Quy trình vệ sinh nhà hàng để mở cửa trở lại trong mùa dịch Covid-19

Từ ngày 8/9, các nhà hàng, quán ăn tại TPHCM, vùng xanh ở huyện Gia Lâm, Hà Nội được phép bán hàng mang về từ 6-18h hàng ngày. Lâm Đồng (Đà Lạt), tỉnh Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho phép nhà hàng, quán ăn mở cửa trở lại nhưng phục vụ cùng lúc không quá 50% lượng khách so với ngày thường, tuân thủ khoảng cách 2m.

Để mở cửa hàng trở lại, các nhà hàng, quán ăn cần phải nhanh chóng vệ sinh, khử khuẩn nhà hàng và các dụng cụ, đồ dùng tại cửa hàng của mình để tiêu diệt virus gây bệnh bám trên các bề mặt, nhằm đảm bảo sức khỏe của chủ quán, nhân viên và khách mua hàng. 

Vậy bạn đã biết quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng đúng chuẩn? Bài viết dưới đây Blog Sapo sẽ hướng dẫn bạn cách để vệ sinh, khử khuẩn nhà hàng an toàn, sạch sẽ, hạn chế sự lây lan của virus.

vệ sinh dụng cụ nhà hàng

Vệ sinh nhà hàng trong mùa dịch Covid

1. Lý do nên vệ sinh nhà hàng mùa dịch

Virus gây bệnh Covid-19 có thể tồn tại ở nhiệt độ 4-20oC trong khoảng 5 ngày. Từ nhiệt độ từ 33oC trở lên, virus Corona suy yếu nhanh, ít khả năng lây bệnh. Tia UV và các dung dịch khử trùng y tế thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút. 

Virus không bay trong không khí mà tồn tại trên các bề mặt tiếp xúc. Chủ quán, nhân viên, shipper, khách mua hàng có thể bị lây nhiễm nếu chạm vào các bề mặt có virus sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Do đó, để ngăn chặn virus lây nhiễm, bạn nên thường xuyên sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, và thực hiện các biện pháp vệ sinh cho nhà hàng, quán xá của mình.

Bề mặt

Thời gian sống

Nhựa và thép

72h

Thép không gỉ và đồng

48h

Bìa cứng

24h

Không khí

3h

Thời gian tồn tại của virus Corona trên các bề mặt

Ngoài việc phòng tránh dịch bệnh, việc vệ sinh nhà hàng thường xuyên cũng giúp nâng cao tuổi thọ, thời gian sử dụng của các dụng cụ và thiết bị nhà hàng, đảm bảo không gian nhà hàng luôn sạch sẽ, an toàn để đón khách trở lại sau khi hết dịch. 

Vệ sinh nhà hàng

Các bề mặt dễ chứa virus Covid

Khi vệ sinh nhà hàng cần đảm bảo tất cả không gian, dụng cụ, thiết bị được làm sạch và khử khuẩn, cụ thể:

  • Phun khử khuẩn toàn bộ không gian nhà hàng bằng hóa chất Cloramin B
  • Vệ sinh tất cả đồ dùng nhà hàng ăn uống, thiết bị công nghệ
  • Sắp xếp lại bàn ghế phải sạch sẽ, ngăn nắp
  • Khăn trải bàn được giặt sạch sẽ, cất gọn vào tủ kín
  • Nguyên liệu chế biến, pha chế được bảo quản cẩn thận, tránh chuột gián

2. Cần chuẩn bị những gì khi vệ sinh nhà hàng

Trước khi bắt tay vào vệ sinh nhà hàng, chủ quán cần chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Hóa chất khử khuẩn Cloramin B:

Cloramin B là hóa chất chuyên dụng để diệt khuẩn về mặt, xử lý nước với thành phần chủ yếu là sodium benzensulfochleramin (C6H5SO2NClNa.3H20), trong đó Clo hoạt tính khoảng 25%. Hóa chất này được Tổ chức y tế thế giới và Bộ y tế Việt Nam khuyên dùng để sát khuẩn cho các hộ gia đình, hàng quán. 

Tuy nhiên bạn cần tìm mua tại các cửa hàng thiết bị y tế uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Khi sử dụng cần pha đúng nồng độ theo yêu cầu.

cloramin b

Hóa chất Cloramin B khử khuẩn Covid

  • Găng tay, khẩu trang

Khi vệ sinh nhà hàng, cần đeo găng tay và khẩu trang trong suốt quá trình để phòng trường hợp kích ứng da với các hóa chất tẩy rửa

  • Bình xịt, chậu rửa, khăn lau

Pha loãng Cloramin B theo nồng độ yêu cầu và xịt hoặc lau lên bề mặt đồ dùng. Lưu ý với các thiết bị điện tử để tránh hỏng hóc do thấm nước.

  • Đảm bảo đủ thông gió

Trong quá trình vệ sinh, hãy đảm bảo bạn đã mở hết các cửa để đảm bảo thông thoáng, nhanh bay mùi hóa chất. 

3. Quy trình vệ sinh nhà hàng theo từng khu vực

3.1. Khu vực ăn uống, bàn ghế

Khu vực ăn uống cần duy trì vệ sinh sạch sẽ trong mùa dịch để tránh bị ẩm mốc, bám bụi. Sàn nhà cần được quét dọn thường xuyên và lau bằng hóa chất khử trùng. Các khu vực gần cửa ra vào và bên dưới gian hàng cần được chú ý làm sạch. Chú ý sau khi lau sàn, cần làm khô nhanh chóng bởi nếu mặt sàn ướt sẽ gây trơn trượt rất nguy hiểm. 

Các khu vực nhiều khách hàng tiếp xúc như quầy bar, bàn ghế cũng cần sử dụng khăn sạch để lau dọn. Mặt bàn nên nhớ phải được lau chùi sạch sẽ, tránh mỡ và thức ăn thừa bám vào gây mùi và ẩm mốc. 

Nếu nhà hàng sử dụng khăn trải bàn hoặc thảm, cần tháo hết khăn và thảm đem giặt bằng xà phòng, chất tẩy rửa, sau đó sấy khô hoàn toàn. Rèm cửa cũng cần được giặt và hút bụi thường xuyên. 

vệ sinh nhà hàng

Vệ sinh mặt bàn

3.2. Khu vực nhà bếp

Đây là một khu vực quan trọng nhất trong nhà hàng, quán cafe cần phải giữ sạch sẽ để đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Các dụng cụ nấu ăn, dụng cụ pha chế nếu không được vệ sinh đúng cách có thể gây ra rủi ro tới sức khỏe của khách hàng. 

Đọc thêm: Danh sách công cụ dụng cụ nhà hàng, cafe

Bạn cần phải vệ sinh các dụng cụ làm bếp sau mỗi lần nấu ăn hay pha chế. Bạn nên sử dụng các loại nước rửa chén bát theo quỵ định để rửa dụng cụ và thực hiện khử trùng bằng nước sôi và hóa chất tẩy rửa định kì.

Trong khu vực nhà bếp, tủ bếp, kệ bếp, khu bảo quản thực phẩm, tủ lạnh, tủ đông phải được kiểm tra định kì, tránh lưu cữu thực phẩm hết hạn hoặc đã hỏng. Cần lưu ý kiểm tra các thực phẩm khô thường xuyên, tránh chuột gián cắn phá.

đồ dùng nhà hàng

Vệ sinh nhà bếp

3.3. Phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh cần phải làm sạch định kì khi không có khách. Một số nhà hàng, khách hàng và nhân viên cùng dùng chung phòng vệ sinh, nên khi vệ sinh cần đặc biệt lưu ý. Để làm sạch phòng vệ sinh, bạn cần phải cọ rửa bồn rửa tay, vòi rửa, bàn đá, lau kính. Hộp đựng xà phòng, nước rửa tay, khăn giấy lau tay, giấy vệ sinh cần được bổ sung và thay thế nhanh chóng. Bồn cầu cũng cần phải cọ rửa và lau khô thường xuyên.

3.4. Không gian bên ngoài

Việc phun khử khuẩn ở khu vực bên ngoài cửa hàng như vỉa hè, đường xá đều không cần thiết và gây lãng phí. Bạn chỉ cần làm sạch bụi và lau sạch cửa kính, cửa ra vào. Các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như thanh vịn, tay nắm cửa, lan can cầu thang nên được khử khuẩn thường xuyên để tránh lây lan virus. 

Bạn có thể sử dụng máy hút bụi có trang bị túi và bộ lọc không khí để việc vệ sinh được nhanh chóng và tiết kiệm nguồn lực hơn. 

lau kính

Vệ sinh cửa kính

3.5. Các thiết bị điện tử

Các thiết bị bán hàng điện tử trong nhà hàng cần được vệ sinh bao gồm: máy tính bảng, máy bán hàng màn hình cảm ứng hay máy tính cài phần mềm quản lý quán cafe &nhà hàng, bàn phím, máy in hóa đơn, máy pos quẹt thẻ, ngăn kéo đựng tiền. Chủ quán có thể cân nhắc bọc các thiết bị lại bằng nilon hoặc phủ vải lên trên để khử trùng dễ dàng hơn. 

Đọc thêm: Bộ thiết bị nhà hàng, quán cafe hiện đại, chuyên nghiệp

Bạn nên dùng khăn lau thấm cồn hoặc các dung dịch lau màn LCD chuyên dụng để lau các bề mặt thiết bị điện tử vì chúng sẽ khô nhanh và không làm hỏng các vi mạch điện tử. Lưu ý nhớ tắt nguồn, rút điện các thiết bị điện tử khi không sử dụng và trước khi vệ sinh. 

Sau khi vệ sinh các máy móc, chờ dung dịch tẩy rửa bay hơi, bạn có thể cắm lại nguồn điện và khởi động lại máy để kiểm tra xem các thiết bị điện tử có đang hoạt động bình thường hay không. 

thiết bị bán hàng sapo

Bộ thiết bị bán hàng cũng cần được vệ sinh

Nếu nhà hàng vẫn đang bán hàng mang về, dưới đây là 1 số bí quyết để tối ưu hiệu quả và tăng trưởng doanh thu:

Đọc thêm: 5 cách tối ưu chiến lược bán mang về đồ ăn, thức uống mùa dịch

4. Tổng kết

Trong lúc các nhà hàng, quán cafe đang phải đóng cửa phòng dịch, các chủ quán hãy tận dụng thời gian để vệ sinh, làm sạch quán xá của mình. Ngoài việc đảm bảo hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, việc vệ sinh không gian, dụng cụ, thiết bị nhà hàng còn đóng vai trò giữ cho cửa hàng luôn tươi mới, sẵn sàng đón khách khi hết dịch. 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM