Nghề Bartender là gì? Làm sao để học trở thành Bartender chuyên nghiệp?

Nghề Bartender hiện nay được được các bạn trẻ đặc biệt ưa thích vì tính chất công việc pha chế đồ uống rất sáng tạo, tính cá nhân hóa cao, tương lai triển vọng và mức lương đầy hấp dẫn. Vậy Bartender là gì và công việc của Bartender như thế nào? Bạn hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu ở bài viết dưới đây, sau đó bạn hãy chọn cho mình địa chỉ học pha chế rượu tốt để trở thành một Bartender chuyên nghiệp nhé.

bartender Bartender là nghề gì

1. Bartender là gì?

Bartender trong tiếng Anh có nghĩa là “người pha chế rượu”. Công việc của Bartender là làm việc tại khu vực quầy bar, quầy pha chế của nhà hàng, khách sạn hay quán Bar, Pub. Họ phụ trách pha chế rượu và các loại đồ uống có cồn như Cocktail, Mocktail, Bia,…

Do đặc dù công việc pha chế thức uống có cồn, Bartender cần phải có những kiến thức vững vàng về phân biệt các loại rượu, các kỹ năng pha chế, trang trí đồ uống. Ngoài ra, họ cũng cần những kỹ năng để giao tiếp khéo léo với khách hàng để tư vấn và phục vụ loại đồ uống phù hợp với thị hiếu của khách.

Bartender là gì
Pha chế Bartender

2. Phân biệt Bartender và Barista

Barista cũng là một thuật ngữ gọi nhân viên pha chế. Vậy Barista và Bartender khác nhau như thế nào? 

Trước đây, Bartender và Barista là hai thuật ngữ dùng để gọi những người làm công việc pha chế đồ uống nói chung. Nhưng hiện nay, khi các mô hình kinh doanh đồ uống phân hóa rõ ràng, công việc được chuyên môn hóa, Bartender được dùng để gọi những người pha chế rượu và đồ uống có cồn, trong khi Barista được dùng để gọi những người pha chế cafe và các loại đồ uống không cồn như trà, sinh tố…

Để tìm hiểu chi tiết các công việc của Barista, các bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Đọc thêm: Barista là gì? Công việc của một Barista như thế nào

3. Công việc hàng ngày khi làm Bartender

Để trở thành một người pha chế Bartender chuyên nghiệp, bạn cần dành thời gian học tập cũng như dành thời gian làm việc để tích lũy kinh nghiệm thực chiến tại các nhà hàng, khách sạn, quán Bar. 

Dưới đây là những công việc cụ thể của một Bartender:

  • Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ pha chế

Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân viên pha chế rượu của nhà hàng cần vệ sinh quầy bar và các dụng cụ pha chế sạch sẽ, đảm bảo các thiết bị vẫn hoạt động tốt. Sau đó, bạn cần phải kiểm tra và chuẩn bị các nguyên liệu như: rượu, soda, syrup, hoa quả, đá viên… để không bị thiếu nguyên liệu pha chế thức uống khi khách hàng yêu cầu.

Đọc thêm: Quy trình vệ sinh dụng cụ, đồ dùng nhà hàng trong mùa dịch Covid-19

  • Tư vấn đồ uống cho khách hàng

Khi nhà hàng có menu đồ uống rất đa dạng, có nhiều khách hàng mới tới sẽ phân vân không biết nên lựa chọn loại đồ uống nào. Khi ấy, là một Bartender, bạn hãy tư vấn cho khách loại đồ uống phù hợp với sở thích của họ hoặc các thức uống đang bán chạy tại quán của mình.

Chính vì vậy, Bartender phải có kiến thức về các loại rượu, biết phân biệt các loại rượu dùng trong pha chế như Gin, Tequila, Rum, Whiskey và nắm vững các công thức pha chế đồ uống như Cocktail...

Bạn cũng cần nhanh nhạy xử lý khi có khách hàng phàn nàn về đồ uống. Hãy lắng nghe lịch sự ý kiến của khách hàng và xử lý với tôn chỉ “khách hàng là thượng đế”.

làm bartender Công việc hàng ngày của Bartender

  • Pha chế đồ uống theo yêu cầu

Bạn tiến hành pha chế đồ uống khi nhận order từ nhân viên phục vụ hoặc từ order trực tiếp của khách hàng. Hãy đảm bảo rằng bạn ghi nhớ rõ các công thức pha chế, nguyên liệu và định lượng các loại để tạo ra một cốc Cocktail hoàn hảo. Trang trí đồ uống sau khi pha chế cũng là một công việc hết sức quan trọng để thức uống bắt mắt và hấp dẫn hơn, giúp bạn dễ dàng ghi điểm với khách hàng.

  • Các công việc liên quan khác

Ngoài công việc pha chế Bartender cũng tham gia tìm kiếm và pha chế các đồ uống mới, được khách hàng ưa thích để bổ sung vào menu nhà hàng. Làm việc tại quầy Bar nhưng Bartender cần phối hợp chặt chẽ với nhân viên phục vụ, bar trưởng và quản lý nhà hàng để phục vụ khách hàng tốt nhất và xử lý khi có sự cố xảy ra.

Bartender cũng có thể chủ động tìm kiếm và đề xuất các ý tưởng mới để nâng cao chất lượng dịch vụ và cải tiến kỹ thuật pha chế của nhà hàng.

4. Thời gian làm việc của Bartender

Đặc thù công việc của Bartender là làm theo ca, thường chủ yếu vào ban đêm. Một số quán Bar, Pub hoặc phòng trà chỉ mở cửa từ lúc 18h00 - 23h00 hoặc muộn hơn. Chính vì vậy, nếu xác định làm Bartender, bạn nên trang bị cho mình một sức khỏe thật tốt và tinh thần không ngại khó khăn. Đối với nhà hàng hoặc khách sạn, bạn có thể làm ca sáng, ca chiều hay ca gãy linh động.

Do làm việc trong ngành nghề dịch vụ nên các ngày nghỉ lễ, Tết, nhà hàng, quán Bar càng đông khách. Đây chính là thời điểm Bartender nhận được lương và tiền thưởng rất cao. 

Mức lương của Bartender chuyên nghiệp hiện tại rất hấp dẫn. Với nhân viên pha chế rượu toàn thời gian, bạn sẽ làm việc khoảng 40 giờ/tuần và có mức lương trung bình khoảng 400-450 USD/tháng và được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật.

học bartender Học Bartender ở đâu tốt

5. Học Bartender ở đâu

Hiện tại có rất nhiều trường nghề và các trung tâm dạy pha chế uy tín từ căn bản đến nâng cao, có cam kết đầu ra mà bạn có thể đăng ký theo học Bartender. Sau đây là một số địa chỉ đào tạo, cung cấp các khóa học pha chế uy tín mà bạn có thể tham khảo:

1. Trường trung cấp kinh tế - du lịch TPHCM CET

Khóa học Bartender tại CET cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao gồm: kỹ thuật pha chế thông dụng, Flair Bartending,… Đồng thời, đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh cafe, bar, club. Trường có cam kết đầu ra, đào tạo kĩ năng mềm miễn phí và cấp bằng trung cấp pha chế chính quy.

2. Học viên Hướng Nghiệp Á Âu

Mỗi năm học viện hướng nghiệp Á Âu đào tạo hơn 20.000 học viên thuộc khối ngành F&B, chăm sóc sắc đẹp, Marketing… Tốt nghiệp học viện, bạn có cơ hội trở thành Bartender chuyên nghiệp, phong thái tự tin, thành thạo tay nghề, sở hữu hơn hàng trăm công thức Cocktail, có thể biểu diễn Flair Bartending, Mixologist.

3. Trung tâm dạy nghề Netspace

Với thời gian học ngắn chỉ 17 buổi, tương đương 1,5 tháng học, bạn sẽ được cấp chứng chỉ nghề Bartender Chuyên Nghiệp và Professional Bartender Course chấp nhận tại thị trường Việt Nam và quốc tế. 

Qua bài viết trên đây hẳn bạn đã nắm rõ Bartender là nghề gì, công việc hàng ngày của một Bartender tại nhà hàng, quán bar. Bartender là một nghề năng động, đầy sức sáng tạo, cơ hội thăng tiến rộng mở. Con đường từ Bartender trở thành chủ quán thật không dễ dàng, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng về pha chế rượu hay các đồ uống không cồn khác. Chúc bạn thành công.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM