3 câu chuyện thành công đổi đời nhờ kinh doanh đặc sản miền quê

Trong bài viết Đặc sản miền quê – Ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng lãi không nhỏ, sau khi phân tích những tiềm năng của ý tưởng này chúng tôi đã nhận định rằng nó rất phù hợp với những ai mới khởi nghiệp nhưng có ít vốn. Bài viết cũng đề cập đến một số ví dụ thực tế đã đi lên làm giàu nhờ các món đặc sản quê hương làm dẫn chứng. Để tìm hiểu rõ hơn về những câu chuyện thành công này mời các bạn đọc thêm ngay sau đây.

1. Ý tưởng nảy sinh trên giường bệnh của cử nhân ĐH Kinh Tế TP HCM

Có đôi khi ý tưởng kinh doanh đến với ta một cách rất tình cờ, chẳng qua khảo sát cũng chẳng cần những cuộc nghiên cứu tốn kém, chỉ một phút lóe sáng nhưng lại mở ra cơ hội đổi đời quý giá. Và với Phạm Hoàng Phúc, chàng cử nhân sinh năm 1992 quê Bình Định thì ý tưởng kinh doanh đặc sản miền quê được hình thành ngay trên… giường bệnh.

cau-chuyen-thanh-cong-y-tuong-kinh-doanh-nho-dac-san-mien-que-1

Đối với nhiều người, tai nạn giao thông chắc chắn không phải kỉ niệm đẹp, nhưng với Phúc thì đó lại là cột mốc không thể quên. Anh hồi tưởng lại, sau 2 lần mổ đau đớn khiến anh sụt tới 13kg, bụng đầy vết sẹo ngang dọc, lúc nằm trên giường bệnh hồi sức gia đình từ quê lên thăm mang theo rất nhiều đồ tẩm bổ cho anh, trong đó món anh thích nhất là muối ớt Bình Định. Anh nói: “Mình chợt lóe lên ý tưởng mà mình đã bỏ quên từ lâu – đưa đặc sản quê nhà ra khắp các tỉnh thành trong cả nước để những người xa quê phần nào thỏa nỗi nhớ, còn người miền khác biết đến món ngon Bình Định”.

Để rồi ngay khi được xuất viện chàng trai miền quê ấy liền bắt tay vào kế hoạch hiện thực hóa ý tưởng kia chỉ với 5 triệu đồng trên tay. Lúc đó Phúc và chị gái tốn khá nhiều thời gian để khảo sát thị trường, định hình thương hiệu, chọn logo, cuối cùng chọn một cái tên thật bắt tai cho sản phẩm của mình: sốt muối ớt.

Trong giai đoạn đầu hai chị em Phúc khá vất vả khi chọn nguyên liệu, vì nếu muốn sốt muối ớt đúng vị Bình Định thì nguyên liệu cần tươi xanh, thế nên cả hai phải đến tận gốc để chọn. Vì thiếu vốn, Phúc quảng bá sản phẩm bằng mạng xã hội, anh lập fanpage trên Facebook, lên kế hoạch quảng cáo chi tiết từng bước và chấp nhận giao hàng tới tận nơi cho khách để tạo uy tín. Dần dần, số người biết đến sản phẩm không chỉ là dân Bình Định xa xứ nữa, khách khắp nơi đều ưa thích loại muối chấm đặc biệt này. Và chỉ sau 2 tháng kinh doanh, Phúc lãi gần 10 triệu đồng.

Phúc nói rằng sốt muối ớt của anh có vị đặc trưng, dễ kết hợp với nhiều món ăn như ốc, hải sản, đồ nướng, trái cây… nên khả năng tiêu thụ rất tốt, rồi khách cứ tự truyền miệng cho nhau giúp thương hiệu của anh mở rộng hơn. Hiện nay Phúc đang lên kế hoạch để đưa nhiều món đặc sản Bình Định đến mọi người hơn nữa, đồng thời hoàn thiện quy trình kinh doanh chuyên nghiệp hơn và xin giấy phép của Nhà nước.

2. Cô gái kiếm nửa tỷ mỗi năm nhờ các đặc sản thôn quê

Cũng sinh năm 1992, Huỳnh Thị Mỹ Oanh là một ví dụ khác về thành công khi chọn đặc sản miền quê làm ý tưởng kinh doanh nhỏ. Khác với Phúc, Oanh bắt đầu để ý tới ý tưởng này khi đang làm nhân viên xuất nhập khẩu cho một công ty lớn, vì thế thời gian đầu cô gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện hạn chế. Nhưng rất may, chồng cô cũng ủng hộ và sát cánh bên cô cùng xây dựng kế hoạch.

y-tuong-kinh-doanh-nho-dac-san-mien-que-2

Cầm trong tay 50 triệu đồng, phần lớn số tiền Oanh dùng để thuê cửa hàng, mua dụng cụ buôn bán và thuê nhân viên giao vận. Đặc sản cô chọn đến từ Phan Rang, quê chồng của cô như mật ong rừng, mủ trôm, hạt é, tỏi,… Nhưng vì ít vốn nên giai đoạn đầu Oanh chỉ dám nhập mỗi thứ một ít để khảo sát sở thích khách hàng, mặc dù vậy do vận chuyển xa lên Sài Gòn nên chi phí độn lên khá nhiều, mấy tháng đầu tiên hai vợ chồng phải bù lỗ.

Cùng may chồng Oanh là dân công nghệ thông tin nên hai người không tốn tiền thiết kế website, tận dụng được một kênh quảng cáo hiệu quả. Nhờ vậy mà đến tháng thứ 7 doanh thu bắt đầu tăng lên, không còn liên tục bị lỗ nữa, từ đó anh chị quyết định đẩy mạnh hơn vào việc tiếp thị trực tuyến. Đến hiện tại website của Oanh đã có nhiều người biết đến hơn, cô có hàng trăm khách hàng thân thiết thường xuyên đặt các món đặc sản của Phan Rang, đem đến lợi nhuận mỗi tháng gần 50 triệu đồng.

3. Sau hai lần thất bại để gây dựng công ty trị giá hàng tỷ đồng

Nguyễn Thị Mến là thế hệ cuối 8x, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Đà Lạt khí hậu ôn hòa, thích hợp để trồng nhiều loại hoa quả, và quả hồng chính là một loại phổ biến trong đó. Ngày ấy gia đình chị chọn hồng làm cây trồng chính, vốn liếng bỏ vào đó vài trăm triệu nhưng cuối cùng cũng mất trắng vì thương lái Trung Quốc giở trò. Lần thất bại này của cả gia đình khiến chị Mến trăn trở rất nhiều, nhằm giúp đỡ gia đình chị lên mạng kêu gọi bạn bè mua ủng hộ. Mặc dù sự hỗ trợ đó không đáng bao nhiêu nhưng lại mở ra một con đường mới cho chị, đó là thương mại điện tử, con đường ngắn nhất đưa đặc sản Đà Lạt đến với người tiêu dùng.

y-tuong-kinh-doanh-nho-dac-san-mien-que-3

Và rồi cô gái nhỏ ấy quyết tâm tìm hiểu nhiều hơn về kinh doanh online, bỏ ra 30 triệu đồng vào gian hàng ảo với ước mơ biến ảo thành thật như bao người. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên lần này chị tiếp tục gặp thất bại, không chỉ mất vốn còn gánh thêm món nợ không nhỏ. Mặc dù vậy, lần vấp ngã đó khiến chị hiểu hơn về thương mại điện tử để quyết tâm càng thêm lớn cho kế hoạch tiếp theo.

Năm 2012, Mến lập một website chuyên để kinh doanh đặc sản Đà Lạt, thời gian đầu sản phẩm chủ yếu là hồng tương và hồng sấy. Để nhiều người biết đến website của mình hơn, chị tích cực đăng tin trên các trang rao vặt, mạng xã hội,… dần dần nhiều khách hàng biết tới thương hiệu mà chị gây dựng hơn. Chị chia sẻ, lúc đó hồng dẻo sấy là được nhiều người nước ngoài quan tâm nhất, khách Việt cũng thường xuyên mua về làm quà biếu.

Hồng sấy của chị đều được làm thủ công nhằm giữ nguyên hương thơm tự nhiên, vị ngọt đậm đà và độ dẻo vừa phải, đặc biệt không dùng thêm hóa chất tạo màu hay bảo quản. Nhưng cũng vì vậy mà giá thành thường cao hơn nơi khác một chút, tuy nhiên chị tin rằng sau khi khách ăn sẽ cảm nhận được sự khác biệt. Và kết quả đúng như chị nghĩ, số đơn hàng tăng lên nhanh chóng, giúp chị kiếm được hàng trăm triệu mỗi tháng. Khi đã tích góp được số vốn tương đối chị quyết định thành lập công ty, đăng ký thương hiệu riêng để mở rộng việc kinh doanh của mình.

Chị cho biết, ngay quý I sau khi thành lập, công ty đạt doanh thu 200% so với trước, các tháng cao điểm vào ngày lễ tết kiếm về cho chị đến 300 triệu đồng lợi nhuận. Chị Mến còn liên tục đưa sản phẩm đến những hội chợ triển lãm để quảng bá, đồng thời đẩy mạnh thu mua hồng của bà con nông dân, đưa đặc sản nơi đây đến với nhiều người hơn.

Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều câu chuyện thành công từ kinh doanh đặc sản miền quê, trên thực tế còn rất nhiều người đã đổi đời nhờ những món ăn dân dã quê nhà. Có thể nhận thấy điểm chung của cả 3 câu chuyện này là họ đều chọn kinh doanh online làm bước đệm đầu tiên cho ý tưởng của mình, vì cần ít vốn lại dễ tiếp cận với khách hàng. Hi vọng qua đây bạn sẽ có thêm động lực để đưa đặc sản quê mình tới nhiều nơi khác.

Xem thêm: >> 3 ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng lãi lớn trên vỉa hè

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM