Những chiến lược bán hàng ngành bán lẻ thành công trong thời dịch

Đại dịch đã trải qua được 2 năm và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thế giới là vô cùng lớn. Không nằm ngoài “cuộc chiến thế kỷ” này, Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch, ngay cả với ngành bán lẻ.

Trong bối cảnh sống chung với đại dịch, nhiều chiến lược bán hàng hiệu quả đã được đưa ra để giúp chủ kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo nguồn thu cho cửa hàng. Những chiến lược đó là gì? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây. 

1. Đại dịch Covid ảnh hưởng như thế nào đến ngành bán lẻ

Trước bối cảnh nhiều tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16, nhiều vấn đề bất cập đã gây khó khăn cho chủ kinh doanh cũng như người tiêu dùng do sự thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa dẫn tới tình trạng nhiều hàng hóa không được xem là hàng hóa thiết yếu. Điều này gây nên nhiều khó khăn cho đơn vị sản xuất cũng như chủ kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là tạp hóa, siêu thị.

Nhu cầu lớn nhưng nguồn cung không thể đáp ứng là một trong những yếu tố bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành bán lẻ cũng như cuộc sống của người dân.

Đợt dịch thứ 4 có quy mô và ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động kinh doanh ở mọi ngành nghề. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh doanh, thị trường bán lẻ vẫn có cơ hội phát triển bởi tính thiết yếu và không thể thay thế ở bất kỳ thời điểm nào. 

chiến lược bán hàng

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.463,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2020. Và xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đạt 1.985,4 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 80,6% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Điều này cũng được lý giải dựa trên việc hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi khi hoạt động du lịch, vui chơi bị hạn chế, các nhóm khách hàng sẽ chuyển hướng đến các hoạt động mua sắm, ăn uống an toàn. Điều này sẽ giúp hoạt động bán lẻ có cơ hội tăng mạnh không chỉ trong thời điểm dịch mà trong cả tương lai dài hơn. 

Một trong những lý do khiến ngành bán lẻ được đánh giá cao về tiềm năng là khả năng chuyển mình và đưa ra được nhiều chiến lược bán hàng như mở rộng thị trường, kênh bán hàng để tăng thêm khách hàng mới cũng như doanh thu cửa hàng. 

2. Những chiến lược bán hàng ngành bán lẻ mới thời Covid

2.1 Bán lẻ dựa trên trải nghiệm mua hàng

Tính đến tháng 8 năm 2021, Việt Nam đã trải qua 4 đợt ảnh hưởng của Covid. Việc thực hiện giãn cách hay hạn chế ra ngoài đã ảnh hưởng rất lớn đến thói quen và hành vi tiêu dùng của mọi người.

chiến lược bán hàng

Điều này có thể thấy rõ qua sự gia tăng rõ rệt trong việc mua hàng trực tuyến ngày cả với hàng hóa thiết yếu. Việc thay đổi thói quen này cũng giúp khách hàng có thể mua sắm dễ dàng hơn qua nhiều ứng dụng, nền tảng hay mạng xã hội,...

Nhu cầu là vô cùng lớn và ngày càng tăng ngay cả khi tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng bởi thói quen của người tiêu dùng đã có sự thay đổi nhất định, hoặc ít cũng là việc mở rộng kênh mua sắm của mình. Đây được xem là một trong những yếu tố biến nguy thành cơ cho những người kinh doanh bán lẻ trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai. 

2.2 Tăng khả năng hiển thị cho hàng hóa của mình

Cũng dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng, việc tăng khả năng hiển thị hàng hóa có nghĩa là làm thế nào để khách hàng có thể xem được những sản phẩm mà bạn có trong cửa hàng của mình trước khi họ đến trực tiếp cửa hàng. 

Chính vì vậy, đây được xem là một trong những chiến lược bán lẻ đòi hỏi khả năng bán hàng đa kênh. Khi bạn có khả năng mở rộng kênh bán, đồng nghĩa với việc tệp khách hàng của bạn được mở rộng hơn, nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi có thể biết đến cửa hàng hay thương hiệu của bạn.

Mặc dù sẽ không phải là điều dễ dàng để bắt đầu và cùng lúc quản lý nhiều kênh nhưng đây sẽ là cơ hội giúp chủ kinh doanh có thêm khách hàng và tăng nhanh doanh số hiệu quả ngay cả trong thời điểm dịch bệnh khó khăn. 

Điều này được thể hiện rõ nhất bằng việc bắt đầu kinh doanh trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada,...hay bắt đầu từ chính Facebook cá nhân của mình và đặc biệt là một Website chuyên nghiệp. Việc mở rộng kênh bán và tăng độ phủ cho sản phẩm của mình là yếu tố vô cùng quan trọng để bạn có thể bán hàng dễ dàng hơn. 

2.3 Chú trọng đến hoạt động giao hàng

Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp đồng nghĩa với việc di chuyển cũng bị hạn chế để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Hoạt động kinh doanh cũng không phải ngoại lệ và bạn buộc phải tìm hướng đi cho mình trên các kênh online. Đây là thời điểm mà việc quản lý đơn hàng online và quản lý vận chuyển là yếu tố đặc biệt quan trọng trong chiến lược bán hàng hiệu quả mà bạn phải lưu ý.

chiến lược bán lẻ

Nếu bạn kinh doanh sản phẩm trên các kênh sàn TMĐT, quy trình tạo đơn và đẩy đơn vận chuyển sẽ không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với những chủ kinh doanh kinh doanh trên mạng xã hội, Website việc tối ưu vận chuyển và quản lý đơn hàng online không phải là điều đơn giản.

Hãy bắt đầu bằng việc đa dạng hóa đơn vị vận chuyển, đừng phụ thuộc quá nhiều vào chỉ một đơn vị. Kết hợp với việc quản lý chi tiết từng đơn hàng online để đảm bảo việc giao nhận và kinh doanh không gặp bất kỳ vấn đề gì.

Và cuối cùng là đừng quên đối soát với đơn vị vận chuyển để đảm bảo quyền lợi của cửa hàng. Nếu đơn hàng của bạn ngày càng nhiều hay quản lý cùng lúc nhiều kênh bán mà bạn luôn phải chật vật quản lý thì việc ứng dụng các giải pháp hỗ trợ như phần mềm quản lý bán hàng đa kênh chắc chắn là điều bạn nên cân nhắc. 

2.4 Quản lý và đồng bộ đa kênh

Bán hàng đa kênh đồng nghĩa với việc bạn phải quản lý cùng lúc nhiều kênh bán hàng với cách kinh doanh, quản lý sản phẩm, tài chính khác nhau. Điều này buộc chủ kinh doanh phải sắp xếp và đưa ra cách quản lý phù hợp để đảm bảo có thể kiểm soát, theo dõi và đánh giá chiến lược bán hàng của từng kênh bán. 

chiến lược bán hàng

Đây là thời điểm mà hầu hết các chủ kinh doanh đều phải tự tìm ra cho mình hướng đi đúng để đảm bảo không gặp các vấn đề như thiếu, lệch tồn kho trên từng kênh. Cùng với đó là quản lý chính xác không nhầm lẫn đối với từng đơn hàng online.

Đó là lý do mà việc quản lý đồng bộ và tập trung tại một nơi duy nhất là yếu tố bắt buộc mà mọi chủ kinh doanh phải cân nhắc để hạn chế tối đa rủi ro cũng như đảm bảo hiệu quả kinh doanh đa kênh một cách tốt nhất. 

Xem thêm: Bí quyết quản lý hiệu quả chuỗi cửa hàng bán lẻ

3. Làm thế nào để tăng doanh số hiệu quả từ các chiến lược bán hàng ngành bán lẻ?

3.1 Nắm bắt được hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng

Bán lẻ là ngành có số lượng và mẫu mã sản phẩm vô cùng đa dạng. Chính vì vậy, dựa vào báo cáo từng kỳ, từng thời điểm chủ kinh doanh có thể nắm rõ được đâu là những sản phẩm bán chạy, đâu là những sản phẩm khó bán và tồn kho lớn.

Điều này không chỉ giúp chủ kinh doanh có thể đưa ra được các kế hoạch kinh doanh phù hợp mà còn xác định được xu hướng tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng ở từng thời điểm để đẩy mạnh hơn. 

3.2 Tăng tương tác và đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng

Đối với nhiều cửa hàng kinh doanh trong ngành bán lẻ như mỹ phẩm, thời trang, doanh thu từ các khách hàng cũ chiếm tỷ trọng vô cùng lớn. Đó là lý do mà việc duy trì chăm sóc khách hàng, tương tác thường xuyên và nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nâng cao tỷ lệ khách hàng thân thiết và tăng doanh thu hiệu quả nhất. 

kinh doanh bán lẻ

Cùng với đó, ở những mặt hàng khác, chủ kinh doanh có thể tăng tính tương tác với khách hàng khi bán tại cửa hàng hay khi tư vấn online để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và nhận phản hồi chính xác nhất về sản phẩm mà mình bán ra.

Ngoài ra, chủ kinh doanh có thể cung cấp thêm cho khách hàng những tính năng hữu ích liên quan đến sản phẩm mà họ quan tâm, nhu cầu của họ hay những chương trình ưu đãi. Bạn có thể kết hợp với các phần mềm CRM để tối ưu chi phí cũng như đảm bảo được việc thực hiện các chiến dịch Marketing một cách hiệu quả nhất. 

3.3 Xây dựng các chương trình ưu đãi một cách phù hợp

Việc xây dựng các chiến lược bán hàng hiệu quả như chương trình ưu đãi là yếu tố vô cùng quan trọng để bạn có thể tăng nhanh doanh số bán hàng cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho cửa hàng của mình.

Bạn có thể tùy theo kế hoạch kinh doanh để triển khai các chương trình ưu đãi một cách phù hợp. Hạn chế tối đa việc lạm dụng quá nhiều mà nên triển khai những chiến dịch thực sự có giá trị và thu hút từng tệp khách hàng cụ thể để đảm bảo khả năng chuyển đổi.

Đặc biệt, hãy luôn cân nhắc đến chi phí và lợi nhuận thu về để đảm bảo bạn sẽ không bị lỗ sau các chiến dịch. Điều này có thể đánh giá chi tiết qua các báo cáo bán hàng, báo cáo Marketing theo từng chiến dịch cụ thể. 

3.4 Đầu tư vào hình ảnh

Đối với việc kinh doanh đa kênh trên mạng xã hội, sàn TMĐT hay Website thì hình ảnh và giao diện là đặc biệt quan trọng. Đây là yếu tố hàng đầu giúp khách hàng chú ý đến sản phẩm và gian hàng của bạn và họ sẽ dành ra nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về sản phẩm của bạn. Cùng với đó, đừng quên cung cấp những thông tin chi tiết về sản phẩm để khách hàng có thể đánh giá sự phù hợp và đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn. 

Trên đây là những chiến lược bán hàng ngành bán lẻ giúp bạn tối ưu vận hành và tăng nhanh doanh thu ngay cả trong mùa dịch. Hy vọng những chia sẻ trên của Sapo có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách vận hành, quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng của mình.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM