CPM là gì? Phân biệt 2 hình thức quảng cáo CPM và CPC

CPM được xem là một trong những hình thức quảng cáo được sử dụng nhiều nhất trong Digital Marketing. Tuy nhiên, đối với những bạn trẻ “chân ướt chân ráo” bước vào nghề, để hiểu tường tận về thuật ngữ này cũng không phải là điều dễ dàng. Vậy CPM là gì? Làm thế nào để thiết lập và tối ưu 1 chiến dịch quảng cáo CPM hiệu quả. Hãy cùng Sapo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

1. CPM là gì?

CPM là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost per 1000 impressions” có nghĩa là chi phí thanh toán cho mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên google. Trước khi khởi chạy, nhà quảng cáo sẽ đặt ra 1 giá thầu mà họ đồng ý chi trả cho mỗi 1000 lần xuất hiện của mẫu quảng cáo tại những vị trí mà khách hàng dễ dàng bắt gặp. 

CPM là gì
CPM là gì?

Khác với hình thức CPC ( nhà quảng cáo chỉ bị tính phí ứng với số lần nhấp vào quảng cáo), đối với CPM, Google sẽ cài đặt thuật toán, coi số lần hiển thị như lượt xem. Mỗi lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên màn hình của người dùng sẽ được coi là một lượt xem, 1 lần hiển thị. 

Ví dụ: Tổng số tiền cho toàn bộ chiến dịch là 1 triệu đồng; quảng cáo của bạn nhận được 20.000 lượt xem. Vậy chi phí quảng cáo CPM là: 1 triệu/ (20.000/1000) = 50.000

2. Ưu và nhược điểm của hình thức quảng cáo CPM

2.1 Ưu điểm

Hình thức CPM được nhiều nhà quảng cáo đánh giá là dễ sử dụng, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Với lợi thế về chi phí, quảng cáo CPM đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình gây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Xem thêm: Chạy quảng cáo Facebook Ads là gì? Các dạng quảng cáo Facebook cung cấp

Còn với những công ty tạo được độ phủ thương hiệu và được nhiều lượt truy cập vào website thì chi phí quảng cáo theo lượt hiển thị sẽ có phần tiết kiệm hơn so với CPC - Chi phí quảng cáo cho mỗi lần click chuột. 

CPM tạo ra lợi ích chung cho cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp vị trí quảng cáo (chủ sở hữu website, blog). Bạn càng xây dựng cho website/blog của mình được nhiều người biết đến, càng có nhiều nhà quảng cáo muốn được đặt banner trên trang web của bạn và hằng tháng nhận doanh thu thụ động từ đó. 

2.2 Nhược điểm

Đối với nhà quảng cáo, CPM có một số nhược điểm như sau: 

  • Đối với các website có lưu lượng truy cập thấp, số tiền nhà quảng cáo bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả cao
  • Trên các trang web có lưu lượng truy cập cao, cạnh tranh giữa các thương hiệu là rất lớn nên khoản tiền bạn chi cho quảng cáo CPM cũng sẽ tăng theo mà hiệu quả lại không được đảm bảo
  • Những quảng cáo CPM hiển thị không đúng đối tượng mục tiêu của thương hiệu sẽ gây lãng phí

3. Điểm khác biệt giữa quảng cáo CPM và quảng cáo CPC

Với quảng cáo CPC, số tiền mà nhà quảng cáo thanh toán cho 1 lượt nhấp sẽ không vượt quá giá thầu ban đầu. Có thể hiểu 1 cách đơn giản, giá thầu của bạn chính là CPC tối đa. Ví dụ: Nếu bạn đặt giá thầu là 5.000VNĐ, bạn sẽ không bao giờ tiêu vượt số tiền là 5.000VNĐ cho 1 lượt nhấp vào quảng cáo hay liên kết. Số tiền mà nhà quảng cáo thanh toán sẽ tỷ lệ thuật với số lượt nhấp vào quảng cáo hay liên kết. 

Khác biệt CPC và CPM
Điểm khác biệt giữa quảng cáo CPM và quảng cáo CPC

Khác với CPC, CPM là gì hình thức quảng cáo trực tuyến tính giá trên 1.000 lượt hiển thị quảng cáo. Ví dụ trong chiến dịch CPM,  bạn tốn 50.000 VNĐ để chi trả 1000 lượt hiển thị. Tuy nhiên, trong 1.000 khách hàng xem được mẫu quảng cáo đó, rất có thể bạn đã thu được 100 hay 200 lượt click. 

Cả 2 hình thức quảng cáo CPC và CPM đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục tiêu marketing cũng như tiềm lực tài chính, nhà quảng cáo sẽ lựa chọn một trong hai hình thức này để thực thi hoặc cả hai đồng thời. Ví dụ, mục tiêu marketing là gia tăng nhận biết thương hiệu và tiếp cận với khách hàng nhiều nhất có thể, hình thức quảng cáo CPM sẽ là phương án tối ưu; còn doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu chuyển đổi để mang về doanh số thì nhà quảng cáo nên lựa chọn cả 2 hình thức này. 

4. 1 số lưu ý để quảng cáo CPM mang lại hiệu quả vượt trội

4.1 Xác định rõ nhu cầu marketing

Để lựa chọn 1 chiến dịch quảng cáo nói chung hay quảng cáo CPM nói riêng, trước tiên việc xác định nhu cầu marketing và truyền thông là 1 bước vô cùng quan trọng. Cho dù bạn có là cá nhân đang nghiên cứu cho công việc bán hàng online hay đang thực thi marketing trong doanh nghiệp đi chăng nữa. 

Xác định nhu cầu
Xác định rõ nhu cầu marketing

4.2 Triển khai trên những nền tảng quảng cáo mới 

Bên cạnh đó, mọi người thường mặc định quảng cáo CPM sẽ được triển khai duy nhất trên nền tảng Google Adwords. Tuy nhiên, miếng bánh này bị nhiều đối thủ nhăm nhe làm cho giá quảng cáo bị đẩy lên 1 cách chóng mặt, người làm marketing cần triển khai chiến dịch của mình trên các tảng mới. Do đó, chúng ta được tiếp cận và nghe nhiều hơn đến các thuật ngữ như Google Display hay Adnetwork. Không có lựa chọn nào tốt nhất hay tệ nhất, sự đánh giá cần dựa trên góc nhìn của nhà quảng cáo về sự phù hợp với từng giai đoạn của sản phẩm và lộ trình phát triển của thương hiệu. Hãy nghiên cứu, tìm hiểu thật chuyên sâu các nền quảng cáo này để tìm ra những tính chất khác biệt, từ đó mới có thể tận dụng chúng 1 cách hiệu quả và tối ưu nhất. 

Triển khai nền tảng mới
Triển khai những nền tảng quảng cáo mới 

4.3 Phối hợp với các công cụ marketing khác

Nhiều “lính mới” khi mới bước chân vào ngành thường thần thánh hóa các chiến dịch quảng cáo, nhầm tưởng rằng cứ đổ tiền chạy quảng cáo sẽ đem lại hiệu quả tối ưu, tức thì. Nhưng họ đâu biết rằng, 1 chiến dịch marketing hiệu quả không chỉ đến từ sự thành công của 1 kênh digital marketing, nó còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các công cụ marketing khác: Quảng cáo, bán hàng cá nhân hay khuyến mại,... 

Xem thêm: Digital marketing là gì? Trọn bộ kiến thức về Digital marketing

1 lời khuyên dành cho các newbie là hãy chủ động học hỏi từ những người đã có chuyên môn tốt trong mảng Marketing nói chung và quảng cáo CPM nói riêng hoặc tìm đến những công ty tư vấn chiến lược Marketing để bạn có thêm những lời khuyên hữu ích nhất cho doanh nghiệp của mình.

Hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn giải đáp được một số thắc mắc khi mới làm quen với dạng quảng cáo CPM và cách để ứng dụng chúng cho doanh nghiệp hoặc công việc kinh doanh của mình. Tùy vào tính chất và hiện trạng của doanh nghiệp mà bạn nên cân nhắc việc sử dụng CPM hay CPC sao cho phù hợp mà lại không quá tốn kém. 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM