Thương mại điện tử Việt Nam còn nhiều thế mạnh phát triển

Thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng để phát triển, mặc dù vẫn còn nhiều bất cập và tồn tại cần xử lý nhưng đây thực sự là một miếng bánh bán lẻ hấp dẫn.

1. Gã khổng lồ còn mải ngủ quên

“Gã khổng lồ thương mại điện tử đang ngủ quên” ở khu vực Châu Á là nhận xét của một bài báo được đăng trên Bangkokpost khi nói về Việt Nam. Sở dĩ có lời nhận xét đó là vì với đặc điểm dân số trẻ chiếm phần lớn nhưng việc mua sắm trên “chợ” trực tuyến còn đang bị phí hoài. Việt Nam với 1/3 dân số sử dụng Internet, 60% trong số họ lên mạng để tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua hàng, 60% doanh nghiệp đã triển khai với khách hàng doanh nghiệp, 95% trong số đó nhận đơn hàng trực tuyến… TMĐT Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, sự tin tưởng thấp cùng với hạ tầng thanh toán trong kinh doanh online manh mún khiến cho nền Thương mại điện tử Việt Nam như một gã khổng lồ còn mải ngủ quên.

2. Mới chỉ biến đối về lượng

Dân số trẻ, người dùng internet đông có thể trở thành cơ hội rất tốt cho thương mại điện tử, tuy nhiên, với cách thức khai phá manh mún và riêng rẽ thì mỏ vàng này vẫn mãi chỉ nằm dưới sâu và tiềm ẩn những nguy cơ sạt lở nghiêm trọng mà thôi.

Gần đây, có rất nhiều thống kê về số lượng doanh thu từ internet và thương mại điện tử chứng tỏ rằng thị trường bán lẻ đang thực sự lột xác. Khi quảng cáo trực tuyến phát triển, thu được nhiều thành tựu thì thương mại điện tử được đánh giá sẽ bùng nổ vào năm 2018 với doanh thu ước tính đạt mức 60.000 tỷ đồng, chiếm tới 60% doanh thu từ các nội dung và dịch vụ internet tăng gấp 14 lần so với con số khiêm tốn 4,2 tỷ đồng như hiện nay. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số tổng thể của thị trường, chưa phản ánh chi tiết hơn bao nhiêu trong những con số trên sẽ rơi vào túi của các đại gia nước ngoài. Bên cạnh đó, giữa thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp nội thay vì tìm cách marketing bản thân hoặc liên kết thì lại giẫm lên nhau mà sống. Những hiện tượng như cạnh tranh không lành mạnh, phá giá thị trường, cắt xén đủ thứ, kể cả chất lượng để có lợi nhuận, ăn cắp ý tưởng ngày một nhiều.

Mặc dù được đánh giá là đất nước có tốc độ phát triển internet vào loại bậc nhất trên thế giới nhưng độ trễ và giải pháp công nghệ so với thế giới của Việt Nam lại được tính bằng năm. Điều đó cũng thể hiện việc thương mại điện tử Việt Nam mới chỉ biến đổi về lượng mà chưa thực sự có sự chuyển biến về chất.

thuong mai dien tu 2

3. Chi tiêu trực tuyến vẫn rất ít

Tuy thương mại điện tử và internet đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nhưng giao dịch mua bán vẫn theo truyền thống cũ. Trao đổi tiền mặt trực tiếp, hàng hóa được kiểm tra tận mắt trước khi giao dịch được thành lập và nhìn chung giao dịch nhỏ vẫn chiếm đa số.

Một khảo sát của Bộ Thương mại với 3.400 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực cho thấy 60% trong số đó đã áp dụng hình thức giao dịch bằng thương mại điện tử. Nguồn thu từ thương mại điện tử của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD, tương đương 2,5% GDP, và được dự báo lên con số 6 tỷ USD vào năm 2015.

Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại điện tử vẫn gặp những rào cản, trong đó phải kể đến môi trường kinh doanh kém tin cậy. “Khách hàng tỏ ra không mấy tin tưởng khi mua hàng trên mạng. Họ cảm thấy không được bảo vệ quyền lợi hoặc bảo mật thông tin”, ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó chủ tịch của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết.

Thanh toán trực tuyến ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ do phần lớn người dân chưa tin tưởng về bảo mật của kênh thanh toán trực tuyến, khi giao dịch trực tiếp qua ngân hàng thì người mua không được đảm bảo an toàn nếu hàng hóa không đúng như quảng cáo. Hiện nay nhiều website vẫn áp dụng hình thức thanh toán trực tiếp khi nhận hàng và điều này hạn chế ở khu vực địa lý, thói quen giao dịch qua Internet banking chưa phổ biến và còn nhiều người chưa dùng cách thanh toán này, do chưa biết hoặc chưa đăng ký dịch vụ ở ngân hàng.

4. Tuy nhiên, thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn nhiều thế mạnh để phát triển

Bên cạnh những bất cập thì không thể phủ nhận rằng Thương mại điện tử có nhiều thế mạnh để phát triển.

Mua sắm trực tuyến mang lại cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn. Hầu hết các website mua sắm tại Việt Nam đều quy tụ nhiều cửa hàng trực tuyến đa dạng về thương hiệu, màu sắc, chất lượng, giá cả phục vụ những người nghiện mua sắm qua mạng. Giá cả hàng hóa mua trên mạng cũng thường rẻ hơn. Người bán không phải tính thêm các chi phí nhân viên, bảo dưỡng hoặc mặt bằng văn phòng do các giao dịch được thực hiện qua Internet.

Mua sắm trực tuyến rất dễ tiếp cận người tiêu dùng, vì vậy loại hình mua sắm này tạo ra nhiều cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mức độ cạnh tranh giữa những người bán trực tuyến cũng khá gay gắt, nhưng lại giúp người mua có thể sở hữu món hàng với giá cả và chất lượng ưng ý nhất.

Về phía người bán, khách hàng, khách tham quan cửa hàng trực tuyến không bị giới hạn ở đối tượng, độ tuổi, giới tính, thu nhập nào cụ thể.

Hầu như ai cũng có thể vào Internet, cho nên chuyện mua sắm qua mạng đa dạng hơn kiểu mua sắm truyền thống. Nó đã vượt ra khỏi Việt Nam và doanh nghiệp có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn không chỉ trong nước mà vươn ra cả thế giới.

Tweet
5/5 (0 vote)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM