Mô hình cafe container đang là một lựa chọn khởi nghiệp cực kỳ hấp dẫn cho người trẻ bởi chi phí tối ưu, phong cách độc lạ và thi công nhanh chóng. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ hành trình mở quán cafe container đầu tiên của mình – từ ý tưởng, thiết kế đến chi phí và kinh nghiệm thực chiến – để bạn thấy rằng, biến ước mơ thành hiện thực không khó như bạn nghĩ
Kinh doanh quán cafe container hiện đang trở thành xu hướng
Người ta nói "Thanh xuân như mây trời, rồi cũng sẽ trôi nhanh", thế nên tôi luôn tâm niệm là mình phải sống trọn vẹn những khoảnh khắc đẹp nhất của thời thanh xuân. Tôi ghét sự ràng buộc bản thân thế nên tôi luôn cho bản thân mình những trải nghiệm mới mẻ.
Tôi thích đi du lịch, thích những nơi có đầy nắng và gió để hòa mình với thiên nhiên, tôi thích lân la vào những quán cafe không sang trong rồi ngồi đọc dăm ba quyển sách để giết thời gian vào cuối tuần.
Có lẽ khoảnh khắc đánh dấu quyết định lớn nhất của đời tôi đã được bắt đầu tại Đà Lạt. Khi mà có lúc tôi áp lực với công việc, tôi "mỏi chân" với gánh nặng cơm áo gạo tiền, lúc ấy tôi ước mình có thể đến một nơi thật xa chỉ có mỗi mình tôi, để rồi mỗi ngày sống "một mình một cõi" với thiên nhiên, có người nói tôi quái dị, nhưng tôi lại thích điều đó.
Thế rồi một ngày tôi đã ghé thăm Đà Lạt, tôi cứ lê bước một mình trong vô định trên những con đường giăng sương, chẳng biết là vô tình hay cố ý, đôi chân tôi lại bước đến đòi chè Cầu Đất - địa điểm du lịch hút khách của Đà Lạt.
Giữa đồi chè rộng lớn là một quán cafe container sừng sững nhưng không hề "cô đơn", mỗi ngày có hàng trăm lượt khách, chủ yếu là những bạn trẻ chạy trốn những mệt mỏi ồn ào của đô thị phồn hoa đến đây để tận hưởng sự yên bình. Ngồi trong quán cà phê container nhâm nhi tách cafe, tôi thấy tâm hồn an nhiên đến lạ thường.
Tôi chợt nảy ra ý định kinh doanh cafe container, "tại sao mình không đem mô hình cà phê container này về với Sài Gòn, chẳng phải có rất nhiều người cũng đang tìm chỗ để tâm hồn được yên bình như mình nhưng có mấy ai có thời gian để đến Đà Lạt" - tôi thầm nghĩ. Thế là tôi quyết định mình sẽ kinh doanh quán cafe container.
1. Tại sao tôi lại mở quán cafe container?
Đơn giản là vì nó độc, lạ và gần gũi. Hầu hết mọi người đều biết đến quán cafe sân vườn, cafe cóc hay cafe bóng đá,.. Nhưng khái niệm về quán cafe container còn khá mới mẻ.
Quán cafe container khác với mô hình quán cafe truyền thống ở chỗ là tận dụng lại những chiếc container sau đó tôi có thể thiết kế chúng theo phong cách mà mình thích, tự do thể hiện những phong cách sống của mình vào từng chiếc container.
Thay vì phải thuê đất xây quán hoặc là mướn nhà nguyên căn thì tôi thấy chi phí xây dựng cafe container tiết kiệm hơn rất nhiều. Chi phí xây dựng ngày càng tăng cao theo từng năm, tôi không muốn ôm một đống nợ trong những ngày đầu kinh doanh.
Mở quán cafe container là ước mơ ấp ủ của tôi
Hơn thế, thời gian thi công một quán cà phê container rất nhanh. Nếu muốn thay đổi địa điểm thì cũng dễ dàng di chuyển nữa. Tôi còn nghĩ đến một việc là mỗi một container tôi sẽ trang trí theo một phong cách khác nhau để khách đến quán không phải nhàm chán, sau đó tìm những phụ tùng như lốp xe, tay lái,...để trang trí cho quán thêm phần độc đáo.
Đương nhiên là sẽ còn nhiều lý do khác để tôi khởi nghiệp với việc kinh doanh mô hình cà phê container này. Nhưng chung quy lại là tôi thích sự bình yên đến lạ thường, bình dị nhưng không bình dân của những chiếc container. Tôi có thể thỏa thích đắm mình trong những phong cách thiết cho quán mà tôi thích, và đặc biệt là nó sẽ mang một nét riêng chỉ có ở quán tôi.
2. Xác định phong cách thiết kế quán cafe container
Không cần phải băn khoăn vì không biết chọn concept thiết kế nào cho quán cà phê container của mình, nhưng rất may là mô hình cà phê container này không kén chọn phong cách thiết kế như tôi nghĩ. Tôi khá là ngạc nhiên vì khả năng thể hiện phong cách bên ngoài của những chiếc container này còn tốt hơn cả những ngôi nhà cố định.
Tại sao lại nói như vậy? Với những đường gân có sẵn độc đáo, hay khả năng để chiêm ngưỡng công trình thi công của bạn từ mọi hướng một cách dễ dàng thì tất nhiên là không ngoa khi nói như vậy.
Để thực hiện được giấc mơ khởi nghiệp của mình, ngoài Đà Lạt ra tôi đã đi đến để nhiều nơi để học hỏi được nhiều mô hình và cách kinh doanh của họ, bởi "đi một ngày đàng học một sàn khôn" mà. Theo quan sát và ghi nhận của tôi sau những chuyến đi, thì có những phong cách thiết kế quán cafe container như sau:
Cafe container theo phong cách Retro – cổ điển
Phong cách cổ điển được ưa chuộng hiện nay, bởi cuộc sống càng hiện đại thì con người ta lại muốn tìm kiếm những thứ xưa cũ. Nên tôi thấy thiết kế quán cafe container theo lối cổ điển là một ý tưởng rất hay.
Mình có thể tái chế lại những món đồ cũ để chế tạo thành đồ trang trí như: cây đàn, chiếc máy khâu cũ, đài radio,… Bàn ghế bạn sử dụng họa tiết retro để tạo phong cách thống nhất cho cả quán.
Phong cách hiện đại – tối giản (Minimalist)
Đây là lựa chọn phổ biến cho các quán cafe container nhỏ, hướng đến sự gọn gàng, tinh tế và tập trung vào trải nghiệm. Màu sắc chủ đạo thường là trắng – đen – xám hoặc pastel nhạt. Nội thất được tối giản về số lượng, ưu tiên tính tiện dụng và thoáng đãng. Cửa kính lớn, ánh sáng tự nhiên và cây xanh nhỏ giúp không gian bớt bí bách.
Cafe container Phong cách công nghiệp (Industrial)
Phong cách này giữ lại những nét thô mộc của container như vách kim loại, đinh tán, sơn phủ kiểu “lột xác”. Nội thất thường dùng thép đen, gỗ tái chế, trần lộ kết cấu, ánh sáng vàng đậm. Đây là lựa chọn phù hợp cho các quán theo concept năng động, cá tính và “bụi”.

Phong cách sân vườn – tropical
Phong cách sân vườn kết hợp cùng container tạo nên không gian mở, xanh mát, gần gũi với thiên nhiên. Thiết kế này thường tận dụng khoảng sân hoặc mái container để trồng cây dây leo, bố trí chậu lớn, gỗ pallet và đèn lồng. Không gian phù hợp cho khách chill, gia đình hoặc các buổi acoustic nhẹ nhàng.
Phong cách Bohemian (Boho)
Boho là lựa chọn dành cho những quán mang phong cách nghệ thuật tự do, bay bổng. Container sẽ được sơn màu nổi, sử dụng các hoạ tiết thổ cẩm, đồ thủ công, mành tre, thảm dệt, bàn gỗ thấp và đèn trang trí phá cách. Đây là phong cách “Instagrammable”, cực hút khách thích chụp ảnh sống ảo.
Thiết kế quán cafe container xếp tầng: Một quán cafe container nhiều tầng trông sẽ độc đáo và nổi bật hơn, giúp có thêm không gian để trang trí theo những phong cách khác nhau, làm cho quán cà phê container của mình thêm đa dạng và hấp dẫn.


3. Gợi ý thiết kế và bố trí quán cafe container theo mặt bằng phổ biến
Việc bố trí không gian quán cafe container phụ thuộc nhiều vào diện tích mặt bằng, ngân sách đầu tư và định hướng kinh doanh. Dưới đây là một số mô hình bố trí phổ biến, giúp bạn dễ dàng hình dung và lựa chọn phương án phù hợp cho quán cafe của mình.
3.1. Mặt bằng nhỏ: 1 container 20 feet – mô hình cafe mini hoặc take-away
Phù hợp với: những quán có diện tích nhỏ, chi phí hạn chế, mô hình thử nghiệm hoặc cafe take-away.
Gợi ý bố trí:
- Phía trước container là khu vực order và thanh toán.
- Bên trong bố trí khu vực pha chế và kho chứa nhỏ.
- Một bên hông container được mở rộng làm cửa lớn, có thể đặt thêm 2–3 bàn ngoài trời kèm mái che.
Lưu ý: Nên tận dụng cửa kính hoặc kính cường lực để tạo độ thoáng và tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhỏ.
Thiết kế quán cafe container không chỉ là một tầng
Thiết kế quán cafe container take away
3.2. Hai container ghép song song – mô hình cafe sân vườn hiện đại
Phù hợp với: mặt bằng từ 80 đến 120m², có sẵn khoảng sân trống để bố trí bàn ghế ngoài trời.
Gợi ý bố trí:
- Một container dùng làm khu vực pha chế và quầy bar.
- Container còn lại được thiết kế làm không gian máy lạnh để phục vụ khách vào những ngày nắng nóng.
- Khu vực sân giữa hai container được tận dụng để đặt bàn ghế, bố trí cây xanh và tiểu cảnh tạo điểm nhấn.
Lưu ý: Việc kết hợp ánh sáng vàng, nội thất gỗ và cây cảnh sẽ tạo cảm giác thư giãn và gần gũi hơn cho khách hàng.
Thiết kế quán cafe container sân vườn
3.3. Hai container xếp tầng – mô hình cafe tầng thượng ngắm cảnh
Phù hợp với: quán có mặt bằng chiều ngang hạn chế nhưng muốn tận dụng chiều cao để tăng diện tích sử dụng.
Gợi ý bố trí:
- Tầng 1 làm khu vực order, pha chế và chỗ ngồi máy lạnh.
- Tầng 2 thiết kế sân thượng ngoài trời, bố trí ô dù, cây xanh, bàn ghế chill phù hợp để ngắm cảnh.
- Cầu thang sắt ngoài trời được lắp đặt để dẫn lên tầng trên.
Lưu ý: Cần thi công chắc chắn để đảm bảo an toàn, đồng thời bố trí mái che linh hoạt cho sân thượng để sử dụng được cả ngày nắng lẫn ngày mưa.
Thiết kế quán cafe container xếp tầng
3.4. Tổ hợp 3–4 container – mô hình quán cafe đa chức năng
Phù hợp với: mặt bằng lớn từ 150m² trở lên, hướng đến mô hình kết hợp cà phê, acoustic, không gian làm việc hoặc tổ chức workshop nhỏ.
Gợi ý bố trí:
- Container chính dùng làm khu vực pha chế trung tâm và thu ngân.
- Các container phụ thiết kế theo nhiều concept khác nhau như: không gian yên tĩnh, phòng làm việc nhóm, phòng máy lạnh, không gian sân vườn.
- Khoảng sân trung tâm được tận dụng để bố trí tiểu cảnh, khu check-in, hoặc sân khấu mini.
Lưu ý: Nên chọn nội thất nhẹ, dễ di chuyển để linh hoạt sắp xếp không gian theo mùa hoặc sự kiện.
Một số mẹo thiết kế giúp tối ưu không gian container:
- Ưu tiên mở rộng hệ thống cửa sổ, sử dụng cửa kính để lấy sáng và tạo cảm giác thông thoáng.
- Thi công cách nhiệt, cách âm ngay từ đầu để giảm thiểu tiếng ồn và tình trạng nóng bức trong container.
- Chừa sẵn không gian cho máy lạnh hoặc hệ thống làm mát, tránh dùng quạt cây làm mất thẩm mỹ và gây vướng víu.
- Nội thất nên đồng bộ về màu sắc, chất liệu và kiểu dáng theo phong cách chung của quán.
- Nên có ít nhất một khu vực ngoài trời với mái che để khách có thêm lựa chọn khi ngồi lại.
Nếu bạn muốn mở rộng mô hình cafe container, việc lên phương án thiết kế khoa học và linh hoạt sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng ngay từ lần đầu trải nghiệm
4. Chi phí mở quán cà phê container là bao nhiêu?
Sau khi xác định được phong cách mà mình theo đuổi, tiếp đến đó là vấn đề chi phí. Tôi đã dò khỏi khắp nơi, thì cũng đã có chút ít hiểu biết về vấn đề chi phí khi mở quán cafe container:
3.1. Mua container cũ
Sau khi xác định được phong cách thiết kế phù hợp, vấn đề khiến tôi trăn trở tiếp theo chính là chi phí mua container – phần quan trọng nhất trong việc mở quán cafe kiểu này. Sau một thời gian “lặn lội” dò giá và hỏi han từ các chủ quán đã từng làm, tôi rút ra được bảng giá tương đối rõ ràng theo từng loại container và chất lượng còn lại như sau:
Loại container | Chất lượng còn lại | Khoảng giá (VNĐ) | Ghi chú |
20 feet | 80 – 90% | 27 – 32 triệu | Gần như mới, ít móp méo, sơn tốt |
20 feet | 60 – 70% | 22 – 25 triệu | Có dấu hiệu sử dụng rõ, cần cải tạo thêm |
40 feet | 80 – 90% | 44 – 47 triệu | Không gian rộng, phù hợp làm tầng 1 + sân vườn |
40 feet | 60 – 70% | 37 – 42 triệu | Giá tốt nếu muốn mở diện tích lớn nhưng tiết kiệm |
Lưu ý: Giá có thể thay đổi theo vùng, thời điểm và đơn vị cung cấp. Nếu mua qua “cò”, giá sẽ bị đội lên 2–3 triệu/container. Ưu tiên tìm mua trực tiếp từ đơn vị thanh lý chính chủ để tiết kiệm chi phí.
Gợi ý:
- Nếu mở quán nhỏ – take away, container 20 feet là đủ.
- Nếu có ý định thiết kế xếp tầng hoặc không gian mở, nên chọn 40 feet và phối kết hợp nhiều chiếc lại.
- Dù chọn loại nào, cũng nên kiểm tra kỹ thông số kỹ thuật, độ kín, độ võng nóc, chất lượng vỏ và hệ thống khóa.
Tùy vào ngân sách và định hướng kinh doanh, bạn có thể chọn container 20 feet hoặc 40 feet với chất lượng phù hợp. Tuy nhiên, đừng chỉ nhìn vào giá – hãy quan tâm đến độ bền, khả năng cách nhiệt và độ kín để tránh tốn thêm chi phí cải tạo sau này. Nếu kỹ càng trong khâu chọn mua, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chiếc container “ngon – bổ – rẻ” cho hành trình khởi nghiệp của mình
Kinh nghiệm lựa chọn container cũ:
- Lựa chọn container cũ có tuổi đời nhỏ nhất có thể: Khi mua một sản phẩm cũ, điều mà chúng ta rất quan tâm đó là tuổi đời đã qua của sản phẩm, ai cũng muốn mua được một sản phẩm còn mới, chưa qua sử dụng nhiều.
Ở trên cánh cửa của container sẽ có các thông số kỹ thuật về container cũ đó, chẳng hạn như: Năm sản xuất, hãng sản xuất, trọng lượng khô, kích thước, tiêu chuẩn… Bảng thông tin đó rất dễ tìm ở cửa mỗi container.
- Vỏ bên ngoài container loại có chất lượng tốt thì phải có hai vách dọc hai bên thẳng, không bị bóp méo. Mặt trên cont không bị đọng nước, tránh bị dột tạo ra sự ăn mòn nhanh. Việc dột nóc container rất không tốt, nóc container bị dột dẫn đến hàng hóa ở phí trong bị hư hại.
Bên cạnh đó bạn cũng phải để ý nóc container cũ có bị võng xuống hay không? Nếu bị võng xuống thì sẽ bị đọng nước ở trên nóc và theo thời gian container cũ sẽ bị hư nhanh hơn.
- Khóa cánh cửa phải còn nguyên vẹn. Tại những nơi có an ninh kém, khách hàng mua container cũ làm kho thì điều này rất quan trọng.
- Vỏ container không bỉ mục nát, đối với những người có kinh nghiệm mua container cũ thì họ thích những container có màu sơn nguyên bản, vì như vậy họ dễ nhìn thấy chất lượng vỏ hơn.
- Tìm hiểu người bán cho bạn là ai, cũng như nhiều lĩnh vực như bất động sản chẳng hạn, nghành nghề này cũng nhiều đối tượng gọi là “Cò”, thông qua cò giá sẽ bị đẩy lên rất nhiều, thông thường sẽ là 2-3 triệu đồng.
Những công ty cần thanh lý sẽ liên hệ cò để nhanh chóng bán được container cũ, vì cò có rất nhiều bạn hàng. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với người bán container cũ để được giá tốt hơn và thương thảo dễ hơn.
Ngay cả chúng tôi, những người có kinh nghiệm mua container cũ nhưng cũng đã bị cò dẫn lối, làm việc thông qua cò rất chậm chạp và độ tin tưởng không cao vì họ còn phải liên hệ lại với chủ container.
Đôi khi “Cò” nói rằng container đã sẵn sàng để vận chuyển nhưng trong khi đó chủ container chưa gỡ hàng, nhưng người vận chuyển của ta đã tới. Nhiều lúc bạn sẽ phải quay xe về mà không lấy được container.
4.2. Thuê địa điểm để mở quán cafe container
Bạn không mất phí xây dựng lại nhưng bạn vẫn cần mất một khoản phí cho thuê địa điểm đặt quán. Nếu có sẵn địa điểm, bạn sẽ không mất khoản phí này.
4.3. Xử lý nhiệt độ cho quán cà phê container
Vấn đề khiến rất nhiều người cân nhắc khi muốn xây dựng một quán cafe container đó là sự nóng bức và tiếng ồn kim loại. Trường hợp này, bạn có thể sử dụng những giải pháp khả thi như sử dụng vật liệu lót tường cách âm, cách nhiệt, chống thấm như phủ sơn, phủ lớp bảo ôn, dùng mút, vách cách nhiệt, vách gỗ...
4.4. Những chi phí khác khi mở quán cafe container
Đầu tư trang thiết bị và nguyên liệu: Bàn ghế, máy xay, máy pha cà phê, dụng cụ, đồ đựng, nguyên liệu ban đầu.
Lựa chọn những bánh xem tải và kính cường lực cùng những mô hình lắp ghép nhỏ là chiếc bàn của quán bạn không những độc đáo mà còn đơn giản và rất gần gũi.
Ý tưởng độc lạ với vỏ bánh xe cho quán cafe container
Chi phí cho marketing: Tờ rơi, biển quảng cáo,….
Chi phí duy trì: Khoản phí tùy thuộc vào quy mô, loại hình, địa điểm đặt quán.
Trang bị phần mềm quản lý: Việc trang bị thêm một phần mềm quản lý là yêu cầu bắt buộc với mọi mô hình quán cafe bởi đây là công cụ giúp bạn tiết kiệm chi phí nhân công, vận hành quán hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
Đứng trên phương diện đánh giá khách quan, trong các phần mềm quản lý quán cafe trên thị trường hiện nay chỉ có Sapo FnB đáp ứng đầy đủ nhất về cả tính năng và giá cả. Bạn có thể thực hiện order tại bàn, tích hợp thanh toán nhanh, tự động tính tiền hóa đơn, quản lý kho nguyên vật liệu, quản lý nhân công chi tiết.
Hơn thế, bạn không cần đến quán thường xuyên cũng có thể nắm chắc tình hình hoạt động qua các báo cáo xem trên điện thoại di động, laptop, tablet. Những báo cáo này cung cấp cho bạn bức tranh tổng thể về doanh thu, lợi nhuận, thức uống bán chạy, lịch sử làm việc của nhân viên....Từ đó đưa ra các quyết định quản trị hơp lý, kịp thời nhất.
Nếu bạn còn khá mơ hồ về công cụ quản lý thú vị này thì hãy dùng thử tại đây nhé. Đừng bỏ lỡ cơ hội giúp hoạt động kinh doanh khởi đầu thuận lợi.
4. Một số mẹo nhỏ để lấy lòng khách với mô hình cafe container này
Nói đến mẹo, chỉ bằng những tiểu tiết rất nhỏ là bạn đã nắm trong tay sự hài lòng của khách hàng:
Thoáng mát: không thể thiếu khi mở quán cafe container nhé, chắc bạn cũng dễ dàng nhận ra điều này. Ăn uống là thư giãn và thưởng thức, vậy với một không gian nóng bức thì liệu khách hàng của bạn có thoải mái thư giãn được không?
Cửa sổ bằng kính luôn là lựa chọn tuyệt vời: con người không thích cảm giác bị gò bó, họ thích ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài (dòng người và xe cộ đi lại, một cơn mưa lạnh hay cây cối xanh và bầu trời thăm thẳm,...) thông qua những chiếc cửa kính nho nhỏ nhưng đầy tinh tế. Đây là điểm lưu ý bạn không thể bỏ qua trong thiết kế quán cafe container của mình nhé.
Bố trí ổ điện: bạn tất nhiên sẽ dễ dàng nhận ra rằng rất nhiều khách hàng của bạn lui tới quán cà phê để làm việc và thật khó khăn khi làm việc với một chiếc laptop hay smartphone sắp hết pin (đặc biệt lưu tâm nhé các bạn chủ quán cafe container - vì việc bố trí ổ điện phải được tính toán ngay từ đầu)
Menu xinh xắn: rất quan trọng với những quán cà phê lịch sự, nhã nhặn khi bạn mang đến một điểm nhấn hết sức dễ thương và được biết đến với hầu hết tất cả khách hàng lui tới quán.
Menu xinh xắn - bản vẽ cafe container hoàn hảo
Để biết được ước mơ của mình là gì đã khó, mà để thực hiện nó còn khó gấp bội lần. Thế nên, nếu bạn đang có ước mơ như tôi thì bạn hãy mạnh dạn mà theo đuổi nó. Bởi thanh xuân của con người ngắn lắm, bạn đừng cứ mơ mãi mà hãy biến nó thành hiện thực đi.
Mở quán cafe container không khó, chỉ khó ở chỗ là quyết tâm của bạn có đủ lớn để thực hiện nó hay không. Hi vọng qua những chia sẻ của tôi về kinh nghiệm mở quán cafe container sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chạm tay vào ước mơ của mình.
Không ai đánh thuế ước mơ cả, bạn hãy cứ mơ và thực hiện nó, khi đi đến đích bạn sẽ hạnh phúc với những nỗ lực mình bỏ ra. Khi đó tôi không còn gọi nó là ước mơ nữa, mà gọi nó là thành công!