McAfee khuyến cáo “12 chiêu trò lừa đảo vào dịp lễ Giáng Sinh”, đây là những hình thức lừa đảo trực tuyến nguy hiểm nhất mà những người sử dụng máy tính nên thận trọng vào dịp lễ. Ông Jeff Green, phó chủ tịch trung tâm nghiên cứu Labs của McAfee đã phát biểu “Tội phạm mạng sử dụng kế hoạch tấn công vào ngày nghỉ lễ nhằm trộm tiền, thông tin thẻ tín dụng, mật khẩu và thông tin nhận diện của mọi người”. “ Vấn nạn trộm cắp có khuynh hướng theo mùa và tạo ra các trang web có liên quan tới kỳ nghỉ lễ, lừa đảo và gởi những email thuyết phục khác có thể lừa ngay cả những người sử dụng thận trọng nhất”. McAfee liệt kê 12 hình thức lừa đảo có liên quan đến lễ Giáng Sinh & ngày nghỉ.
1. Trang web giả mạo tổ chức từ thiện – Hãy cẩn thận khi bạn đóng góp
Vào mùa lễ, các cửa hàng thường có các ý tưởng kinh doanh mới mẻ, một trong số đó là triết khấu doanh thu để làm từ thiện, tin tặc lợi dụng lòng hảo tâm của cộng đồng bằng cách gửi đi các thư điện tử có vẻ như hợp pháp của những tổ chức từ thiện. Trong thực tế, đó là những trang web giả mạo được thiết kế nhằm ăn cắp tiền, thông tin thẻ tín dụng và thông tin nhận dạng của các nhà tài trợ.
2. Chiêu trò lừa đảo từ các dịch vụ giao hàng nhằm ăn cắp tiền của bạn
3. Chiêu trò lừa đảo từ mạng xã hội –Tội phạm mạng “Muốn kết bạn”
4. Những E-Cards nguy hiểm có liên quan tới ngày nghỉ
5. Các mặt hàng trang sức cao cấp giảm giá trong ngày lễ
6. Nạn trộm cắp thông tin nhận diện trực tuyến đang ngày càng gia tăng

7. Việc tìm kiếm trực tuyến vào mùa lễ là rất mạo hiểm
8. Thất nghiệp – Email lừa đảo có liên quan tới việc làm
9. Outbidding cho tội phạm - Trang web đấu giá Gian Lận
Những chiêu trò lừa đảo thường ẩn dưới dạng các trang web đấu giá vào mùa lễ. Người mua cần đề phòng những thỏa thuận đấu giá xuất hiện giống hệt như là những thỏa thuận đấu giá hợp lệ, vì vậy những lần mua hàng thường không bao giờ có chủ sở hữu mới.
10. Trang web giả mạo đánh cắp mật khẩu
Ăn cắp mật khẩu là vấn nạn đại tràn trong mùa lễ, những kẻ trộm thường sử dụng công cụ với chi phí thấp để khám phá mật khẩu của một người và gửi đi những phần mềm độc hại ghi lại những tổ hợp phím, gọi là keylogging. Một khi tội phạm có quyền truy cập vào một hay nhiều mật khẩu, chúng truy cập vào tài khoản ngân hàng, chi tiết thẻ tín dụng trên phạm vi rộng lớn và rút sạch tài khoản của khách hàng chỉ trong vài phút. Chúng cũng thường gởi thư rác từ tài khoản của người dùng cho các địa chỉ trong danh sách liên lạc của họ.
11. Chiêu trò lừa đảo dùng E-Mail giả mạo ngân hàng
Tội phạm mạng sử dụng các chiêu trò lừa đảo để các khách hàng tiết lộ chi tiết tài khoản ngân hàng của họ bằng cách gửi những thư điện tử có vẻ như hợp pháp từ các tổ chức tài chính. Họ yêu cầu người sử dụng xác nhận thông tin tài khoản, trong đó bao gồm tên người dùng và mật khẩu, với một cảnh báo rằng tài khoản của họ sẽ không hợp lệ nếu không thực hiện theo yêu cầu. Sau đó, họ thường bán thông tin này thông qua một thị trường đen trực tuyến ngầm. Trung tâm nghiên cứu labs của McAfee tin rằng các tội phạm mạng đang tích cực hơn trong việc lừa đảo người tiêu dùng với chiến thuật này trong những ngày lễ từ những người mua hàng mà chúng đang giám sát chặt chẽ.
12. Đòi tiền chuộc dữ liệu cũng là chiêu trò lừa đảo
Các tin tặc giành quyền kiểm soát máy tính của người mọi người thông qua một vài trang web giả mạo có liên quan tới ngày lễ. Sau đó, chúng hành động như một kẻ bắt cóc tống tiền nhằm cướp các tập tin trên máy tính và mã hóa chúng, làm cho họ không thể đọc và truy cập được. Những kẻ lừa đảo giữ tập tin của người sử dụng và yêu cầu họ thanh toán tiền chuộc để đổi lấy các tập tin bị đánh cắp.
McAfee khuyến cáo người dùng 5 cách sau đây để bảo vệ cho máy tính và thông tin cá nhân.
- Không bao giờ truy cập vào các đường link trong các thư điện tử: Hãy liên hệ trực tiếp với công ty hay trang web từ thiện bằng cách gõ vào địa chỉ hay sử dụng thủ thuật tìm kiếm. Không bao giờ truy cập vào một đường link nào trong một thư điện tử.
- Cập nhật hàng ngày cho phần mềm bảo mật: Bảo vệ cho máy tính của bạn từ các phần mềm độc hại, các phần mềm gián điệp, vi rút và các kẻ trộm khác với những bộ phần mềm bảo mật được cập nhật hàng ngày. Phần mềm McAfee Total Protection cung cấp đầy đủ các tính năng bảo vệ khỏi các dòng và các mối đe dọa mới phát sinh. Sản phẩm này đi kèm với công nghệ McAfee SiteAdvisor, một công cụ tìm kiếm an toàn để đảm bảo cho các khách hàng có một trang web được bảo vệ khỏi các phần mềm độc hại một cách tốt nhất. Ứng dụng sử dụng màu đỏ, màu vàng và màu xanh trực quan để đánh giá mức độ nguy hiểm của các trang web khi tìm kiếm trên Google, Yahoo! hay Bing.
- Sử dụng dịch vụ mua bán hay chuyển khoản đảm bảo an toàn: Chỉ kiểm tra các tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch trực tuyến tại nhà hay cơ quan, mạng có dây hoặc không dây khi đã mạng lưới mạng đã được đảm bảo an toàn . Mạng wifi thường phải có mật khẩu bảo vệ vì vậy các tin tặc mới không thể giành quyền truy cập vào và gián tiếp kiểm soát hành động trực tuyến. Ngoài ra, mọi người hãy nhớ rằng chỉ truy cập vào những trang web thường bắt đầu là https://, thay vì là http://, ngoài ra nên tìm kiếm các trang web có chứng nhận an toàn như McAfee SecureTM.
- Sử dụng các mật khẩu khác nhau: Không bao giờ sử dụng những mật khẩu tương tự cho một vài tài khoản trực tuyến. Nên đa dạng hóa các mật khẩu và sử dụng kết hợp những chữ cái phức tạp, số hoặc ký tự đặc biệt.
- Sử dụng thông thường: Nếu bạn nghi ngờ một sản phẩm hay một giao dịch là không hợp pháp thì đừng truy cập vào. Các tội phạm mạng ẩn dưới nhiều dạng thỏa thuận khác nhau giống như trang web hợp pháp, vì vậy hãy cảnh giác khi tìm kiếm và mua sắm.