CPS là gì? Tìm hiểu CPS để thanh toán quảng cáo hiệu quả và bền vững

CPM, CPC và CPS là những hình thức thanh toán quảng cáo được những người làm marketing sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu trong các bài viết trước, khách hàng của Sapo đã được tìm hiểu về 2 hình thức là CPC và CPC và thật là thiếu sót nếu chúng ta không ta không cùng nhau tìm hiểu nốt về thuật ngữ CPS đúng không nào. CPS là gì? CPS ứng dụng trong chiến dịch Affiliate Marketing như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin kỹ càng trong bài viết dưới đây!

CPS là gì?

CPS là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Cost Per Sale, được định nghĩ là chi phí tính trên một lượt mua hàng. Nói 1 cách dễ hiểu hơn, khi thiết lập chiến dịch CPS, nhà bán hàng chỉ phải thanh toán sau khi sự quan tâm của khách hàng được chuyển đổi thành 1 đơn hàng. Quá trình được khách hàng thực hiện từ click vào quảng cáo, điền form thông tin, nhận hàng và thanh toán. Chuỗi hành vi này kết thúc khi nhà bán hàng đã nhận được tiền COD hoặc chuyển khoản. 

CPS là gì
CPS là gì?

Khác với CPC, CPM, chi phí CPS thường có giá rất cao vì tính chất của hình thức này là nhà bán hàng chỉ phải thanh toán cho nhà quảng cáo khi có người đặt mua và thanh toán.  Tuy nhiên, đây sẽ là 1 hình thức “đáng đồng tiền” nếu mục tiêu của doanh nghiệp tập trung vào gia tăng doanh số. 

Xem thêm: CPM là gì? Phân biệt 2 hình thức quảng cáo CPM và CPC

Ưu và nhược điểm của CPS

Hiện nay, CPS được coi là hình thức tối ưu nhất đối với một chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, nó cũng chứa những ưu nhược điểm nhất định, hãy cùng tìm hiểu nhé: 

  • Ưu điểm: Nhiều nhà bán hàng đánh giá đây là hình thức thanh toán mang tới lợi nhuận cao và có độ rủi ro thấp khi chỉ phải thanh toán chi phí quảng cáo khi phát sinh 1 đơn hàng thành công.
  • Nhược điểm: CPS cần một hệ thống đo lường chính xác, nếu không đáp ứng được nhu cầu này, nhà bán hàng sẽ không tránh khỏi những sai sót trong việc tính toán và trả phí cho các nhà quảng cáo.

Khi nào nên sử dụng quảng cáo CPS?

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách dành cho marketing thường bị “eo hẹp”. Vì vậy, sử dụng hình thức CPS sẽ phù hợp với nhà bán hàng có 1 khoản chi phí quảng cáo bị hạn chế nhưng mong muốn đo lường và tận dụng số tiền đó để mang lại hiệu quả tức thì.

Sử dụng CPS, nhà bán hàng hoàn toàn có thể đo lường doanh thu mang về khi đối chiếu với mức kinh phí đã bỏ ra. Từ đây, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về toàn bộ chiến dịch marketing để đưa ra những điều chỉnh tức thời, hiệu quả hơn. 

Khi nào nên sử dụng CPS
Khi nào nên sử dụng quảng cáo CPS?

CPS ứng dụng trong Affiliate Marketing như thế nào?

Trong affiliate marketing, chiến dịch CPS sẽ được tính hoa hồng khi bạn có một giao dịch đơn hàng được thực hiện thành công. Hiểu 1 cách đơn giản, khi bạn chia sẻ link affiliate của mình cho khách hàng, họ click vào link đó và phát sinh đơn hàng thì bạn sẽ được tính hoa hồng trên đơn hàng đó. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của các nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. 

Xem thêm: Affiliate marketing là gì? Những sai lầm tai hại khi sử dụng Affiliate và cách khắc phục

Quảng cáo CPS được nhà bán hàng sử dụng nhiều trong các chiến dịch tiếp thị liên kết Affiliate Marketing, vì hình thức này sẽ mang đến doanh số thực, chọn lọc nguồn khách hàng tiềm năng và xây dựng bộ dữ liệu cho những lần quảng cáo sau này.

CPS ứng dụng trong Affiliate Marketing như thế nào?

1 điều bắt buộc để nhận được hoa hồng từ CPS là khách hàng phải phát sinh các đơn hàng thành công. Với mong muốn triển khai 1 chiến dịch affiliate marketing CPS để quảng bá cũng như tiếp thị liên kết đến đúng khách hàng mục tiêu, Sapo sẽ mách nhỏ cho bạn 1 số gợi ý như sau: 

Lựa chọn sản phẩm thích hợp để làm tiếp thị liên kết

Hiểu rõ về sản phẩm chính là điều kiện tiên quyết để tạo nên 1 chiến dịch quảng bá tiếp thị liên kết thành công. Kể cả khi bạn chỉ muốn chia sẻ sản phẩm trên trang cá nhân thì việc này cũng vô cùng cần thiết. Bạn hãy lựa chọn những sản phẩm mà mình yêu thích và phải thực sự am hiểu về sản phẩm đó và đừng bỏ qua yếu tố về chất lượng nhé!

Quảng cáo tiếp thị liên kết đến đúng đối tượng

Bạn không thể chia sẻ tiếp thị liên kết dược phẩm trong hội review đồ ăn được. Đây được xem là một chiến lược affiliate marketing không hiệu quả khi quảng cáo liên kết không hướng đến khách hàng mục tiêu. 

Sử dụng công cụ quảng cáo để gia tăng lợi nhuận

Hiện nay có khá nhiều lựa chọn kênh marketing online có thể giúp bạn tiếp cận đến đúng khách hàng. Trong đó, google ads và facebook ads là hai hình thức chạy quảng cáo phổ biến nhất. Tuy nhiên, tất cả các hình thức quảng cáo này đều cần trả phí, do đó bạn phải có chiến lược phù hợp để có thể tận dụng tối đa chức năng trả phí.

Quảng cáo tiếp thị
Sử dụng công cụ quảng cáo để gia tăng lợi nhuận

Đẩy SEO cho website

SEO là công cụ tuyệt vời có thể tăng lượng traffic cho website, giúp bạn tối ưu hóa website để thân thiện với người dùng nhất, tăng từ khóa tìm kiếm. Về lâu về dài cách này sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời khi kiếm tiền CPS.

Phân biệt quảng cáo CPS với CPA và CPO

Khi triển khai các chiến dịch quảng cáo, CPS thường bị nhầm lẫn với 2 hình thức khác là CPA và CPO. Sau khi tìm hiểu CPS là gì, hãy cùng Sapo tìm ra những điểm khác nhau giữa 3 hình thức quảng cáo này nhé:

CPA được hiểu là chi phí trả cho một hành động bất kì của khách hàng trên website của doanh nghiệp. Ví dụ như 1 lượt để lại thông tin tại form hay 1 lượt đăng ký sử dụng thử sản phẩm. Còn CPS không chỉ dừng lại ở lượt đặt hàng đơn thuần mà đơn hàng này đã được thanh toán cho nhà bán hàng. 

CPO (Cost Per Order) thì lại khác, đây cũng là thanh toán chi phí quảng cáo cho 1 lần đặt hàng. Điểm khác biệt so với CPS là ở chỗ, CPO không bắt buộc người dùng thanh toán. Người dùng đặt hàng thành công, nhưng quyết định nhận hàng hay không là do họ. Chính vì vậy mà tỷ lệ giao hàng và thanh toán thành công của hình thức này không cao.

CPS được đánh giá là hình thức thanh toán hiệu quả và bền vững trong marketing nói chung và tiếp thị liên kết affiliate marketing nói riêng. Hy vọng, những chia sẻ bên trên có thể gợi ý thêm cho bạn về 1 hình thức thanh toán quảng cáo giúp tối ưu hiệu quả kinh doanh. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo trên Sapo. 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM