20 lời khuyên giúp Startup Việt Nam thành công trong thương mại điện tử

Vào thời điểm hiện tại, các hệ sinh thái của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Các nhà khởi nghiệp ngày càng có kinh nghiệm hơn, các nhà đầu tư ngày càng cẩn thận hơn, và thậm chí một số nhà khởi nghiệp nhỏ hơn đang tăng lên đến một mức độ đáng kể. 

Trận chiến mới cũng đang được nổ ra ở khắp các khu vực từ thương mại điện tử cho đến điện thoại di động, và các dịch vụ đặt phòng. Nói cách khác, hệ sinh thái của Việt Nam đang có dấu hiệu của sự trưởng thành rõ rệt hơn.

20-loi-khuyen-giup-startup-viet-nam-thanh-cong 1

Mặc dù các hệ sinh thái đã được nhìn ra một số điểm mạnh mẽ mới, vẫn còn tồn tại một số vấn đề nghiêm trọng với các nhà khởi nghiệp tại Việt Nam mà những người sáng lập, nhân viên và các nhà lãnh đạo trong hệ sinh thái của Việt Nam sẽ cần phải giải quyết trước khi Việt Nam thực sự có thể đạt đến một cấp độ cao hơn tiếp theo.

Cấp độ cao hơn tiếp theo là gì?

Hiện nay, hệ sinh thái của Việt Nam bị chi phối bởi cái bóng của ông trùm VNG, được đồn đại là có mức định giá cao 1 tỷ USD. Tiếp theo là từ hai gã khổng lồ khác: Vat Gia và VC Corp, cả hai đều dao động quanh mức giá 100 triệu USD. 

Đằng sau họ là một số ít các Startup thuộc trong phạm vi định giá từ 10 đến 30 triệu USD như Công ty cổ phần công nghệ Sapo, Tiki.vn, Appota, mWork, Topica, hotdeal, Vietnamworks…. 

Nhưng bên dưới hơn nữa là một loạt các Startup đang phải nỗ lực hết mình để có thể đạt được mức giá trị 1 triệu USD. Đạt đến cấp độ tiếp theo có nghĩa là đạt đến đỉnh cao giống ông trùm VNG. Liệu các Startup của Việt Nam có thể làm điều đó?

Khi nói chuyện với các nhà đầu tư, người sáng lập, và các Startup trẻ, tôi đã nhận thấy một số chủ đề mà nhiều người đã đưa ra. Điều đó nhận định rằng các Startup của Việt Nam ngày nay mặc dù trưởng thành hơn và sôi động hơn bao giờ hết, nhưng họ vẫn còn quá ngây thơ khi nhìn nhận về thương mại điện tử. Khi tôi hỏi lý do tại sao mà họ đã tham gia vào thương mại điện tử, và họ phản ứng rằng "Bởi vì đó là một xu hướng trong thời điểm hiện tại".

Tôi biết có điều gì đó đang sai sót ở đây. Khi tiếp xúc với một Startup mới đã phát triển và làm việc trong khoảng sáu tháng, nhưng tôi đã hết sức lo ngại khi họ nói rằng không hề có bất cứ ý tưởng về cách làm thế nào để kiếm tiền. 

Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc của VNG thường nói rằng: "Việc hiểu biết chính xác lý do tại sao bạn là một doanh nhân và bạn là ai quả là một điều khó khăn giữa muôn vàn những câu hỏi khó và sâu sắc”. Rõ ràng, các Startup trẻ của Việt Nam cần được sâu sắc hơn.

Với những kiến thức và những phê bình mà tôi đã gom nhặt được trong thời gian qua, sẽ liên quan đến những gì mà các Startup trẻ của Việt Nam cần phải thực hiện nghiêm túc hơn nếu muốn mình thực sự được khởi sắc.

1. Kinh nghiệm

Đầu tiên, làn sóng mới của các Startup tại Việt Nam đều khá trẻ, nhiều người thậm chí chỉ vừa mới tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, đây sẽ là một nền móng vững chắc cho việc phát triển của thế hệ sau này.

Theo như số liệu chuẩn đã xác định được rằng, các Startup thành công nhất đều được bắt đầu bởi những người có độ tuổi trung bình là 28,5 tuổi. Điều đó có nghĩa rằng, bạn sẽ phải mất một vài năm lăn lộn trong doanh nghiệp, trước khi muốn tìm thấy kinh nghiệm, dũng khí, và chiến lược để xây dựng một doanh nghiệp thành công cho riêng mình.

Việc thiếu thốn kinh nghiệm sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ. Các Startup trẻ, mặc dù họ đang tràn đầy năng lượng và tinh thần, nhưng vẫn sẽ không thể nhìn thấy “điểm chết” của mình và khả năng nhìn nhận ra một tầm nhìn rộng lớn hơn. 

Và điều quan trọng nhất, nếu không có kinh nghiệm bạn sẽ thất bại. Một người sáng lập có kinh nghiệm, khi gặp thất bại họ sẽ tìm ra cách để khắc phục nó và sẽ không dễ dàng để họ từ bỏ những gì mình đang theo đuổi. Nhưng nếu là những người trẻ tuổi, họ sẽ dễ dàng bỏ cuộc nếu gặp trở ngại quá lớn.

2. Các mối quan hệ

Các mối quan hệ cũng giống như bí quyết, chúng không hề được công khai cho mọi người thấy, nhưng nó thường được các nhân viên rỉ tai nhau sau giờ công sở. Đây là một yếu tố cần thiết để các Startup có thể hoàn thiện và phát triển mình, và đặc biệt nó lại là yếu tố mà các Startup trẻ đang bị thiếu trầm trọng.

20-loi-khuyen-giup-startup-viet-nam-thanh-cong 2

Thương trường Việt Nam giống như một bãi mìn, bạn rất dễ phạm phải sai lầm và bị trừng phạt trước một hệ thống pháp luật còn non trẻ, và sự minh bạch đâu đó vẫn chưa được rõ ràng. Nếu tạo dựng được một mối quan hệ với đúng người, có thể là chính trị hoặc kinh doanh, sẽ tạo nên sự khác biệt giữa sự tồn tại hay là phá sản. 

Nếu bạn đang có mối quan hệ sâu sắc với những nhân vật kinh doanh chuyên nghiệp và thành công tại Việt Nam, chắc chắn rằng họ sẽ có thể dẫn dắt doanh nghiệp cuả bạn qua những thăng trầm biến đổi của nền kinh tế Việt Nam trong những giai đoạn khó khăn. Điều đó thậm chí còn tuyệt vời hơn so với việc bạn đang sở hữu tấm bằng thạc sỹ MBA.

Xem thêm: Tại sao tôi từ chối “cuộc hẹn cà phê” với bạn?

Mối quan hệ là rất quan trọng, nó có thể tạo dựng hoặc giết chết doanh nghiệp của bạn. Những gì mà một số Startup hàng đầu của Việt Nam hiện nay đang có được là do các mối quan hệ mang lại. 

Đừng bao giờ đánh giá thấp nó, và hãy nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn một cách cẩn thận và chu đáo. Các mối quan hệ sẽ giúp bạn có được kinh phí, giúp bạn điều hướng các vấn đề pháp lý và chính sách, giúp bạn thực hiện giao dịch, và có được sự hợp tác. Các mối quan hệ sẽ bảo vệ bạn.

3. Biết tìm đầu ra và những gì các nhà đầu tư thực sự muốn

Phần lớn các Startup mà tôi đã gặp đều muốn được tài trợ vốn đầu tư. Tuy nhiên, những người làm gia công phần mềm, dịch vụ khách hàng, và có thu nhập thụ động, họ không cần vốn đầu tư nhiều. 

Nhưng nếu bạn là một Startup đang có tham vọng lớn, với kế hoạch thành lập công ty có mức định giá lên đến hàng trăm triệu đô la, bạn sẽ cần phải có vốn đầu tư. Và nếu bạn muốn có được nhà đầu tư cho mình, bạn sẽ cần phải hiểu được những gì cần phải có trong đầu ra và những gì nhà đầu tư mong muốn.

Khi sản phẩm được xây dựng ra, nó phải phù hợp và có ý nghĩa trong các thị trường lớn. Bạn cần phải biết những đầu ra có cho sản phẩm và xác định được thị trường đầu ra phù hợp nhất. Nếu không có điều này, bạn sẽ không bao giờ có được các nguồn tài trợ, và một trong những chìa khóa của vấn đề này vẫn chỉ là dấu 3 chấm.

4. Bảo đảm bạn có một thị trường lớn

Tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với 2 kiểu Startup tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Một là dạng Startup với một thị trường nhỏ và đương nhiên sẽ chẳng bao giờ có nhà đầu tư nào sẽ chịu góp vốn cho họ. 

Và kiểu Startup còn lại đang có tham vọng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, họ đang lập kế hoạch để đưa doanh nghiệp của mình sánh ngang với các tên tuổi như Facebook, Google, và những hãng nổi tiếng khác. Trước đây, do thị trường còn quá nhỏ bé và cơ sở khách hàng cũng chưa đủ lớn để các nhà đầu tư có thể quan tâm đến.

Vì vậy, chúng chưa phải là một nhân tố quan trọng. Ngoài ra, việc có được một đội ngũ tiếp thị hay những nhân vật cốt cán là một điều không hề dễ dàng. Nhưng hiện tại, nếu bạn đang muốn thâm nhập vào thị trường toàn cầu, sẽ cần có một đội ngũ thực sự vững mạnh mang trong mình một tư duy toàn cầu, tư duy ý tưởng, có khả năng kinh doanh và tạo ra các sản phẩm hoàn hảo, giống như một đội ngũ năm sao. Tuy nhiên, điều đó lại là một điều sâu sắc rất hiếm có ở Việt Nam.

20-loi-khuyen-giup-startup-viet-nam-thanh-cong 3

Về cơ bản, bạn cần tìm ra hướng đi cho mình bằng cách chọn một ngạch trong thị trường, nhưng cần lớn, giống như thị trường về mảng game và nội dung dành cho mobile của Appota, hay thị trường game dành cho máy tính để bàn của VNG. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong thời điểm này, là bạn cần tìm thấy một ngạch thị trường nhỏ nhưng có thể dễ dàng chuyển đổi thành một thị trường lớn.

 Xem thêm: 5 yếu tố cần có để doanh nghiệp thương mại điện tử vươn tầm quốc tế

Tuy nhiên, đằng sau tất cả những điều này, bạn vẫn cần một mô hình kinh doanh cốt lõi có thể mở rộng và phát triển cùng với khoản tiền chi phí trên thị trường lớn mà bạn đã chọn.

5. Một mô hình kinh doanh tuyệt vời

Suy cho cùng, việc kiếm tiền của bạn nhằm mục đích nuôi sống gia đình và chính bản thân mình. Đó là lý do tại sao một mô hình kinh doanh tuyệt vời là điều cần thiết để thành công tại Việt Nam. 

Một số mô hình kinh doanh tôi đã bắt gặp trong thời gian gần đây có doanh thu dự án rất nhỏ. Nếu bạn chỉ kiếm được 1 triệu đô mỗi năm để nuôi sống đội ngũ của mình, bạn sẽ chỉ dừng lại ở lại đó. Điều đó sẽ chỉ giống như là một lối sống kinh doanh. Nó thực sự không giống một Startup.

Bản chất của một Startup là xây dựng để phát triển nhanh chóng và rộng lớn, nhằm tạo ra các giá trị lớn và thâm nhập vào các thị trường mới với những mô hình kinh doanh mới đầy sáng tạo chưa từng được xuất hiện.

Google là một minh chứng tuyệt vời cho điều đó. Liệu ai có thể nghĩ rằng việc đặt quảng cáo nhỏ phù hợp với những nội dung mà mọi người đang tìm kiếm sẽ trở thành một công cụ hốt bạc tỷ như vậy? Các Startup tại Việt Nam liệu có được mô hình thông minh như thế này?

6. Thực hiện ý tưởng mới là điều quan trọng

Về chủ đề bản quyền, hầu hết các Startup Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung đều tỏ ra lo sợ vấn đề này. Và mặc dù tư tưởng của họ đang dần thay đổi và trở nên cởi mở hơn, nhưng mối lo ngại về vi phạm bản quyền vẫn còn tồn tại.

Tuy nhiên, mọi người đang hiểu sai về giá trị trong ý tưởng thực hiện. Tôi sao chép ý tưởng của anh, nhưng tôi lại thực hiện ý tưởng đó xuất sắc hơn anh. Tôi sẽ là người chiến thắng. Vì vậy, người nghĩ ra ý tưởng chưa chắc đã phải là người thực hiện được nó tốt nhất. Đó chính là giá trị cốt lõi mà mỗi Startup cần phải hiểu được.

Thú vị hơn cả, một người sao chép giỏi tất yếu sẽ thực hiện được nó một cách hoàn hảo hơn bất cứ ai khác. Họ biết cách tổng hợp những giá trị tốt nhất từ ​​đối thủ cạnh tranh và biến nó thành một phần trong giá trị kinh doanh cốt lõi của mình. 

Đằng sau mỗi bản sao thành công sẽ luôn có một người thực hiện tuyệt vời. Một Startup tất yếu sẽ thất bại nếu không tìm ra khả năng thực hiện được ý tưởng một cách tốt nhất, mà chỉ lo bảo vệ nó khỏi bị sao chép. Giống như ông Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc điều hành của Appota đã từng nói rằng: "10 ý tưởng chỉ có giá bằng một ly bia".

7. Góc khuất thầm kín - nơi sản sinh ra thu nhập thụ động

Phía sau sự thành công của một Startup luôn ẩn chứa những góc khuất thầm kín mà ít người biết đến, đặc biệt là các Startup hướng đến thị trường nội địa. Nhiều người trong số các Startup thành công nhất tại Việt Nam luôn ẩn chứa những bí mật, đó là cách mà họ kiếm tiền trong những ngày đầu phát triển. Nó có thể là từ các trò chơi gian lận, từ spam thư rác công nghệ cao, công nghệ cờ bạc, từ virus, có thể là từ các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba, và bất cứ điều gì có thể.

Trong giai đoạn đầu thành lập, hầu hết các Startup sẽ cần bươn chải cuộc sống, họ sẽ tìm đủ mọi cách để có thể để kiếm ra tiền bất chấp tính hợp pháp và công nghệ. Đây chính là điều cần thiết để tạo ra tính tư duy cao hơn và thông minh hơn cho doanh nhân Việt Nam. 

Nếu muốn tồn tại trong “bãi mìn” của Việt Nam, chắc chắn đôi chân của bạn có thể sẽ cần dẫm vào chút “bùn lầy”, để tích lũy kinh nghiệm dạn dày cho mình. Đó là sự thật !. Đó chính là thu nhập thụ động mà các doanh nghiệp thực hiện trong giai đoạn đầu thành lập, và cho phép họ có tầm nhìn lớn hơn cho tương lai.

8. Thấu hiểu sâu sắc khách hàng

Phần lớn các Startup ngày nay chưa thực sự gần gũi với khách hàng. Họ chỉ dành nhiều thời gian tập trung cho công nghệ của mình. Các doanh nhân tiềm năng nếu muốn thành công, hãy đứng lên và bước ra khỏi văn phòng của mình để đi gặp gỡ nói chuyện với khách hàng, và lắng nghe những nhu cầu mà họ đang muốn có. Đó là cách mà các doanh nghiệp thực sự nên bắt đầu.

Có thể bạn quan tâm: 5 cách hô biến khách hàng không hài lòng thành người bạn tốt

9. Thiết kế đơn giản có ý nghĩa

Khi nói đến thiết kế, mọi người thường chỉ nghĩ đến những thứ có thể nhìn thấy. Nhưng những người trong nghề thiết kế thực sự sẽ luôn hiểu rằng, thiết kế không đơn giản chỉ là những thứ mà chúng ta nhìn được. 

Giống như Steve Jobs đã từng nói: "Thiết kế không chỉ là những thứ bạn có thể nhìn và cảm nhận được, mà nó là cách thức hoạt động”. Khi bạn nhìn vào thị trường thanh toán khủng khiếp ở Việt Nam, bạn sẽ ngay lập tức hiểu những gì tôi đang muốn nói đến. 

Đó là một nền tảng thanh toán đơn độc, phức tạp. Thậm chí ngay cả một blogger công nghệ được tiếp xúc với các công nghệ mới mỗi ngày cũng khó khăn để sử dụng nó. Chúng có quá nhiều bước rườm rà đủ đề khách hàng cảm thấy phiền phức.

Đọc ngay: Làm sao để chọn giao diện website cuốn hút người mua?

Dieter Rams đã từng nói rằng: "Thiết kế tốt nhất là khi chúng được đơn giản hóa nhiều nhất có thể”. Thật vậy, chúng ta đang thấy một phong trào mới trong việc tạo nên các thiết kế trực quan tại Việt Nam, như Triip.me, Tappy, và thậm chí là Flappy Bird. Nhưng toàn bộ hệ sinh thái sẽ cần phải thiết kế đơn giản nhiều hơn nữa, giúp nó trở thành một yếu tố sâu sắc hơn cho mỗi sản phẩm.

10. Văn hóa

bi-quyet-khoi-nghiep-thuong-mai-dien-tu-thanh-cong 3

Mới đây, trong sự kiện Startup Arena diễn ra tại Hill Ventures Monk, ông Kuo-Yi Lim đã nhận định rằng, các Startup châu Á đang gặp khó khăn khi xây dựng nền văn hóa cởi mở trong giai đoạn khởi nghiệp, trước hàng loạt các nền văn hóa phổ biến đan xen tại châu Á.

Ông cho rằng, để có nền văn hóa cởi mở Startup cần phải khích lệ những ý tưởng mới, đẩy nhanh tiến độ làm việc theo nhóm, và quy mô. Tỷ phú Peter Thiel, đồng sáng lập của Paypal đã có câu ngạn ngôn rất ý nghĩa: “Đừng đổ thừa tại văn hóa” (Don’t fuck up the culture).

Mỗi Startup cần tạo ra một nền văn hóa mới cho cá nhân, doanh nghiệp và đội ngũ làm việc, sao cho được nổi trội hơn so với những đối thủ khác. Và đây không phải là một điều đơn giản.

Nó rất tinh tế trong vai trò lãnh đạo, quy trình, tuyển dụng, môi trường, và nhiều hơn nữa. Đó là điều lý giải tại sao Apple, Facebook, và Google đã dành quá nhiều sự đầu tư cho văn phòng của họ?

Bởi họ muốn tạo ra môi trường tự nhiên, giúp sản sinh tinh thần đồng đội được lý tưởng. Các công ty Việt Nam cũng đang làm điều này, nhưng chúng ta cần nhận ra rằng, sẽ không thể đổi mới nếu không có nền văn hóa sáng tạo.

Về cơ bản, văn hóa là một tập hợp các giá trị cốt lõi, thái độ và hành vi mà một đội ngũ có thể đoàn kết và mở rộng. Có thể cho rằng, đó là một trong những điều quan trọng nhất giúp mọi người tập hợp được sức mạnh để tạo ra sự đổi mới lớn hơn.

11. Định hướng rõ ràng

Về cơ bản, có 3 hướng đi chính cho các doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Việt Nam mới chỉ thành công chủ yếu trong các hạng mục trong nước và toàn cầu. 

Tại thị trường trong nước có VNG là đại diện tiêu biểu, trong khi Flappy Bird là minh chứng trực quan cho thị trường toàn cầu. Ở hạng mục giữa, đã bắt đầu nhen nhóm những thành công mới nổi như Misfit Wearables, Not A Basement Studio, VC Corp, Vat Gia, và nhiều hơn nữa. 

Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nhìn thấy một Startup thực sự nổi bật nào ở cấp khu vực, mặc dù đang ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước dần hướng đến cạnh tranh trên toàn Đông Nam Á. Nhưng mỗi hướng đi lại đòi hỏi một nguồn lực rất khác nhau, bao gồm các đội ngũ, các mối quan hệ, và định hướng phát triển.

Trong hành trình toàn cầu, người sáng lập cần tham gia các hội thảo quốc tế, họ cần phải nghiên cứu ở nước ngoài, trau dồi các mối quan hệ quốc tế, cần một đội ngũ có tư duy toàn cầu, và xây dựng một sản phẩm có thể cạnh tranh mang tầm cỡ quốc tế. 

Ở Việt Nam, bạn cần có các mối quan hệ cục bộ và các đối tác mạnh mẽ, bạn cần một sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam, bạn cần phải biết cách để điều hướng doanh nghiệp trước biến động thị trường, và hiểu được cách để kiếm tiền thực sự.

bi-quyet-khoi-nghiep-thuong-mai-dien-tu-thanh-cong 2

Trong mỗi hướng phát triển, mỗi một Startup sẽ cần hiểu biết sâu sắc về những gì trong định hướng của mình qua từng tháng, từng năm.

12. Nghiên cứu thị trường

Để có một định hướng rõ ràng, bạn cần một sự hiểu biết sâu sắc về thị trường của mình. Bạn cần phải tính toán hoàn hảo để ước lượng quy mô, ngưỡng, mức tăng trưởng, và phạm vi của các thị trường mà bạn đang nhắm mục tiêu. 

Các Startup mà tôi biết hiện nay luôn luôn đưa ra một con số rất mơ mộng về những gì họ tin rằng đó là thị trường của mình và hầu như luôn luôn đánh giá quá cao quy mô của nó so với thực tế.

Ví dụ, nếu tôi đang nhắm vào thị trường du lịch, tôi sẽ ước tính rằng đó là một thị trường tỷ đô la với những gì mình vạch ra trên lý thuyết. Nhưng trong thực tế, thị trường của tôi nhỏ hơn nhiều, vì tôi chỉ thâm nhập vào một lĩnh vực trong thị trường rộng lớn đó.

Chính vì vậy, ước tính của tôi đã bị thu hẹp theo cấp số nhân. Các Startup tại Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc hơn nữa giữa thực tế và con số lý thuyết mà họ đưa ra.

13. Tầm nhìn

 bi-quyet-khoi-nghiep-thuong-mai-dien-tu-thanh-cong 1

Mặc dù việc nhận thức đúng đắn thực tế so với con số ước tính là cần thực hiện, nhưng các Startup cũng cần tầm nhìn rộng lớn. Tuy nhiên, thực tế mà nói các Startup của Việt Nam vẫn đang còn rất xa vời để có thể chạm mức định giá 10 triệu USD, nếu vẫn có một tầm nhìn hạn hẹp.

Chúng ta cần có những Startup có thể mơ xa hơn mức định giá 100 triệu USD. Chúng ta cần các Startup dám ước mơ và thực hiện nghiêm túc kế hoạch của mình với một định giá 1 tỷ USD. Đó là cách duy nhất mà các nhà đầu tư sẽ chú ý đến Việt Nam, và đó là cách duy nhất để Startup có thể tạo ra giá trị và tạo sức ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Điều đó cho bạn thấy rằng, nếu đang muốn tìm kiếm một mức định giá lớn trong quy mô này, bạn sẽ cần tạo ra nhiều giá trị để mang lại lợi nhuận. Do đó, nó không đơn giản chỉ là một doanh nghiệp xã hội. VNG đang tác động đến hàng triệu cuộc sống của người dân Việt Nam đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận đủ để nuôi sống cho 2.000 nhân viên của họ.

14. May mắn

Mọi người ai cũng cần cần may mắn. Điều đó đã được minh chứng rất rõ khi nhiều sáng kiến của nhân viên và công ty ngày nay đã có được những yếu tố may mắn dành cho họ. Người đàn ông đã tạo ra ứng dụng dock, hiện đang được sử dụng trên máy Mac ngày nay, đã bị từ chối bởi nhân viên tuyển dụng của Apple, nhưng đã may mắn được Steve Jobs chọn vì ông thích nó. 

Hầu như, mỗi một Startup đều có một câu chuyện may mắn như vậy. Nếu bạn nói chuyện với những người sáng lập thành công nhất, bạn sẽ luôn luôn được nghe họ chia sẻ về những điều may mắn mà họ có được trong cuộc sống.

Điều này không có nghĩa là bạn vượt quá giới hạn và cầu nguyện may mắn cho mình, nhưng bạn cần phải chớp thời cơ khi cơ hội đến.

15. Lean startup hoặc một phương pháp khởi nghiệp đáng tin cậy

bi-quyet-khoi-nghiep-thuong-mai-dien-tu-thanh-cong 6

Nếu bạn chưa đọc Lean startup của tác giả Eric Ries, có lẽ bạn nên thử qua một lần. Mặc dù đó không phải tất cả mọi người sẽ đồng ý với quan điểm này, nhưng hiện tại nó đang là một mô hình hấp dẫn của sự đổi mới và khởi nghiệp. 

Mỗi một Startup sẽ cần một phương pháp khởi nghiệp để điều hành kinh doanh của họ và thử nghiệm trên thương trường. Nếu không, nó giống như việc đi dạo trong một khu rừng tối mà không có ánh sáng dẫn đường.

Không có một công thức rõ ràng cho một Startup, mà bạn phải tự đi tìm cách riêng của mình, và không có một triết lý nào có thể nhận ra đó là thành công hay thất bại. Hãy tìm hiểu từ những người đi trước, thử nghiệm ý tưởng, và tiếp tục thực hiện mục tiêu của mình.

Có thể bạn quan tâm: 4 suy nghĩ lệch lạc mà các doanh nhân trẻ nên loại bỏ

16. Vấn đề thực tế

Điều này đang chịu ảnh hưởng một phần từ hệ thống giáo dục của Việt Nam. Khi mà toàn bộ mọi người đang học theo xu hướng thuộc lòng và chạy theo thành tích trong các kỳ thi quốc gia, thì khái niệm tư duy phê phán sẽ không còn tồn tại. 

Tư duy phê phán là cốt lõi để xác định vấn đề và thực hiện trên chúng. May mắn thay, con người Việt Nam đã tìm hiểu để giải quyết vấn đề bằng cách thẩm thấu. Nhưng nền tảng này vẫn còn yếu.

Đối với các Startup trẻ, điều này có ý nghĩa sâu sắc. Paul Graham đã từng ghi nhận rằng: "Cho đến nay sai lầm phổ biến nhất mà các Startup đang mắc phải là đi giải quyết những vấn đề mà không ai gặp phải”.

Các Startup của Việt Nam cần phải xem xét nghiêm túc những vấn đề mà họ cho rằng bản thân mình đang cần giải quyết và chắc chắn rằng vấn đề đó là có thật. Đừng thực thi một giải pháp và áp dụng nó vào một vấn đề thực chất không tồn tại.

17. Quan hệ đối tác và tận dụng thương hiệu khác

Mặc dù Ticketbox.vn chỉ là một dịch vụ bán vé, nhưng vẫn là một Startup trẻ đã khẳng định được chính mình trên thị trường về lâu dài với mức đột tăng trưởng đều đặn do duy trì được các quan hệ đối tác bền vững. 

Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của thương hiệu. Đặc biệt nếu bạn là một công ty nhỏ không có tên tuổi. Người Việt Nam đặc biệt khá nhạy cảm với vấn đề thương hiệu, họ thích những thương hiệu nước ngoài hơn là các thương hiệu trong nước.

Nếu bạn có thể đảm bảo quan hệ đối tác, và kết hợp với các thương hiệu khác, bạn sẽ được lợi ích từ hiệu ứng domino. Và trong quá trình này, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn từ các doanh nghiệp lớn và lớn hơn nữa những thứ mà họ đang muốn và có nhu cầu. Điều này đặc biệt quan trọng với mô hình B2B, và nó cũng có ảnh hưởng sâu sắc trong thị trường B2C.

18. Đổi mới Nghiên cứu và Phát triển

Một nhà đầu tư gần đây đã tâm sự với tôi rằng, một trong những vấn đề lớn nhất mà Startup của Việt Nam mắc phải là họ sao chép ý tưởng từ thung lũng Silicon. Khi họ có thể sao chép ý tưởng, thì những Startup khác cũng hoàn toàn có thể sao chép lại ý tưởng đó của họ.

Và như thế, nó đã biến toàn bộ hệ sinh thái của ý tưởng trở thành một cái giá rẻ mạt. Ý tưởng rẻ mạt rất dễ dàng bị đánh cắp và không thể tồn tại nếu nó không được thực hiện một cách hoàn hảo. 

Vấn đề ở đây là các Startup không dành đủ thời gian để nghiên cứu và phát triển. Nếu không phát triển công nghệ và ý tưởng thì sẽ rất khó để một nhà khởi nghiệp có thể sao chép ý tưởng và biến nó thành một giá trị mới sáng tạo cho mình.

19. Con người

bi-quyet-khoi-nghiep-thuong-mai-dien-tu-thanh-cong 5

Thành thật mà nói, những con người sáng tạo đang rất khan hiếm tại Việt Nam. Quá nhiều người đang thiếu thốn kinh nghiệm để có thể phát triển một doanh nghiệp lớn và những người khác lại không được đào tạo bài bản và đủ chuyên nghiệp để mang lại thành công cho một doanh nghiệp lớn. 

Người Việt Nam thường có xu hướng thích leo thang sự nghiệp và nhiều người đang được “gắn mác” Giám đốc, nhưng lại không đủ sức mạnh và quyết tâm thực sự để tạo nên khởi sắc cho doanh nghiệp của mình.

Điều đó cho thấy, việc tìm kiếm và giữ chân những người tốt nhất là một trong những điều khó khăn nhất mà các Startup cần làm được. Nếu không có những con người đầy tiềm lực, bạn không thể xây dựng nên bất cứ điều gì.

20. Đầu tư

Quá trình phát triển một doanh nghiệp không thể thiếu tiền. Mỗi một Startup sẽ cần tiền để phát triển vững mạnh, duy trì tài chính, trả lương cho nhân viên, và đầu tư vào các nguồn tài nguyên. 

Nhưng tiền lại là yếu tố mà các Startup trẻ đang thiếu trầm trọng trong giai đoạn khởi nghiệp hiện nay. Sự thật là, nếu đội ngũ và ý tưởng của bạn thực sự tuyệt vời, tiền sẽ tự tìm đến. Vì vậy, đừng nên băn khoăn về số tiền hiện có và hãy đặt doanh nghiệp lên ưu tiên hàng đầu.

Các Startup tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng tìm kiếm nhà đầu tư và và thuyết phục họ góp vốn cho doanh nghiệp của mình. Nhưng vấn đề thực sự ở đây không phải là tiền, mà cái bạn cần là xây dựng một đội ngũ vĩ đại, xác định được vấn đề thực sự, và phát triển một sản phẩm tuyệt vời.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM