Đồng phục nhà hàng - Tiêu chuẩn nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp

Trong kinh doanh nhà hàng, nhân viên càng chỉnh chu, phong thái càng thể hiện được sự chuyên nghiệp của thương hiệu. Chính vì vậy, việc trang bị đồng phục nhà hàng là điều tất yếu giúp tăng độ nhận diện thương hiệu nhà hàng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách may đồng phục cho nhân viên phù hợp, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Sapo.vn.

1. Vì sao nên trang bị đồng phục nhà hàng?

Không phải ngẫu nhiên, những nhà hàng 3,4 sao trên thế giới đều có những bộ đồng phục cho nhân viên phục vụ của mình. Người chủ quản lý nhà hàng cần nắm bắt các lợi ích mà đồng phục nhà hàng mang lại, để trang bị cho quán của mình.

Lý do quan trọng nhất không thể không kể đến đồng phục nhà hàng ăn uống sẽ giúp những thực khác phân biệt được ai là nhân viên của nhà hàng.

Với những người tinh ý hơn, thông qua quần áo đồng phục nhà hàng họ có thể phân biệt được cấp bậc và vị trí từng người. Từ đó khi gặp vấn đề, khách hàng có thể tìm được những người có đủ khả năng và quyền hạn để giải quyết vấn đề của mình.

Lý do thứ hai gần như là sự đánh giá ngầm hiểu giữa thực khách với cửa hàng, và giữa các cửa hàng với nhau.

Đồng phục nhà hàng sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và đánh giá mức độ đầu tư vào con người của chủ cửa hàng. 

Đối với những nhà hàng sang trọng áo đồng phục nhân viên còn thể hiện sự đẳng cấp xứng tầm thương hiệu, giúp khách hàng được nâng vị thế khi dùng bữa tại đây.

đồng phục nhà hàng?
Đồng phục nhà hàng sẽ làm tăng sự chuyên nghiệp của nhà hàng

2. Phân chia những loại đồng phục nhà hàng ăn uống

Đồng phục nhà hàng được chia thành rất nhiều kiểu mẫu để phù hợp với từng vị trí, định hướng nhà hàng cũng như tính chất công việc. Nhìn chung, quần áo đồng phục nhà hàng sẽ có những loại sau:

  • Đồng phục dành cho bộ phận lễ tân 
  • Đồng phục cho cấp quản lý
  • Đồng phục nhân viên bar, bàn 
  • Đồng phục nhân viên bếp (bếp trưởng, bếp phó, phụ bếp,...)
  • Đồng phục nhân viên

Đọc thêm: Các vị trí nhân viên trong quán cafe, nhà hàng

Không có quy định cụ thể về kiểu mẫu, màu sắc của đồng phục nhà hàng (trừ đồng phục bếp). Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải chú ý nên chọn những thiết kế thanh lịch, gọn gàng, ưu tiên màu sắc trung tính (xanh, tím than, trắng…) và nên cân nhắc gắn thẻ tên + vị trí cho từng người.

Phân chia những loại đồng phục nhà hàng ăn uống
Tuỳ từng vị trí trong nhà hàng mà nhân viên sẽ có đồng phục tương ứng

3. Cách chọn vải phù hợp để may áo quần đồng phục nhà hàng

Để nhân viên khi mặc đồng phục nhà hàng cảm thấy thoải mái, tự tin trong quá trình phục vụ, chủ nhà hàng có thể tham khảo cách chọn vải sau đây:

3.1 Áo sơ mi đồng phục

Vì tính chất công việc của nhân viên phục vụ là phải di chuyển nhiều nên đối với áo sơ mi đồng phục nhà hàng cần phải đáp ứng điều kiện co giãn, đứng form áo, thấm hút mồ hôi…

Những loại vải bạn nên lựa chọn là: vải kate (Việt Nam, Mỹ, Ý..), vải kaki (Thành công, 65/35…), vải Ford (Gia Định, Sài Gòn, Nha Trang…). Ưu điểm của những loại vải này là giá thành hợp lý nhưng đảm bảo được chất lượng và hiện đang rất được ưa chuộng. 

3.2 Quần đồng phục nhà hàng

Cũng giống như áo sơ mi đồng phục nhân viên nhà hàng, chất liệu vải may quần cũng cần lựa chọn những loại thấm hút mồ hôi tốt, bền và có độ đàn hồi co giãn nhất định để dễ dàng hoạt động.

Những loại vải may quần thường được sử dụng nhiều nhất tại các nhà hàng là: vải kaki (Thành công, 65/35…), vải terin/ terin Anh, vải tuyết mưa, vải texi air…Sử dụng những chất liệu vải này không chỉ lên dáng quần đẹp mà còn giúp nhân viên tự tin, linh hoạt hơn.

Quần đồng phục nhà hàng
Sử dụng vải kaki sẽ phù hợp với quần đồng phục nhân viên

3.3 Váy đồng phục nhà hàng

Thông thường, váy đồng phục nhà hàng thường được sử dụng cho những vị trí lễ tân, phục vụ hoặc quản lý nữa. Kiểu dáng của váy đồng phục nhà hàng là dáng chữ A hoặc váy ôm vừa phải vừa tôn dáng vừa tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.

Đối với kiểu váy này, vải cotton 100% hoặc vải kaki sẽ phù hợp nhất. Những loại vải này có độ dày vừa phải, vừa thoáng mát lại không bị lộ khuyết điểm.

3.4 Áo thun đồng phục

Riêng đối với áo thun, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn về chất liệu vải. Vẫn dựa trên những tiêu chí bắt buộc là thoải mái, thấm hút tốt, đứng dáng thì bạn có thể đưa những loại vải sau đây vào thiết kế đồng phục nhà hàng, cụ thể:

- Vải cá sấu: 65/35 co dãn 4 chiều, 65/35 co giãn 2 chiều, PE co dãn 4 chiều, PE co giãn 2 chiều, 100% cotton co dãn 4 chiều, 100% cotton co dãn 2 chiều, dẻo dày…

- Vải thun: Lạnh, mè, cotton 65/35 co giãn 2 chiều và 4 chiều, cotton PE, 100% cotton...

Áo thun đồng phục
Áo thun đồng phục nên sử dụng vải cá sấu hoặc cotton

3.5 Áo khoác đồng phục

Gần đây, áo khoác đồng phục đã được nhiều nhà hàng đưa vào thành đồng phục nhà hàng. Do đặc thù thời tiết của Việt Nam là có hai mùa hè - đông (miền Nam là sáng nóng tối se lạnh) vì vậy trang bị thêm áo khoác sẽ đảm bảo sức khỏe cho nhân viên hơn.

Đối với áo khoác của nhân viên, bạn không cần phải sử dụng áo quá dày. Áo khoác đồng phục nhà hàng chỉ cần độ ấm vừa đủ, gọn gàng và hoạt động thoải mái là đủ. Tuỳ từng yêu cầu của mỗi nhà hàng khác nhau mà sẽ yêu cầu nhân viên mặc áo gió, áo măng tô hay vest…

Những loại vải được ưu tiên để may áo đồng phục nhà hàng là: Vải kaki dày, vải dù (gió), nỉ trần bông, nỉ dẻo, vải micro…Những vải này được đánh giá là bền và phù hợp với nhiệt độ tại Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quần áo đồng phục nhà hàng, vai trò quan trọng và cách lựa chọn vải phù hợp với từng mẫu, từng loại và từng vị trí. Chúc bạn và nhà hàng của bạn kinh doanh thành công và được nhiều người biết đến.

banner tết fnb

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM