Tổng hợp các cách pha cà phê ngon phổ biến dành cho ai muốn mở quán cafe

Cách pha cà phê quyết định một phần đến hương vị và độ thơm ngon của ly cà phê. Những người “sành” cà phê sẽ rất nhạy cảm với hương vị cà phê được pha theo những cách khác nhau. Nếu đang có ý định mở một quán cafe, bạn không thể không biết các cách pha cafe phổ biến dưới đây.

Cách pha cà phê ngon kiểu nhỏ giọt

1. Cà phê phin

Trong các cách pha chế cafe ở Việt Nam, có thể nói cách pha cà phê phin vẫn là phổ biến nhất. Dụng cụ pha chế vô cùng đơn giản, chỉ gồm một chiếc cốc và một chiếc phin đặt ở trên. 

So với những cách pha thông thường khác, cách pha phin tuy mất nhiều thời gian và kỳ công hơn, song, lại mang đến hương vị đậm chất cà phê từ những giọt đầu tiên. 

Trước khi pha cà phê bạn cần đảm bảo phin và ly tách được sạch sẽ và khô ráo, nên tráng qua nước sôi trước khi pha. Hãy sử dụng nước tinh khiết, nước càng tinh khiết ly cà phê của bạn càng ngon. Hãy đảm bảo ly và phin dùng để pha được sạch sẽ, tốt nhất nên tráng qua nước đun sôi. Dùng nước đun sôi ở nhiệt độ 95-100 độ C.

Cách pha cà phê phin
Công thứ pha cà phê phin

Cách làm cà phê phin ngon:

  • Bước 1: Dùng nước sôi tráng qua phin pha cafe để đảm bảo Phin được sạch, bên cạnh đó phin cafe ấm sẽ giúp cafe nở đều hơn và giảm bớt sự hấp thu nhiệt khi pha cà phê.
  • Bước 2: Cho vào phin 3 muỗng bột cafe (khoảng 25gr) lắc đều
  • Bước 3: Đặt phin lên cốc tiến hành rót chậm và đều khắp bề mặt phin khoảng 30ml nước sôi (92-98 độ C) cho cafe nở đều.
  • Bước 4: Sau 2-3 phút, khi cà phê đã hấp thụ hết nước và bột cà phê nở đều, lúc này bạn nén nắp gài (có thể nén nắp gài trước khi châm nước lần đầu tiên) và tiến hành châm tiếp 50ml nước sôi đậy nắp và chờ đợi. Khoảng 1 phút sau nước cafe sẽ bắt đầu nhỏ từng giọt xuống ly, đợi đến khi cafe nhỏ gần hết bạn ấn chặt nắp gài để chiết xuất hết lượng cà phê còn lại.
  • Bước 5: Khi cà phê ngừng nhỏ giọt, có thể cho thêm đường hoặc sữa, đá (tùy theo sở thích của bạn) vào khuấy đều và thưởng thức 

Đọc thêm: Cách pha cà phê phin chuẩn vị, đậm đà truyền thống khó quên

2. Pour Over

Pour over có nghĩa là 'nước rót qua'. Thuật ngữ này dùng để chỉ chung cách pha cà phê mà ở đó, người ta đổ nước nóng lên bột cà phê để chiết xuất cà phê, dung dịch cà phê sau đó sẽ chảy nhỏ giọt xuống một bình chứa.

Người ta thường dùng một dụng cụ (thường có hình phễu) để lọc, giữ bột cà phê lại trong quá trình chiết xuất. Trên thế giới, có nhiều dụng cụ khác nhau như: Phễu V60, phễu Kalita... tuy nhiên, phễu V60 được sử dụng rộng rãi nhất.

Để cho ra một tách cafe theo kiểu pour over đầy đủ hương vị nhất, người ta thường sử dụng cà phê Specialty.

Cà phê được pha theo kiểu Pour Over
Cà phê được pha theo kiểu Pour Over

Công thức pha cà phê theo kiểu Pour Over được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đặt giấy lọc vào trong phễu. Tráng đều giấy lọc qua nước nóng, sau đó đổ bỏ nước đi. Việc tráng giấy lọc giúp loại bỏ mùi giấy và làm ấm đều các dụng cụ pha cà phê.
  • Bước 2: Xay 15 gram cà phê và cho vào phía trên giấy lọc.Nhẹ nhàng vỗ đều vào phễu,san phẳng mặt cà phê theo phương ngang.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đổ 50 gram nước, đảm bảo cà phê đều và đợi trong 30 giây. Nên đổ 50 gram nước từ trong ra ngoài theo hình vòng xoắn ốc, giúp cho bột cà phê nở đều.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng đổ thêm nước cho đến 200ml. Đổ nước theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài, chậm và đều.
  • Bước 5: Lắc nhẹ, đảo đều cà phê trong ấm và thưởng thức!

Cách pha cà phê kiểu ngâm

3. Cà phê Cold Brew

Nếu như các loại cà phê khác thường được pha nóng thì cà phê Cold Brew lại được pha kiểu lạnh. Cách pha cà phê này bắt nguồn từ những thủy thủ Hà Lan. Bởi sự thiếu thốn về vật chất trên tàu nên họ phải ngâm cà phê trong nước lạnh để chiết xuất, vô tình tạo ra một cách pha cafe ngon và đặc biệt.

So với cách pha nóng, thời gian pha chế cà phê Cold Brew sẽ lâu hơn do phải ngâm cà phê trong nước lạnh từ 4-24 tiếng (tùy theo lượng bột cà phê). Cà phê ủ lạnh có hương vị nhẹ nhàng, ít đắng và ít chua hơn cà phê thường.

Cà phê cold brew (ủ lạnh)
Cách pha cà phê cold brew (ủ lạnh)

Đọc thêm: Cold brew coffee là gì? Cách pha cafe cold brew chuẩn vị

Cách pha cà phê bằng áp suất

4. Cà phê Espresso

Đây là một loại cà phê vô cùng phổ biến có xuất xứ từ Ý. Espresso - tên của loại cà phê này được đặt theo chính cách pha chế của nó. 

Từ Espresso bắt nguồn từ thì quá khứ của từ Esprimere (nghĩa là ‘được ép ra’ trong tiếng Ý) - chỉ một loại cà phê được tạo ra từ phương pháp ép.

Người ta sẽ sử dụng một chiếc máy pha cafe chuyên dụng (gọi là Espresso Machine) cho hơi nước nóng ép cà phê đã được rang xay sẵn với áp suất 9 đến 10 atmosphere. Kết quả là, chưa đầy 30 giây, bạn sẽ có một tách Espresso đậm đặc gấp nhiều lần cà phê thông thường. 

Một tách cà phê Espresso nổi bật với 2 lớp: Lớp bọt khí màu vàng óng ở trên bề mặt và lớp dung dịch cà phê màu đen ở dưới.

Cách pha cà phê Espresso
Cách làm cà phê Espresso bằng áp suất

Đọc thêm: Espresso là gì? Pha chế Espresso như thế nào để giữ đúng hương vị?

5. Cà phê Americano

Americano được hiểu là cà phê của người Mỹ. Loại cà phê này thực chất xuất phát từ cà phê Espresso của người Ý. 

Trong chiến tranh thế giới, những binh lính Mỹ đóng quân ở Ý thường đổ thêm nước vào cà phê Espresso của họ để làm giảm đi độ đậm và vị chua. Kết quả là vô tình tạo ra một loại cà phê thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của người Mỹ.

Theo đánh giá, vị của cà phê Americano khá ngọt, ít đậm và không hề có vị chua từ hạt Arabica.

Cách pha cà phê Americano rất đơn giản. Nhân viên pha chế Barista chỉ việc đổ thêm nước nóng vào tách cà phê Espresso là xong. 

Cách pha cà phê Americano
Cách pha cà phê Americano ngon

Đọc thêm: Americano là gì? Mách bạn cách pha cafe Americano chuẩn Mỹ

Cách pha cà phê kiểu đun sôi

6. Dùng ấm Moka Pot

Moka Pot là một chiếc ấm pha cà phê kiểu Ý được thiết kế đơn giản để pha chế 2-3 tách cà phê nhỏ. Cấu tạo của ấm Moka gồm 3 phần:

  • Phần dưới cùng chứa nước (nồi hơi)
  • Phần ở giữa là bộ lọc để chứa bột cà phê
  • Phần trên cùng là bình chứa thành phẩm (dung dịch cà phê đã được chiết xuất)

Cách pha cà phê ngon bằng ấm Moka Pot được thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Đun sôi nước ở một chiếc ấm khác. (Cách pha cafe bằng ấm Moka để vị cafe không bị khét)
  • Bước 2: Trong lúc chờ nước sôi, bạn hãy bắt đầu xay cafe để tiết kiệm thời gian.
  • Bước 3: Cho nước sôi vào phần đáy ấm rồi đặt giỏ lọc lên phần đáy ấm Moka
  • Bước 4: Cho cafe vào giỏ lọc
  • Bước 5: Gắn phần trên và phần dưới của ấm Moka lại với nhau
  • Bước 6: Cho ấm Moka lên trên bếp và bật lửa
  • Bước 7: Chờ đợi sự hình thành của cafe
  • Bước 8: Dùng khăn lạnh bọc lại phần đáy của ấm Moka
  • Bước 9: Rót cafe vào ly để thưởng thức

Chỉ mất khoảng 1 phút, bạn sẽ có được 2-3 tách cà phê thơm ngon.

Cà phê được pha bằng cách đun sôi trong ấm Moka Pot
Cà phê được pha bằng cách đun sôi trong ấm Moka Pot

Cách pha cà phê biến thể

7. Latte

Tín đồ của cà phê truyền thống thường không mấy “yêu quý” Latte. Nhưng tín đồ của cái đẹp lại ngược lại. Tuy hương vị không được đậm đà như những cách pha truyền thống, nhưng Latte mang đến một phong cách cà phê cổ điển, rất hoa mỹ và yêu kiều. 

Latte là sự kết hợp của espresso và sữa. Tuy nhiên, nghệ thuật pha Latte nằm ở khả năng tạo hình và hòa trộn hương vị. Duy trì cho sữa và cà phê ở tỷ lệ chuẩn mới có được một cốc Latte ngon từ hương vị đến cái nhìn nghệ thuật. Do đó, một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người pha Latte là “trộn sữa” – tạo bọt sữa. 

cách pha cà phê latte
Một tách Latte đầy nghệ thuật

Đọc thêm: Hướng dẫn cách làm cafe latte cực đơn giản ngon chuẩn vị

8. Cà phê Cappuccino

Cappuccino là một món đồ uống cổ điển của Ý và đã vang danh trên khắp thế giới. Giống như Latte, Cappuccino cũng là sự kết hợp giữa cà phê Espresso, sữa nóng và bọt sữa. Do đó, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại cà phê này. 

Để nhận biết 2 loại cà phê này, cách dễ nhất là dựa vào tỷ lệ bọt sữa và sữa nóng. Trong cách pha cà phê Cappuccino, tỷ lệ sữa nóng và bọt sữa là tương đương. Trong khi đó, lượng bọt sữa ở Latte lại chỉ bằng một nửa lượng sữa nóng. Do đó, Cappuccino trông sẽ "bồng bềnh" hơn Latte.

Phân biệt Cappuccino và Latte
Phân biệt Cappuccino và Latte

Cappuccino có vị cà phê khá nhẹ cùng với vị béo ngậy của sữa nên khá dễ uống và rất được ưa chuộng. Cách pha cà phê này cũng vô cùng đơn giản, không hề khó như bạn vẫn tưởng tượng.

  • Bước 1: Cho 8 - 10gr bột cà phê vào tay pha cà phê (portafilter), nén chặt bằng tamper. Sau đó lắp vào máy pha cà phê Cappuccino, nhấn nút và chiết xuất 30ml Espresso. Nếu không có máy, bạn sử dụng phin pha cà phê và pha như bình thường.
  • Bước 2: Rót vào ca inox 120ml sữa tươi lạnh, đặt vòi đánh sữa nằm dưới bề mặt sữa khoảng 1cm, mở van vòi hơi và bắt đầu đánh sữa từ 10 - 15 giây, đến khi sữa đạt nhiệt độ 55 - 60 độ C thì dừng lại.
  • Bước 3: Cầm tách cà phê Espresso hơi nghiêng, rót sữa vừa đánh vào giữa tách với tốc độ vừa phải. Nhẹ nhàng lắc ca sữa qua lại để tạo hình theo ý thích, cuối cùng rắc một ít bột ca cao hoặc bột quế lên trên để tách Cappuccino trông đặc sắc hơn.

Đọc thêm: Cappuccino - Thức uống mang theo nghệ thuật pha chế

9. Bạc xỉu

Bạc xỉu là một món đồ uống vô cùng quen thuộc và được ưa chuộng ở Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. 

Mọi người thường nhầm lẫn bạc xỉu là cà phê sữa, nhưng chính xác thì nó là một ly sữa có vị cà phê. Nếu như thành phần chính của cà phê sữa là cà phê được pha thêm chút sữa để giảm độ đắng thì thành phần chính của bạc xỉu là sữa. Người ta chỉ pha thêm chút cà phê để làm giảm đi mùi vị của sữa đặc.

Với vị béo ngậy của sữa hòa thêm một chút hương vị của cà phê, bạc xỉu rất dễ uống và được ưa chuộng bởi những người không thích vị đắng của cà phê đen hoặc nâu, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em - vốn thích những món đồ uống có vị ngọt, nhẹ nhàng.

Bạc xỉu là sự kết hợp hoàn hảo giữa sữa và cafe
Bạc xỉu là sự kết hợp hoàn hảo giữa sữa và cafe

Đọc thêm: Bạc xỉu là gì? Cách pha bạc xỉu ngon ngất ngây 

Trên đây là những cách pha cà phê phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn có ý định mở quán cafe hoặc trở thành nhân viên pha chế chuyên nghiệp, đừng quên các cách ở trên

Ngoài ra, khi mở quán, để quản lý tồn kho nguyên liệu như cafe, đường, sữa chi tiết từ nguồn đầu vào đến thành phẩm bán ra, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý quán cafe Sapo FnB để quản lý.

Phần mềm sẽ có cảnh báo khi nguyên liệu sắp hết để chủ quán có thể nhập hàng mới kịp thời. Hơn nữa, phần mềm sẽ giúp tính toán doanh thu, lãi lỗ tự động, giúp chủ cửa hàng nắm bắt được tình hình kinh doanh. Chủ quán có thể tìm hiểu ngay dưới đây.

Fnb

Sapo Fnb

Quản lý quán cafe, tiệm bánh

Quản lý order chính xác, kiểm soát nguồn lực và doanh thu

Sapo FnB - Giải pháp quản lý quán cafe, tiệm bánh giúp tính tiền tự động, quản lý kho, doanh thu và đẩy bán online hiệu quả. Tìm hiểu thêm và dùng thừ 07 ngày hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay!

Tweet
4.8/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM