafe thơm ngon, đẹp mắt rất cần có bàn tay chuyên nghiệp của một Barista lành nghề. Barista và Bartender là những nghề nghiệp đang được các bạn trẻ đặc biệt yêu thích vì những trải nghiệm mới mẻ. Vậy Barista và Bartender khác nhau như thế nào, hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu nhé.

1. Barista là gì?

Barista trong tiếng Ý nghĩa là “người pha chế”. Thuật ngữ Barista dùng để gọi những nghệ nhân pha chế cafe và các loại đồ uống không cồn. Sở dĩ gọi Barista là nghệ nhân vì họ nắm trong tay nghệ thuật vẽ Latte Art trên tách cafe. 

Không chỉ biết rõ cách pha chế như Cappuccino, Latte, Macchiato, Latte macchiato, Mocha, Espresso con panna, cafe Americano, Barista còn làm chúng bắt mắt hơn bằng cách trang trí ly đồ uống rất cầu kì và tỉ mỉ.

barista là gì
Barista là gì?

2. Công việc hàng ngày của Barista 

Công việc của một nhân viên pha chế cafe Barista hàng ngày là gì? Hãy cùng tìm hiểu xem bạn có hợp để trở thành một Barista chuyên nghiệp hay không.

  • Chuẩn bị, vệ sinh, kiểm tra các dụng cụ pha chế, các thiết bị bán hàng
  • Sáng tạo ra các đồ uống mới phù hợp với sở thích của phần đông khách hàng
  • Tiếp đón khách hàng, tư vấn về đồ uống cho khách
  • Lên order và chuẩn bị món cho khách
  • Đảm bảo chất lượng đồ uống, tùy chỉnh công thức phù hợp với nhu cầu khách hàng, trang trí đồ uống bắt mắt
  • Vệ sinh khu vực quầy bar sau khi pha chế
  • Nhập hàng và quản lý nguyên liệu tồn kho

bartender và barista là gì Công việc hàng ngày của nhân viên pha chế

3. Barista và Bartender khác nhau như thế nào

Trong tiếng anh Bartender cũng có nghĩa là “người pha chế”, nhưng bản chất công việc của Barista và Bartender có sự khác biệt khá lớn.

 

Barista

Bartender

Công việc

Là người chuyên pha chế các loại cafe và đồ uống không cồn.

Là người pha chế các món đồ uống có cồn, như mocktail, cocktail, rượu pha chế,…

Kiến thức chuyên môn

Có kiến thức sâu rộng về cafe.

Am hiểu về các loại rượu.

Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng pha chế, tạo hình và trang trí cafe.

Kỹ năng biểu diễn pha chế rượu, cocktail.

Sản phẩm

Chủ yếu là các loại cafe nổi tiếng như: Espresso Macchiato, Espresso Copana, Cappuccino, Latte, Americano,… và cả những loại đồ uống thông dụng như sinh tố, trà, trà sữa

Chủ yếu là cocktail (thức uống được hòa trộn tinh tế giữa nhiều nguyên liệu khác nhau) và mocktail (biến thể của cocktail nhưng không có rượu cồn)

 

barista Barista và Bartender khác nhau thế nào

4. Những kỹ năng của một Barista chuyên nghiệp

Để trở thành một Barista chuyên nghiệp, bạn nhất định phải có những kỹ năng sau đây:

  • Nắm chắc kiến thức về các loại cafe

Vì Barista là người tạo ra những ly cafe thơm ngon, do đó bạn phải cực kì am hiểu về các loại cà phê, hương vị cũng như đặc tính của chúng. Barista chuyên nghiệp sẽ nhận biết và phân biệt được các dòng cafe, các phương pháp chế biến cafe như sấy - rang - xay… để tại ra các loại thức uống chuẩn nhất về hương vị.

  • Kỹ năng pha chế chuyên nghiệp

Là nhân viên pha chế, bạn cần phải biết cách sử dụng thành thạo các dụng cụ pha chế, các máy móc, thiết bị như máy xay cafe, máy pha cà phê, máy tạo bọt… Không chỉ vậy, bạn cần nắm vững các công thức pha chế về định lượng, nguyên liệu pha chế và thời gian ủ cà phê. Ngoài ra, bạn cũng cần tính tỉ mỉ và tư duy thẩm mỹ tốt để có thể trang trí những tách cafe thật bắt mắt và nghệ thuật.

Đọc thêm: 10 cách pha cà phê ngon, phổ biến nhất mà Barista nhất định phải biết

  • Vị giác và khứu giác nhạy cảm

Mọi thức uống phục vụ khách hàng đều phải mang một hương vị tuyệt vời nhất. Để đảm bảo được điều đó, Barista cần phải có khả năng cảm vị tốt để cảm nhận mùi và vị từ các thức uống mà họ đã gặp để có thể làm ra món đồ uống chuẩn nhất.

  • Kiên nhẫn và tỉ mỉ

Đây là 2 đức tính cần có của Barista. Khi pha chế cafe, chỉ một sai sót nhỏ có thể làm hương vị của đồ uống thay đổi, không còn được tròn vị theo đúng công thức nữa. Do đó, trong quá trình làm việc, Barista luôn phải cẩn thận và tỉ mỉ trong từng công việc từ định lượng nguyên liệu đến thời gian pha chế, nhiệt độ của máy…

barista latte art Các tác phẩm của Barista

5. Cơ hội thăng tiến của Barista

Barista hay nhân viên pha chế là một công việc hấp dẫn giới trẻ vì tính nghệ thuật, sự sáng tạo vô bờ, tính cá nhân hóa khi tạo ra những ly cà phê ngon lành, hấp dẫn. Cơ hội thăng tiến của nghề pha chế cũng rất rõ ràng, bạn hãy cố gắng học hỏi để trở thành một Barista chuyên nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn.

  • Phụ bar: là một người mới, bạn có thể làm phục vụ và giúp pha chế một số loại đồ uống đơn giản.
  • Barista: Sau quá trình học việc tại quán cafe, bạn có thể trở thành pha chế chính tại quán, trực tiếp pha chế đồ uống theo yêu cầu của khách hàng
  • Bar trưởng: Khi tích lũy cho mình đủ kinh nghiệm, bạn có thể trở thành người quản lý, hướng dẫn, đào tạo các Barista khác tại quán
  • Giám sát bộ phận pha chế: là người quản lý trực tiếp và giám sát các nhân sự của quán cafe, đảm bảo các tiêu chuẩn về đồ uống và chất lượng dịch vụ, nhân sự, tìm kiếm các loại đồ uống mới, hợp với thị hiếu người dùng, quản lý quán cafe
  • Chủ quán cafe: khi có đủ kinh nghiệm về pha chế và quản lý, lập kế hoạch kinh doanh, bạn có thể tự mở một quán cafe cho riêng mình và trở thành chủ quán. 

Đọc thêm: TOP 10 địa chỉ học pha chế đồ uống tốt nhất tại Hà Nội, TpHCM cho Barista

Kết lại, Barista là một nghề hấp dẫn dành cho những người trẻ đam mê cafe và bộ môn pha chế. Để trở thành Barista chuyên nghiệp, bạn cần có những kiến thức về cà phê cũng như sự cẩn thận, tỉ mỉ để tạo ra những tác phẩm Latte Art hấp dẫn. 

Dưới đây là các công thức pha chế các món đồ uống đang được giới trẻ đặc biệt yêu thích. Nếu muốn trở thành một Barista chuyên nghiệp, bạn tuyệt đối đừng bỏ qua nhé.

Cách pha chế trà thạch đào Highlands thơm ngon

Cách pha chế cafe bọt biển hấp dẫn

Cách làm trà sữa khoai môn tươi

Cách làm trà chanh và những biến tấu độc lạ

Cách làm trà sữa trân châu đúng chuẩn

Cách làm cafe latte cực đơn giản

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM