E commerce và S commerce trong dịch chuyển kinh doanh mùa dịch

Không phải là khái niệm quá quen thuộc, tuy nhiên E-commerce và S-commerce lại được biết đến như những loại hình kinh doanh online không hề xa lạ là kinh doanh TMĐT và mạng xã hội. Vậy đâu là đặc điểm của loại hình kinh doanh này và làm thế nào để bắt đầu dịch chuyển bán hàng từ cửa hàng truyền thống lên các kênh online một cách hiệu quả trong thời dịch? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. S Commerce và E Commerce là gì?

1.1 E Commerce là gì?

scommerce

E Commerce (Electronic Commerce) còn được biết đến là hoạt động thương mại điện tử: Là các hoạt động mua bán các sản phẩm, dịch vụ thông qua giao dịch trực tuyến trên Internet và mạng điện tử. Thương mại điện tử thường được phân loại thành các nhóm:

  • Business To Business (B2B): Đây là loại hình E Commerce mô tả hoạt động giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau như nhà sản xuất với người bán buôn hay người bán buôn với bán lẻ.
  • Business To Consumer (B2C): Đây là loại hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
  • Consumer To Consumer (C2C): C2C là loại hình E Commerce thường thấy giữa các cá nhân không phải doanh nghiệp trên các trang Web trung gian như đấu giá hay trang bán hàng. 
  • Consumer To Business (C2B): Đây là mô hình kinh doanh mà trong đó người tiêu dùng có thể tạo ra giá trị và bán lại các giá trị đó cho doanh nghiệp.
  • Business to Employee (B2E): Hình thức này được hiểu như một phương án sử dụng mạng lưới nội bộ để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các nhân viên của mình. 
  • Business To Government (B2G): Đây là sự tương tác trực tuyến phi thương mại giữa các cơ quan, ban ngành cũng như tổ chức thuộc Chính phủ với các cơ quan, ban ngành cũng như tổ chức khác thuộc Chính phủ. 
  • Government To Business (G2B): Là sự tương tác trực tuyến, phi thương mại giữa các cơ quan Chính phủ với doanh nghiệp để đảm bảo mục đích cung cấp thông tin và tư vấn doanh nghiệp. 
  • Government To Citizen (G2C): Đây là hoạt động truyền thông giữa chính phủ với khu vực tư nhân hay công dân của mình.

1.2 S Commerce là gì?

S Commerce (Social Commerce) thực chất là sự kết hợp giữa E Commerce và Social Media, là hoạt động sử dụng các trang web mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,... để quảng bá cũng như bán sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp.

s commerce

Không phải là hoạt động Marketing trên mạng xã hội bằng cách trả tiền để quảng cáo sản phẩm và đưa khách hàng đến cửa hàng, Website của mình mà S Commerce là hoạt động mua bán được diễn ra ngay trên mạng xã hội thông qua các bài viết, livestream và chọn mua, thanh toán ngay tại hoạt động chat với người bán.

Với hơn 60 triệu người dân sử dụng mạng xã hội, S Commerce là cơ hội mà bất cứ chủ kinh doanh nào cũng cần nắm bắt để mở rộng thị trường, thu hút thêm khách hàng và tăng nhanh doanh số một cách hiệu quả. 

Xem thêm: 10 trang mạng xã hội làm kinh doanh online phải biết!

1.3 Vai trò của S Commerce và E Commerce đối với hoạt động kinh doanh

E Commerce và S Commerce cho phép chủ kinh doanh tiếp cận ngay cả những khách hàng ở nhiều vùng miền khác nhau mà không tốn quá nhiều chi phí cũng như khả năng bán hàng 24/24, đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu của khách hàng. 

Đặc biệt, E Commerce cho phép bạn tối ưu chi phí mặt bằng cũng như nhân công một cách hiệu quả. Cùng với đó là khả năng quản lý tồn kho và tăng nhanh doanh số với hệ thống vận chuyển tối ưu.

Đặc biệt, hình thức kinh doanh này cũng giúp khách hàng và người kinh doanh đảm bảo khả năng tương tác, trải nghiệm sản phẩm và xử lý nhanh các vấn đề như giá cả, ship hàng và đặc biệt là chăm sóc khách hàng sau bán và Remarketing hiệu quả hơn. 

Kịp thời nắm bắt xu hướng tiêu dùng và hành vi của người dùng ở từng thời điểm, tăng cơ hội bán hàng và đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường. Định hướng rõ nét chân dung khách hàng, thị trường tiềm năng và phân tích hành vi thông qua các công cụ theo dõi hành vi khách hàng. Từ đó điều chỉnh và nâng cao khả năng bán hàng một cách hiệu quả. 

Đảm bảo khả năng tương tác và hỗ trợ hai chiều một cách kịp thời, nâng cao độ hài lòng ngay lập tức. Dễ dàng nhận feedback của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ để kịp thời đánh giá, điều chỉnh và tận dụng để truyền thông, thu hút nhiều hơn các khách hàng mới. 

Đặc biệt là trong thời điểm dịch, S Commerce là công cụ hàng đầu giúp chủ kinh doanh dần dịch chuyển lên các kênh bán hàng online, đảm bảo khả năng duy trì việc kinh doanh của cửa hàng đồng thời tăng nhanh doanh thu một cách hiệu quả. 

Thực tế cho thấy, kinh doanh theo E Commerce và S Commerce có thể giúp nâng cao khả năng bán hàng hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ cạnh tranh là vô cùng lớn. Đó là lý do mà việc hiểu rõ những yếu tố quan trọng để tối ưu hoạt động kinh doanh là điều vô cùng quan trọng giúp chủ kinh doanh đảm bảo khả năng vận hành và bán hàng hiệu quả hơn. 

2. Làm thế nào để tối ưu hoạt động kinh doanh trên S Commerce và E Commerce

2.1 Đảm bảo chất lượng sản phẩm và chính sách giá

Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu giúp khách hàng quyết định quay trở lại với cửa hàng của bạn vào lần sau cũng như tăng khả năng giới thiệu sản phẩm của bạn tới những người thân quen của họ.

Đặc biệt là khi bạn có một chính sách giá tương đối ổn so với chất lượng sản phẩm, khách hàng sẽ tăng độ hài lòng nếu họ nhận được một sản phẩm tương xứng với số tiền mà họ đã bỏ ra.

2.2 Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Kinh doanh trên E Commerce và S Commerce nghĩa là bạn có khả năng tương tác với khách hàng tốt hơn nhiều so với các kênh bán hàng khác. Điều này sẽ giúp bạn có thể nâng cao trải nghiệm cho khách hàng cũng như kịp thời xử lý những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh như thanh toán hay vận chuyển. 

Đặc biệt, đối với các kênh kinh doanh online, vận chuyển là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định trở lại lần sau của khách hàng cũng như đảm bảo quy trình bán hàng diễn ra suôn sẻ nhất.

Đó là lý do mà nhiều chủ kinh doanh thường tận dụng việc đẩy đơn cũng như quản lý giao hàng bằng các phần mềm bán hàng để tối ưu hiệu quả trong đối soát COD cũng như vấn đề phát sinh trong hoàn, trả hàng. 

2.3 Tối ưu hình ảnh và nội dung 

Một trong những yếu tố mà bạn cần quan tâm khi kinh doanh S Commerce đó là hình ảnh, đây là yếu tố vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến quyết định ghé thăm và chọn mua sản phẩm của bạn. 

Bởi nói một cách dễ hiểu, ngay cả khi sản phẩm của bạn thực sự tốt nhưng hình ảnh của bạn không thực sự thu hút, trực quan thì không thể có cơ sở để khách hàng ghé thăm cửa hàng của bạn. Hình ảnh đẹp, thu hút là yếu tố giúp bạn có thể đánh bại đối thủ của mình và thu hút nhiều hơn các khách hàng tiềm năng.

Xem thêm: Cách viết content marketing bán hàng “chất như nước cất”

2.4 Kết hợp các giải pháp tăng trưởng

Đối với các kênh kinh doanh như mạng xã hội Facebook, Zalo,...việc check từng comment, tin nhắn thường gây ra khá nhiều khó khăn như bỏ sót hay tốn thời gian, đặc biệt là trong giai đoạn lượng khách hàng mỗi ngày của bạn đã tăng lên đáng kể. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng mà còn khiến bạn mất đi nhiều khách hàng tiềm năng do việc chờ đợi. 

Đây là thời điểm mà việc tìm đến một công cụ giúp tối ưu hoạt động mua hàng trên các trang này là điều cần thiết. Không chỉ giúp bạn có thể đưa nhiều hơn các sản phẩm phù hợp tới người khách hàng mà còn giúp bạn quản lý và chốt đơn một cách hiệu quả nhất. 

Đây là điều mà Sapo OmnichannelKênh đặt hàng online hoàn toàn có thể làm được. Không đơn thuần là một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh, giúp quản lý tổng quát từ cửa hàng, mạng xã hội, các sàn TMĐT hay Website mà những tính năng đặc biệt như tạo trang đặt hàng online còn là giải pháp hàng đầu giúp chủ shop tối ưu hoạt động bán hàng trên nhiều kênh mạng xã hội khác.

Chắc hẳn, không ít trường hợp chủ kinh doanh cửa hàng dù lớn hay nhỏ đều nhận được những yêu cầu tư vấn và đưa ra các mẫu hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sẽ là khó khăn nếu bạn phải ngồi liệt kê và gửi hàng loạt hình ảnh cho từng khách hàng phải không? Đây là thời điểm mà một trang đặt hàng sẽ giúp bạn “giải nguy” vô cùng hiệu quả.

s commerce

Kênh đặt hàng online sẽ cho phép bạn có thể tạo nhanh một kênh đặt hàng online với giao diện trực quan, giúp bạn có thể đưa toàn bộ sản phẩm của mình lên menu và giúp khách mua hàng đặt mua dễ dàng hơn. 

Không cần phải lội từng bình luận, từng tin nhắn hay trao đổi qua lại quá nhiều lần, kênh đặt hàng sẽ giúp khách hàng có thể nhanh chóng lựa chọn những món hàng mà mình muốn và đặt mua ngay với những thông tin cần thiết về đơn hàng, địa chỉ, hình thức thanh toán. 

Do tích hợp trên phần mềm nên chủ kinh doanh có thể nhận và quản lý mọi đơn hàng ngay khi khách có thao tác đặt mua. Đặc biệt là khả năng đẩy đơn vận chuyển đến bất kỳ đâu ngay trên phần mềm, theo dõi vận đơn cũng như đối soát một cách chính xác nhất. 

Các kênh sàn TMĐT cũng là kênh bán mà chủ cửa hàng có thể cân nhắc nếu quy mô cửa hàng tầm trung, lớn với lượng đơn hàng ổn để tăng doanh thu hiệu quả hơn. Tùy vào mặt hàng kinh doanh mà bạn có thể cân nhắc để kinh doanh trên kênh Shopee, Tiki hay Lazada, Sendo để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Trải nghiệm ngay 7 ngày dùng thử hoàn toàn miễn phí Kênh đặt hàng online và phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel

Dùng thử miễn phí ngay

Sapo.vn hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ về E Commerce và S Commerce cũng như vai trò của chúng đối với hoạt động kinh doanh và vận hành. 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM