Thu nhập tiền triệu mỗi ngày với mô hình quán nước ép trái cây

Mô hình quán nước ép trái cây đang được giới kinh doanh đánh giá là một trong những hướng đi thức thời và phù hợp trong ngành FnB. Vì sao mô hình quán nước ép trái cây lại trở thành mô hình tiềm năng như vậy? Cần phải chuẩn bị gì trước khi bán mặt hàng này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Sapo.vn.

1. Vì sao nên lựa chọn mô hình quán nước ép trái cây?

Không phải ngẫu nhiên nhiều người khi bước vào ngành FnB lại lựa chọn mô hình quán nước ép trái cây là điểm khởi đầu, là bởi những ưu điểm sau đây:

1.1 Đầu tư ít vốn

Với mô hình quán nước ép trái cây gần như bạn sẽ được giản lược rất nhiều chi phí phức tạp so với các sản phẩm khác. Với số vốn khởi điểm từ 15 - 20 triệu là bạn đã có thể sở hữu một quầy nước ép trái cây,

Ví dụ: Bạn chọn kinh doanh nhỏ lẻ, bạn chỉ cần bỏ một số vốn tương đối để mua những thiết bị chế biến như: Máy xay, máy ép, máy dập nắp, nguyên liệu…. là đã có thể tiến hành kinh doanh.

Những lưu ý với mô hình quán nước ép trái cây
Mô hình quán nước ép trái cây

1.2 Lợi nhuận cao

Hầu như khách hàng của mô hình quán nước ép trái cây là học sinh, sinh viên, những người làm văn phòng, dân đi làm…và điều đặc biệt nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn.

Theo khảo sát với những quán nước ép trái cây thì lợi nhuận từ mô hình quán nước ép trái cây này có thể lên đến 2 - 3 triệu/ 1 ngày. Nếu vị trí tốt và chất lượng ổn định thậm chí con số này có thể lớn hơn rất nhiều.

1.3 Kinh doanh chủ động

Kinh doanh nước ép trái cây gần như có thể chủ động về vị trí bán (trừ những người lựa chọn mô hình quán nước ép trái cây). Chủ cửa hàng có thể lựa chọn những vị trí tiềm năng hoặc những nơi có khách hàng tiềm năng để kinh doanh. 

Lựa chọn mô hình này, bạn có thể bán theo hình thức take-away, uống tại quán…phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng hiện nay.

Vì sao nên lựa chọn mô hình quán nước ép trái cây?
Mô hình quán nước ép trái cây giúp mang lại tiềm năng về lợi nhuận lớn

2. Các mô hình quán nước ép trái cây hiện nay

Tuỳ theo mục đích, đối tượng và số vốn khác nhau mà bạn có thể lựa chọn những mô hình quán nước ép trái cây khác nhau. Dưới đây là 3 mô hình kinh doanh nước ép trái cây phổ biến nhất hiện nay:

2.1. Mô hình quán nước ép trái cây 

Với mô hình này đòi hỏi chủ quán cần có kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe một cách nhất định trước khi bắt đầu kinh doanh.

Bên cạnh đó, chủ quán cần đầu tư thêm những thiết bị bảo quản máy móc, xử lý và phân loại trái cây để đảm bảo thành phẩm đến tay khách hàng luôn tươi ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lưu ý: Với mô hình kinh doanh nước ép trái cây theo mô hình này phù hợp với ai có số vốn tương đối.

2.2. Quầy nước ép trái cây

Quầy bán nước ép trái cây là mô hình quán nước ép trái cây phổ biến nhất, đặc hợp phù hợp với những ai mới khởi nghiệp hoặc lần đầu tiên lấn sang lĩnh vực kinh doanh này.

Chủ cửa hàng không cần đầu tư quá nhiều, chỉ cần 1 chiếc xe nhỏ với đầy đủ nguyên phụ liệu, bài trí bắt mắt là có thể tiến hành bán hàng ngay.

Với mô hình kinh doanh này có thể đem lại lợi nhuận bất ngờ nếu như bạn tìm được vị trí đắc địa, giá thành phù hợp và có nhiều loại đồ uống đa dạng.

Tuy nhiên, điểm cần lưu ý với mô hình quán nước ép trái cây này là cần lựa chọn những nơi không có biển cấm bán hàng để tránh bị nhắc nhở và tịch thu.

Các mô hình quán nước ép trái cây
Quầy nước ép trái cây là mô hình nhiều người lựa chọn

2.3. Kinh doanh nước ép trái cây kết hợp với nước mía, rau má

Lý do bạn có thể kết hợp bán 3 loại đồ uống này với nhau vì đều có điểm chung là rất bình dân, phổ biến và rất dễ bán. Việc thêm vào menu những loại đồ uống này sẽ giúp quán của bạn đa dạng, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn. 

Tuy nhiên, để chất lượng đồ uống được đảm bảo, bạn nên thuê thêm 1,2 người phụ giúp vì cách pha chế có chút khác nhau.

3. Những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh nước ép trái cây 

Trước khi bắt tay vào kinh doanh mô hình quán nước ép trái cây, chủ quán gần như sẽ phải bắt tay chuẩn bị rất nhiều đầu việc như: Xác định và nghiên cứu khách hàng trọng tâm, vốn, tìm địa điểm…

Nội dung công việc cụ thể như sau:

3.1. Xác định và nghiên cứu khách hàng trọng tâm

Xác định đúng khách hàng trọng tâm là một trong những việc vô cùng quan trọng. Bởi lẽ đối tượng mục tiêu là ai sẽ quyết định vốn, vị trí, các loại nước uống và liên quan đến cả vấn đề quảng cáo sau này…

Ví dụ, bạn lựa chọn đối tượng mục tiêu của mình là nhóm học sinh/ sinh viên, mô hình quán nước ép trái cây là take-away thì địa điểm kinh doanh nên gần các trường học hoặc những khu trọ của sinh viên…Giá thành khoảng 15 - 35k/ cốc để phù hợp với ví tiền của những đối tượng này

3.2. Chuẩn bị vốn

Điều cơ bản nhất về vốn mà bạn cần phải nắm rõ trước khi bắt tay vào kinh doanh nước ép trái cây đó là:

  • Vốn đầu tư ban đầu là bao nhiêu?
  • Tiền vốn duy trì là bao nhiêu
  • Tiền vốn xử lý những sự cố phát sinh là bao nhiêu?

Hãy dự tính tất cả các chi phí. Đặc biệt trong 2 - 3 tháng đầu tiên, bạn cần xác định lãi không nhiều. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian bạn cần tạo những chiến dịch để nhiều người biết đến quán mình hơn, chi nhiều chi phí quảng cáo….

3.3. Vị trí bán hàng phù hợp

Khi đã xác định được khách hàng trọng tâm và vốn, bước tiếp theo để triển khai mô hình quán nước ép trái cây chính là tìm vị trí kinh doanh phù hợp.

Thông thường, khi kinh doanh quầy nước ép trái cây bạn nên ưu tiên khảo sát tại những vị trí như: Gần các tòa nhà văn phòng, khu tổ hợp ăn uống, trường học, khu ký túc xá, nhà trọ sinh viên….

Có một lưu ý nhỏ trước khi quyết định chọn địa điểm kinh doanh, bạn hãy tham khảo hàng xóm xung quanh những thông tin như:

  • Trước đây quán đã kinh doanh gì?
  • Vì sao lại ngừng kinh doanh ở đây?
  • Quán này được xây dựng trên đất gì? (đất thổ cư, đất trồng cây, đất nằm trong quy hoạch, đất nghĩa trang,...) 

Bạn cần hiểu rõ địa điểm quán mình muốn thuê để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình buôn bán (tranh chấp đất đai, ế khách do vị trí không thuận lợi, đất dữ…)

chuẩn bị khi kinh doanh nước ép trái cây
Những địa điểm dân cư đông đúc, gần trường rất phù hợp bán nước ép trái cây

3.4. Chuẩn bị những giấy tờ pháp lý

Bạn cần hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý trước khi đưa quán nước ép trái cây của mình đi vào hoạt động. Bất cứ một mặt hàng, lĩnh vực và mô hình kinh doanh nào cũng cần có giấy phép kinh doanh và đóng thuế theo đúng pháp luật.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải xin giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ y tế. Thêm đó, nếu muốn mở rộng quy mô và tăng doanh thu, bạn cũng cần liên kết với những app bán đồ ăn, hãng review nổi tiếng như: Grab Food, BAEMIN, Shopee Food, Feedy…

3.5. Trang bị thiết bị, vật dụng

Không thể thiếu ở một quầy nước ép trái cây chính là bàn ghế, máy ép hoa quả, máy xay sinh tố, tủ lạnh, cốc (ngắn, dài), cốc nhựa mang đi, ống hút, sữa, đường…Giá trị của những món đồ này không lớn nhưng bạn cần phải sắm rất nhiều vì vậy tại bước này, bạn sẽ mất “kha khá” tiền để chuẩn bị.

Ngoài ra, để tối ưu chi phí vận hành, quy trình chuyên nghiệp hơn, nhiều quán còn cần sắm thêm phần mềm quản lý Sapo FnB giúp tăng hiệu quả dịch vụ.

Đọc thêm: Các loại máy móc, dụng cụ và nguyên liệu cần có khi mở quán kinh doanh nước ép, trà sữa

3.6. Lên menu cho quán

Ngoài những đồ uống truyền thống như nước ép cóc/ổi/dưa hấu/xoài…Bạn có thể biến tấu thêm các loại đồ uống khác để menu hấp dẫn và tăng độ cạnh tranh của mô hình quán nước ép trái cây.

Tuy nhiên, nếu để bạn tự nghĩ ra thì tỷ lệ thành công thường rất thấp và đôi khi còn gây ra những rắc rối như: dị ứng, ảnh hưởng đến đường ruột, ngộ độc…

Để an toàn, bạn hãy đăng ký tham gia các lớp học pha chế cơ bản để nắm rõ công thức kết hợp của từng loại trái cây. Điều này không chỉ giúp tăng hương vị của đồ uống mà còn đảm bảo sức khoẻ của khách hàng.

3.7. Quảng cáo/ Marketing cửa hàng

Lên ý tưởng khuyến mãi và tổ chức chương trình khai trương sẽ giúp thương hiệu quán nước ép của bạn được biết đến rộng rãi hơn. 

Những cách quảng cáo/ marketing mà bạn có thể tham khảo là: Đăng bài lên trang Facebook cá nhân, lên các hội nhóm (cư dân, nhóm kinh doanh..), tạo Website Order, sử dụng các kênh truyền thông nổi tiếng khác như Tiktok, Instagram, Google để chia sẻ địa chỉ và các đồ uống chủ đạo của quán.

3.8. Đặt tên biển hiệu

Biển hiệu kinh doanh càng bắt mắt, ấn tượng càng dễ thu hút sự chú ý của khách hàng. Về tên quán, công thức đơn giản nhất bạn có thể tham khảo là: tên riêng của mình + loại hình kinh doanh chủ đạo,.

Ví dụ: Quán nước ép trái cây Thanh Tâm. Hoặc Thanh Tâm - Chuyên nước ép trái cây..

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những tên ấn tượng như: Quán bạn mình, Quán nhà Cam...

Đặt tên biển hiệu
Đặt biển hiệu ấn tượng giúp khách hàng nhớ đến quán bạn lâu hơn

Đọc thêm: 1001 Cách đặt tên quán trà sữa, cafe, nước ép hay và độc đáo nhất

3.9. Thường xuyên trang trí quán phù hợp với các dịp lễ, tết

Một trong những cách để thu hút khách hàng đến quán nhiều hơn chính là sở hữu không gian quán đẹp, hiện đại, nhiều góc để chụp ảnh check-in. Nếu mô hình quán nước ép trái cây của bạn nhỏ, hoặc tầm trung, hãy sắp xếp quán sao cho gọn gàng, trật tự.

Không cần thiết phải bỏ ra quá nhiều chi phí để trang hoàng lại quán mỗi dịp lễ tết nhưng bạn vẫn cần có những thay đổi tinh tế như treo thêm đèn, thuê cây thông giáng sinh, mai, đào, quất,...để tăng cảm xúc của khách hàng. 

4. Những lưu ý khi kinh doanh nước ép trái cây

Mặc dù triển khai mô hình quán nước ép trái cây đơn giản hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác trong ngành FnB. Tuy nhiên, với thời buổi kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu bạn không trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng và kiến thức sẽ rất dễ dẫn đến thất bại. 

Nếu bạn đã chọn mô hình quán nước ép trái cây, hãy lưu ý những điều sau đây để kế hoạch kinh doanh của bạn suôn sẻ hơn.

  • Nên kết hợp bán hàng truyền thống với các kênh truyền thông để tăng doanh thu nhanh chóng hơn.
  • Kinh doanh nước ép trái cây phù hợp với thời tiết nắng nóng. Vì vậy hãy tận dụng thúc đẩy chiến dịch kinh doanh vào thời điểm này.
  • Đối với mùa đông, thu hãy nghiên cứu những đồ uống từ trái cây có thể uống nóng như trà đào cam sả nóng, trà cam quế nóng,…để phù hợp với thời tiết.
  • Phát triển dịch vụ giao hàng tận nơi, nâng cao quy trình đóng gói, bảo quản đồ uống để khách hàng cảm thấy hài lòng.
  • Hãy tạo điểm nhấn cho menu đồ uống của mình, điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy ấn tượng hơn so với những quán nước ép trái cây khác.
  • Tối ưu dịch vụ và chất lượng bằng cách trang bị thêm phần mềm quản lý quán cafe, nước ép, để tránh tình trạng nhầm đơn, lên đồ chậm trễ và thanh toán nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng và nhân viên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mô hình quán nước ép trái cây, những điều cần chuẩn bị cũng như những lưu ý trước khi kinh doanh nước ép trái cây. Chúc bạn kinh doanh thành công với ngành FnB.

Nếu bạn chuẩn bị kinh doanh mô hình quán nước ép trái cây và đang tham khảo phần mềm quản lý quán cafe, nước ép, bạn hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM