Bạn là một nhà kinh doanh bán lẻ thành công hay thất bại?

Trong kinh doanh bán lẻ, chúng ta thường có một câu thần chú quen thuộc mà bất cứ nhà bán lẻ nào cũng tuân thủ một cách hết sức nghiêm túc: "Khách hàng luôn đúng". Câu nói này đúng trong nhiều trường hợp nhưng không phải bạn để khách hàng mặc sức làm bất cứ điều gì họ muốn kế cả khi họ đã sai một cách rõ ràng. Tất nhiên, nếu bạn đang rơi vào hoàn cảnh này, bạn chưa phải là một nhà kinh doanh cửa hàng bán lẻ thành công. Mặc dù, các cửa hàng bán lẻ khách nhau có tầm nhìn, mục tiêu, đối tượng khách hàng khác nhau nhưng nhìn chung những người thành công trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ thường hộ tụ 5 đặc điểm thói quen sau. Hãy kiểm tra xem bạn có nằm trong số đó không nhé:

1. Luôn có sự ưu tiên trong công việc kinh doanh bán lẻ

Bạn là một người kinh doanh bán lẻ thành công hay thất bại?

Khi bạn là chủ một doanh nghiệp lớn hay chỉ quản lý cửa hàng bán lẻ nhỏ thì khối lượng công việc trong tay bạn cũng chẳng ít phải không nào. Từ những công việc lớn quyết định hướng đi, mục tiêu lâu dài cho cửa hàng bán lẻ như: nghiên cứu thị trường, lập chiến lược, kế hoạch kinh doanh, quảng cáo marketing đến công việc khác như: đào tạo nhân viên bán hàng, quản lý kho, nhập hàng, trưng bày hàng hóa…Nếu bạn ôm đồm tất cả các công việc cùng một lúc trong cùng một thời điểm thì bạn đang đi sai hướng rồi đó.

Một người kinh doanh bán lẻ khôn ngoan là khi họ biết sắp xếp, lên danh sách các công việc cần làm, phân chia mức độ ưu tiên quan trọng và loại bỏ một số việc không thực sự cần thiết. Công việc càng quan trọng và cần gấp thì phải được ưu tiên ở cấp độ 1, lần lượt sau đó sẽ tới các việc ít quan trọng và không bị bó hẹp về thời gian. Khi bạn là quản lý cửa hàng bán lẻ, chẳng có ai thúc giục bạn phải làm việc đâu. Thế nên hãy chủ động đặt thời gian, hạn chót cần phải hoàn thành từng công việc đó, để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển cửa hàng bán lẻ đã được đề ra trước đó.

2. Đào tạo nhân viên cửa hàng bán lẻ là cực kì quan trọng

Bạn đã đầu tư nhiều công sức và tiền bạc cho dự án kinh doanh bán lẻ và không muốn ai phá hỏng nó đúng không? Đối với mô hình cửa hàng bán lẻ, nhân viên bán hàng chính là bộ mặt của toàn bộ cửa hàng. Khách hàng chẳng cần biết chủ nhân của cửa hàng này là ai, giỏi giang đến cỡ nào, tốt bụng, nhiệt tình ra sao. Cái họ cảm nhận là thái độ, dịch vụ chăm sóc của các nhân viên.

Là một người quản lý, bạn cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc này, phải làm sao để có được một đội ngũ nhân viên xuất sắc tạo nên một hình ảnh chuyên nghiệp của cửa hàng. Không chỉ đào tạo những nhân viên mới, ngay cả những nhân viên đã gắn bó với cửa hàng một thời gian cũng cần được đào tạo, chỉnh đốn thường xuyên về thái độ, cung cách phục vụ khách hàng.

Đừng bao giờ nghĩ rằng những công việc này chỉ tốn thời gian của bạn. Vì chính sự đầu tư vào nhân viên là cách tốt nhất để nhận được sự cộng tác mạnh mẽ từ phía họ. Kết quả tất yếu đó là doanh số bán hàng cũng tăng theo.

3. Biết được đối thủ của bạn đang ở đâu, tình hình kinh doanh bán lẻ như thế nào?

Bạn là một người kinh doanh bán lẻ thành công hay thất bại?

"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Câu nói này chưa bao giờ sai. Thật quá đơn giản nếu bạn ngồi phân tích các đối thủ trên thị trường đang cùng kinh doanh bán lẻ sản phẩm giống như bạn. Nhưng liệu, như vậy đã là đủ khi thị trường kinh doanh đang biến đổi theo từng giờ, từng ngày. Một người kinh doanh bán lẻ thông minh, nhạy bén sẽ “vi hành” đến chính các cửa hàng của đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp với họ để quan sát. Một số các thông tin mà họ sẽ có được như: cách sắp xếp, trưng bày sản phẩm; trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng; cách bán hàng online; các sự kiện được tổ chức; không gian thiết kế…

Với cách làm và quan sát thường xuyên như vây, họ sẽ nhận ra được xu hướng mới trong kinh doanh bán lẻ, những cơ hội bị bỏ lỡ, các chiến lược kinh doanh độc đáo giúp giành thị phần  của đối thủ. Nói tóm lại, quan sát sự thay đổi thường xuyên của đối thủ, của thị trường giúp người quản lý cửa hàng bán lẻ có cơ hội chiến thắng cao hơn.

4. Sẵn sàng loại bỏ những dòng hàng không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thời gian dài

Thông thường, nhiều chủ cửa hàng bán lẻ có xu hướng tìm kiếm, nhập về các mặt hàng mà họ cảm thấy thích, thấy đẹp để kinh doanh. Nhưng đây là một phương pháp rất sai lầm. Một nhà kinh doanh cửa hàng bán lẻ thông minh sẵn sàng bỏ qua hoặc loại bỏ những mặt hàng không phù hợp với nhu cầu cũng như xu hướng của người tiêu dùng; để chuyển hướng sang loại sản phẩm mới có nhiều tiềm năng, phù hợp với thị hiếu, đáp ứng được nhu cầu của phần lớn khách hàng. Hệ quả sau đó là, cửa hàng sẽ không rơi vào tình trạng ế ẩm, số lượng mặt hàng được bán ngày càng nhiều.

5. Biết bỏ lại thất bại, sai lầm để hướng đến mục tiêu kinh doanh bán lẻ đã đề ra

Thực tế, khi chúng ta đánh mất cơ hội hoặc đưa ra một quyết định sai lầm không đáng có, bản thân chung ta có xu hướng chán nản và chùn bước, mặc kệ những dự định, kế hoạch trước mắt. Tuy nhiên, một người kinh doanh bán lẻ thành công không hành động như vậy. Họ coi đó chính là những bàn đạp, cơ hội giúp họ trưởng thành hơn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Bởi họ luôn tin rằng, một khi danh sách khách hàng vẫn đang nằm trong tay thì đó chính là chìa khóa dẫn đến các chiến lược, kế hoạch tiếp theo.

Danh sách khách hàng là tài sản vô giá đối với bất cứ cửa hàng bán lẻ hoặc doanh nghiệp nào. Một trong những cách để tạo được danh sách này là bạn nên sở hữu một hệ thống phần mềm quản lý bán hàng, giúp lưu giữ lại tất cả các thông tin, lịch sử mua hàng của từng khách hàng. Nhờ đó, việc chăm sóc phục vụ khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đọc thêm bài viết  Kinh doanh bán lẻ, liệu bạn có phải là người phù hợp?

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM