6 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng. Bạn cần phải biết ai là người dẫn đầu thị trường; ai là người mới bước vào và chiếm bao nhiêu thị phần. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về phân khúc thị trường, những chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó có thể xác định những cơ hội, thách thức trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Cũng giống như trong chơi cờ, nếu bạn biết đối thủ sẽ đi bước nào kế tiếp, cơ hội chiếu tướng sẽ tăng cao. Trong SEO việc phân tích đối thủ cạnh tranh là điều rất quan trọng. Bạn đã bao giờ thắc mắc, vì sao website đã được tối ưu chuẩn SEO, xây dựng những backlink hoàn hảo hay có liên kết thân thiện với bộ máy tìm kiếm nhưng vẫn không thể nào đứng trong top? Nếu bạn không làm sai cách, chắc chắn nguyên nhân do bạn đang gặp đối thủ cạnh tranh lớn?

1. Xác định đối thủ cạnh tranh trong SEO

Làm cách nào để xác định được đối thủ cạnh tranh hiện tại? Rất đơn giản, đối thủ cạnh tranh là bất kỳ công ty nào có mục đích thu hút cùng một đối tượng khách hàng mà bạn cũng đang muốn thu hút.

Trong hoạt động kinh doanh online, việc xác định đối thủ cạnh tranh khá dễ dàng, chỉ cần dựa vào mặt hàng kinh doanh và công cụ tìm kiếm. Bạn chỉ cần gõ từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn vào công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và xem xét các website đang đứng đầu với từ khóa đó. Những website này chính là đối thủ trực tiếp cạnh tranh với website của bạn.

Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều website không xác định từ khóa mà bạn nhập là từ khóa chính bởi vì bài viết của họ có liên quan gián tiếp tới nó nhưng website vẫn đứng top trong công cụ tìm kiếm. Vậy để xác định được đối thủ cạnh tranh với website của bạn thì cần phải thực hiện những bước tiếp theo.

2. Ghé thăm trang web của đối thủ cạnh tranh

Sau khi xác định được những website trong “tầm ngắm”, bạn cần đóng vai của khách hàng và chuyên gia để phân tích nó. Hãy xác định lĩnh vực cơ bản của website là gì nhờ thanh mô tả trên trang chủ. Nếu từ khóa chính của họ đang SEO cũng đúng là từ khóa bạn đang dự định SEO thì xác định đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Việc kiểm tra trang web này có thể cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về cách thể hiện của đối thủ, cách giúp họ có vị trí cao trong SEO.

Hình thức và cấu trúc website: là một trong những yếu tố giúp website có được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm. Một website có cấu trúc tốt thường có phần code gọn nhẹ; thiết kế đơn giản nhưng chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách hàng và đặc biệt không làm ảnh hưởng tới tốc độ tải trang. Bên cạnh đó, thanh điều hướng (navigation) phải dễ dùng, điều này không chỉ phục vụ cho người dùng mà còn giúp bọ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu trên trang.

Phân tích giao diện website: Đóng vai trò của khách hàng, bạn cần phải xem xét website của đối thủ có thật sự hấp dẫn, ấn tượng và chuyên nghiệp. Giao diện có phù hợp với loại hình kinh doanh hay không. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng khi phân tích website tối ưu.

Nội dung website: Hãy truy cập vào các chuyên mục chính đang cạnh tranh với mình, “lướt” qua tiêu đề các bài viết để nắm được đối thủ đang khai thác những khía cạnh nào. Sau đó kiểm tra chất lượng của bài viết, xem chúng là tự viết hay được copy từ nguồn nào đó, nội dung thực sự có thu hút và sử dụng đa dạng các hình thức như mp3, hình ảnh hay video không.

Đặc biệt, khi tiến hành phân tích nội dung website của đối thủ, bạn cần chú ý vào sự phản hồi, đánh giá của khách hàng. Nếu bài viết hay website có lượng người truy cập lớn, các bài viết có nhiều phản hồi, chia sẻ, tranh luận, chắc chắn đây là đối thủ “đáng gờm”. Cuối cùng là bạn cần theo dõi xem hàng ngày có nhiều nội dung mới được cập nhật hay không.

3. Phân tích từ khóa website đối thủ sử dụng

Từ khóa luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất để thành công trong SEO. Nếu bạn đang gặp khó khăn về việc sử dụng từ khóa để SEO thì qua sự phân tích các website đối thủ với những từ khóa mà họ đã sử dụng để lên top thì bạn có thể sử dụng những từ khóa đó để xác định danh sách từ khóa làm SEO cho website của bạn.

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO Marketing

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ website keyword Suggestion để kiểm tra những từ khóa tốt cho trang web. Trong khi làm các kiểm tra, bạn có thể tìm thấy nhiều từ khóa hữu ích cho mình. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra vị trí của các từ khóa trong tiêu đề, thẻ meta, thẻ hình ảnh, URL,… Bạn cũng nên kiểm tra mật độ từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng. Các từ khóa được đưa vào tiêu đề, các thẻ mô tả, thẻ keyword, thẻ H1, H2, H3 có tối ưu với bọ tìm kiếm. Hãy sử dụng công cụ Seoquake để kiểm tra. Dựa vào đó bạn cần phải so sánh với website của mình có đạt được tốt hơn với website đối thủ không. Những điểm nào còn chưa bằng thì bạn hãy tìm cách chỉnh sửa và làm tốt hơn đối thủ.

4. Phân tích cách xây dựng liên kết của đối thủ

Một website đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm không chỉ dựa vào mỗi hình thức và nội dung mà phụ thuộc rất lớn vào cách xây dựng liên kết của đổi thủ hay backlink. Bởi vì mỗi backlink chính là một phiếu để website lên top dễ dàng và nhanh chóng hơn. Chính vì vậy hãy kiểm tra số lượng backlink về website đó là bao nhiêu? Chất lượng của chính như thế nào? Hãy sử dụng công cụ kiểm tra backlink như ahref hay ranksignals.com để nắm được đối thủ có bao nhiêu backlink, xuất phát từ đâu, có page rank cao hay thấp. Đồng thời cần phải phân tích toàn bộ các page trong site để có cái nhìn tổng quan, nhận định được đối thủ đang tập trung SEO cho trang nào.

phân tích đối thủ cạnh tranh 4

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO Marketing

Hãy so sánh số lượng backlink của bạn với đối thủ. Nếu bạn không có được nhiều backlink như đối thủ cho từ khóa cần SEO thì đảm bảo rằng bạn sẽ không vượt lên trên đối thủ. Chính vì thế bạn phải có thật nhiều phiếu chất lượng hơn đối thủ thì mới có hi vọng vượt qua

5. Đánh giá hiệu quả khai thác mạng xã hội của đối thủ

Trong những năm gần đây khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, các doanh nghiệp đều lợi dụng chúng để quảng bá thương hiệu cũng như thu hút khách hàng truy cập website. Chính vì vậy, mạng xã hội đang được các công cụ tìm kiếm như Google,… đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn. Hãy quan sát xem đối thủ của bạn sử dụng những trang mạng xã hội nào để chia sẻ. Và bạn có thể kiểm tra xem những công việc mà họ đã và đang làm trên các kênh này như thế nào. Lúc đó bạn có thể lên kế hoạch để liệt kê ra những công việc mà bạn phải làm trên các kênh này sẽ như thế nào. Bạn có thể Follow hoặc kết bạn với các trang đối thủ để biết chính xác hơn những gì họ làm. Nếu website của bạn và đối thủ đều có sự đầu tư về nội dung, hình thức; số lượng backlinks như nhau thì yếu tố chia sẻ trên mạng xã hội sẽ quyết định việc website nào xuất hiện trên trong kết quả tìm kiếm.

6. Phân tích việc quảng cáo của đối thủ

Một điều quan trọng khác trong việc phân tích đối thủ là xem xét các website đó đang chạy quảng cáo trên các trang nào. Chất lượng traffic từ các nguồn này đều rất chất lượng và đó là điều rất tốt cho một chiến dịch SEO. Nhiều doanh nghiệp đã tìm ra việc sử dụng PPC để tăng lưu lượng truy cập chất lượng là vô cùng hiệu quả và rẻ hơn so với việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tự nhiên. Google adwords là một sự lựa chọn tốt nhất cho việc kéo traffic về website của bạn khi bắt đầu một chiến dịch SEO. Giám sát, phân tích đối thủ cạnh tranh là nhiệm vụ không bao giờ kết thúc.

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Tuy việc này tốn khá nhiều thời gian nhưng nó sẽ giúp bạn đánh giá được năng lực hoạt động của đối thủ cũng như đưa ra những chiến lược phát triển website phù hợp. Hy vọng với những kiến thức mà Sapo Web cung cấp, website của bạn sẽ có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm và tiếp cận được nhiều khách hàng.

Thiết kế website các ngành nghề
Thiết kế website các ngành nghề!

Bạn đã có website online chưa? Quảng bá thông tin, sản phẩm cho hơn 150 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website  Sapo Web ngay nào! 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM